Bí mật về “ngôi nhà ma” số 300 Kim Mã (1)

(Kiến Thức) - Không phải ai cũng biết và lý giải một cách khoa học về những chuyện liêu trai quanh “ngôi nhà ma” số 300 Kim Mã (Hà Nội).

Bí mật về “ngôi nhà ma” số 300 Kim Mã (1)
Chuyện không kể lúc... nửa đêm
Từ lâu, ngôi nhà số 300 Kim Mã với những cánh cổng sắt đóng im ỉm, han gỉ; những bức tường xi măng xám ngoét, thâm u thực sự là một dấu lặng ngay giữa ngã ba Kim Mã - Vạn Bảo tấp nập người xe qua lại. Cũng chính từ đây, những câu chuyện nửa hư nửa thực, nhuốm đẫm màu sắc của sự huyền bí được người ta truyền tai nhau, đẩy cái tên "nhà 300 Kim Mã" lan khắp Hà Nội, khiến nhiều người không khỏi tò mò khi qua đây.
Rất nhiều "tích" liên quan đến ngôi nhà này được lan truyền. Có người quả quyết đã nghe thấy tiếng trẻ con khóc vọng ra từ trong ngôi nhà lúc nửa đêm. Hay có ông bảo vệ nọ ngủ lại ngôi nhà nhưng ban đêm cứ thấy giường dựng đứng... Mới đây nhất, năm 2009, câu chuyện giết người xảy ra ngay gần cổng tòa nhà đã khiến cho nhiều người tin rằng, ngôi nhà đó thật sự "có vấn đề". Sự đồn thổi về ngôi nhà càng được đẩy lên, đặc biệt là trên các diễn đàn mạng.
Thế nhưng, thực hư của những câu chuyện ấy như thế nào, chẳng có kiểm chứng ngoài những lời được nghe kể lại. Lẽ đương nhiên, cũng chẳng ai dám chắc rằng những lời đồn thổi ấy không bị "tam sao thất bản". Vậy nên, ngôi nhà càng thu hút sự tò mò của những người hiếu kỳ.
Với mong muốn giúp độc giả hiểu rõ hơn về ngôi nhà này, phóng viên đã đi tìm hiểu về gốc tích của nó và khám phá ra những bí mật mà không phải ai cũng biết.
Nha ma 300 Kim Ma: Bi mat cua ngoi nha ma Kim Ma o Ha Noi
“Ngôi nhà ma” số 300 Kim Mã (Hà Nội). 
Miếu Ông và chuyện phá mái che cứu trai đinh
Ông Nguyễn Đắc Liên hiện là hội trưởng Thập tam trại (13 trại), trong đó có Vạn Phúc. Ông được biết đến là một trong những pho sử sống ở Vạn Phúc. Thế nên, gốc tích của khu nhà 300 Kim Mã thuộc đất làng Vạn Phúc trước đây, ông rất rành rẽ.
Theo ông Liên, các cụ kể lại rằng, xưa kia, Đức thánh Linh Lang đã thu nạp 121 người theo để đánh quân Tống. Khi nghĩa quân về qua Vạn Phúc, một trong số 121 người ấy đã "hóa" ở đất này. Dân làng bèn lập miếu thờ trên dãy núi Bò (chính là khu nhà số 300 Kim Mã hiện nay). Hằng năm, các giáp (xóm) được phân công lo việc cúng lễ ở miếu. Thế nhưng, trải qua những thăng trầm lịch sử, việc cúng tế này đã không còn đều đặn như trước.
Ngôi miếu Ông để trần, không có mái che. Thế nên, vào ngày mưa gió mà làm lễ thì ướt hết đồ. Các cụ bèn họp bàn, quyết định xây mái che cho miếu, dù theo phong tục, những người chết ngoài trời thì phải để miếu trần. Tuy nhiên, khi xây xong, nhiều chuyện không may xảy ra: Trai đinh trong làng chết "bất đắc kỳ tử", kể cả trâu bò cũng lăn ra chết. Dân làng sợ đành phải phá mái che. Từ đó, làng Vạn Phúc lại bình an vô sự.
Cũng theo ông Liên thì "ngôi miếu thiêng lắm!". Cái sự thiêng của miếu vẫn được những người làng Vạn Phúc truyền tai nhau. Một dạo, hướng miếu trông sang phía Nam là làng Giảng Võ thì ở đó, nạn cướp bóc diễn ra rất nhiều. Sau, các cụ đổi hướng miếu sang phía Tây, quay về xóm Trên (Vạn Phúc Thượng) thì những người phụ nữ ở đó bị lông quặm. Sau cùng, đổi hướng miếu về phía Đông thì không bị gì. Ông Liên ra chiều tiếc nuối: "Thời Pháp thuộc, tôi có nghe nói người ta đã viết về lịch sử ngôi miếu nhưng tiếc là đến bây giờ vẫn chưa tìm lại được tài liệu đó".
Ông Nguyễn Văn Cửu, người gốc làng Vạn Phúc bổ sung vào câu chuyện: Dãy núi Bò chạy dọc từ ngõ 290 Kim Mã đến công viên Thủ Lệ hiện nay. Trên núi này có 13 cây muỗm cổ thụ, trong đó có một cây ở trước miếu Ông. Nhà ông Cửu có hai sào ruộng ở ngay sau miếu nên vị trí của miếu được ông nắm chắc như lòng bàn tay.
Ông Cửu kể, những năm giặc Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, có một đơn vị bộ đội đóng quân ở gần khu miếu. Mùa muỗm chín, người ta vẫn trèo lên cây hái quả bán lấy tiền mua vật dụng phòng cháy chữa cháy chứ không ai đút túi tư lợi. Một lần, chính mắt ông Cửu nhìn thấy cảnh hai ông Nguyễn Đắc Liên (tức cụ Cả Liên) và Trịnh Xuân Mão trèo lên cây muỗm trước cửa miếu để thu hoạch. Cây muỗm xanh tốt là thế nhưng bỗng dưng, một cành cây có đường kính chừng 30cm bị gãy làm hai ông rơi xuống, ngã gãy xương. Điều đáng nói là vết gãy trông rất ngọt như có ai tiện. Người ta rỉ tai nhau đó là do Ông phạt vì đã phạm thượng, trèo lên cây trước miếu. Sau này, khu vực núi Bò bị san lấp để làm khu ngoại giao đoàn. Ngôi miếu Ông cũng bị phá. Hiện giờ, ông Cửu xác nhận nó thuộc vào khu đất số nhà 300 Kim Mã.

Tuy nhiên, địa phận đất nhà 300 Kim Mã không chỉ gắn với câu chuyện về miếu Ông linh thiêng mà còn là nghĩa trang rất đặc biệt.

Nha ma 300 Kim Ma: Bi mat cua ngoi nha ma Kim Ma o Ha Noi-Hinh-2
Theo ông Nguyễn Đắc Liên, ngôi nhà 300 Kim Mã nằm trên đất khu miếu Ông và nghĩa trang trẻ em.  
Nghĩa trang trẻ con
Ông Nguyễn Đắc Liên cung cấp thêm thông tin mà "không phải ai ở làng cũng nhớ". Theo đó, trước đây, ông Phúc Long mua đất ở cổng làng Vạn Phúc (đoạn đường Giang Văn Minh bây giờ). Khu đất ấy vốn là nghĩa trang trẻ con. Ông Phúc Long đã xin chuyển toàn bộ hài cốt ở đó về gần chỗ miếu Ông, vì quanh đó là khu đất trống và đã có một số mộ phần người Vạn Phúc được đặt tại đây.
Sau này, khu nghĩa trang ở quanh miếu Ông được chuyển lên trên Yên Kỳ (Bất Bạt, Hà Tây cũ) để xây dựng ngoại giao đoàn, trong đó có phần mộ của ông ngoại, ông bà nội ông Liên. "Có thể, khi di chuyển mộ thì có những bộ hài cốt của trẻ em đã không còn do dấu tích thời gian. Thế nên, những vong hồn vẫn vương vất ở đó chăng?", ông Liên tỏ ý nghi ngại.
Đến nay, những câu chuyện ly kỳ liên quan đến số nhà 300 Kim Mã vẫn còn là một điều bí ẩn. Thế nhưng, với những người làng Vạn Phúc thì ngôi nhà ấy tọa lạc trên phần đất miếu Ông và khu nghĩa trang là có thật.
(Còn nữa...)
"Tôi có nghe những lời đồn thổi về số nhà 300 Kim Mã. Thế nhưng, đất tốt hay xấu chính là ở người sống trên đất ấy. Nếu tâm địa xấu xa thì sẽ chỉ thấy điều xấu mà thôi. Thực tế, chẳng có ma quỷ, thần thánh nào trừng phạt con người cả. Cứ bảo là vào ngủ ở đó bị dựng giường thì phải xem địa chất của vùng đó, phải đào lên để tìm các mạch khí xem có khí xấu như Metan chẳng hạn, đằng này không chịu xem xét cho thấu đáo đã đồn thổi loạn lên".
GS Trần Lâm Biền

Lời đồn “ngôi nhà ma” giữa lòng Hà Nội

Lời đồn “ngôi nhà ma” giữa lòng Hà Nội
Ngay tại thủ đô, những chuyện đồn đoán về một thế giới bên kia, những không gian hư ảo, nhập thế vẫn ngự trị đâu đây.

Thế giới đang ở vào thế kỷ của sự văn minh. Thế nhưng, chính khoa học cũng chưa thể lý giải những hiện tượng kỳ bí mang tính tâm linh. Ngay tại thủ đô, những chuyện đồn đoán về một thế giới bên kia, những không gian hư ảo, nhập thế vẫn ngự trị đâu đây. Và nhiều người đã tìm đến, thậm chí là thử lý giải chúng theo cách riêng của mình để thỏa mãn trí tò mò...

Kỳ 1: Bí ẩn quanh “kiến trúc lạ"

Trước những thông tin đồn đoán không thể không chú ý, mà hơn thế lại xuất hiện ngay tại thủ đô, nhóm PV đã quyết tâm tìm ra một sự thật đang làm rúng động thế giới mạng, thậm chí là cả những diễn đàn được lập ra để luận bàn về: Lời đồn ma ám từ “kiến trúc lạ”!
Ngôi nhà 300 Kim Mã chụp qua vệ tinh.
Ngôi nhà 300 Kim Mã chụp qua vệ tinh.
Hơn 380.000 kết quả được tìm thấy từ từ khóa “Ngôi nhà ma số 300 Kim Mã” chỉ trong khoảng 30 giây tìm kiếm. Đó là minh chứng phần nào cho thấy độ “nóng” của lời đồn. Ngôi nhà khá bề thế, xây theo kiến trúc Đông Âu, nhưng không hiểu sao lại bị bỏ hoang một thời gian khá dài (?). Ba khung cửa sắt hướng về phía đường Kim Mã đã gỉ sét và luôn khóa trái xộc xệch, khiến nơi đây càng thêm bí ẩn.

Một nickname tên hoangtrieuhai còn vạch rõ vị trí ngôi nhà “ma ám” trên ảnh vệ tinh kèm theo lời bình luận “Nhà cực xấu về mặt phong thủy”. Thành viên Thiên Sử tiếp lời “Ngay mặt tiền là một cái hiên và cái cột đỡ đâm thẳng vào trong, giống như chiếc quan tài. Cách thiết kế hoàn toàn bế khí, lại do xung sát khí từ mái hiên che phía trước đâm vào. Bởi vậy, con đường càng tấp nập thì khí càng tụ và càng tạo ra âm khí vượng dần theo thời gian”.

Theo một số người dân sống gần khu vực, nơi đây vốn là bệnh viện, nhưng do quá nhiều bệnh nhân mất mạng khi đến đây, nên bệnh viện bị dẹp bỏ, khu đất để hoang. Một số cụ già sống trên đường Đội Cấn cho hay, nơi đây vốn là bãi tha ma, nhưng khi xây xong, chủ nhà không thờ cúng nên bị các oan hồn quấy nhiễu, xua đuổi?

“Giờ thì đỡ hơn, chứ dạo trước chúng tôi tập thể dục buổi sớm qua đây, những đốm sáng như ma trơi khiến ai cũng bạt vía, nên từ đó chúng tôi cũng chẳng dám bén mảng đến lúc tối nữa” - cụ Thịnh, chủ hàng nước trên phố Đội Cấn- tiết lộ. Thấy chúng tôi có vẻ nghi ngờ, cụ tiếp lời: “Không tin, các cậu cứ đi hỏi người quanh khu vực đó mà xem. Có phải là có nguời từng chết trước cổng ngôi nhà rồi không? Mà không phải chết ngày đâu, nửa đêm bị “vật” chết, sáng ra mới thấy xác. Không ma thì ai làm?”.
Chính diện ngôi nhà.
Chính diện ngôi nhà.
Nghe cụ nói vậy, chúng tôi bất giác thấy gió thổi lạnh tóc gáy, nhưng cố trấn tĩnh dạo quanh khu nhà. Men theo hàng rào, ló mắt tìm kiếm một âm thanh gì phát ra từ phía sau cánh cửa đóng hờ của ngôi nhà. Rồi “xỏ..ẻng,... bịch...”. Cô bạn giật bước ngã nhào bật khỏi hàng rào. Chúng tôi thấy bủn rủn chân tay. Lúc đó đã là 9h tối, cô bạn giục giã ra về, nhưng tôi cố níu lại để đón đợi và gắng lý giải điều gì đó. Vòng qua khu Vạn Bảo, chúng tôi trở ra phía cổng bên, gần nơi bà hàng nước vẫn ngồi.

Hẳn bạn đọc còn nhớ vụ cắt cổ trên xe Lexus? Hồi tháng 2/2009, một vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra, hậu quả làm một người đàn ông chết gục trong chiếc xe Lexus trong tình trạng động mạch cổ bị cắt, người đàn ông đó được xác định tên là Chính, chủ nhân của chiếc xe.

Song điều lạ lùng, theo cơ quan điều tra, anh Chính bị sát hại trên đường Đội Cấn, nhưng sáng ra, chiếc xe và nạn nhân lại nằm chênh vênh trên vỉa hè, sát cổng tòa nhà... Nhiều người bán tin bán nghi đặt câu hỏi: Liệu có phải hồn ma nọ trong căn nhà đã đưa chiếc xe về đây?
Bao ám ảnh bỗng vây kín trong đầu, nặng nề... Chúng tôi cố níu lại vị trí nơi án mạng xảy ra, phía bên trong tòa nhà, ánh sáng cứ lập lờ, leo lét như ma trơi...!

Nhà khoa học lý giải chuyện bị “người âm hành“

Nhà khoa học lý giải chuyện bị “người âm hành“
Cuộc trò chuyện của tôi cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải bị cơn mưa đầu hè làm cho gián đoạn khi đưa ra những thông tin về ngôi nhà “ma ám” ở ngõ Thuận Thành, Bạch Mai, trường hợp nhà bà Hòa ở ngõ Chùa Láng hay trường hợp của anh Tuấn, chị Liên ở 52 đường Lê Quang Đạo, Cầu Giấy...

5 nữ tướng vĩ đại nhất lịch sử nhân loại

(Kiến Thức) - Ahhotep I, Tomoe Gozen, Jeanne d’Arc… không chỉ sở hữu nhan sắc trời ban mà còn là những nữ tướng vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.

5 nữ tướng vĩ đại nhất lịch sử nhân loại
Ahhotep I (1560-1530 trước Công nguyên) là một nữ hoàng Ai Cập và là nữ tướng tài ba nổi tiếng trong sử sách. Bà được coi là người đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập triều đại Ai Cập thứ 8. Ahhotep từng cùng với chồng là Pharaoh Seqenenre Tao cai trị đất nước. Bà được coi là nữ hoàng chiến tranh khi lãnh đạo quân đội chống lại người Hykso.
Ahhotep I (1560-1530 trước Công nguyên) là một nữ hoàng Ai Cập và là nữ tướng tài ba nổi tiếng trong sử sách. Bà được coi là người đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập triều đại Ai Cập thứ 8. Ahhotep từng cùng với chồng là Pharaoh Seqenenre Tao cai trị đất nước. Bà được coi là nữ hoàng chiến tranh khi lãnh đạo quân đội chống lại người Hykso.
Sau khi qua đời, bà được trao tặng Huân chương Valor và được chôn cất cùng những vũ khí tượng trưng và 3 cờ danh dự thường tặng thưởng cho những tướng quân có chiến tích quân sự đặc biệt. Người đời còn xây dựng một đài tưởng niệm để tưởng nhớ đến công ơn bà.
 Sau khi qua đời, bà được trao tặng Huân chương Valor và được chôn cất cùng những vũ khí tượng trưng và 3 cờ danh dự thường tặng thưởng cho những tướng quân có chiến tích quân sự đặc biệt. Người đời còn xây dựng một đài tưởng niệm để tưởng nhớ đến công ơn bà.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới