Bí mật trong biệt thự cổ nhất Hà Nội

Bí mật trong biệt thự cổ nhất Hà Nội

(Kiến Thức) - Căn biệt thự hơn 100 tuổi ở đường Tăng Bạt Hổ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang là nơi sinh sống của 13 hộ dân nhưng thiếu thốn đủ đường.

Giữa những tòa nhà cao tầng hiện đại trên phố Tăng Bạt Hổ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn còn đó một căn biệt thự mà theo những người dân sinh sống ở đây nó đã có niên đại tới hơn 100 năm.
Giữa những tòa nhà cao tầng hiện đại trên phố Tăng Bạt Hổ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn còn đó một căn biệt thự mà theo những người dân sinh sống ở đây nó đã có niên đại tới hơn 100 năm.
Nhìn từ bên ngoài, người ta dễ dàng nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của căn biệt thự 2 tầng kiểu Pháp này. Giữa Thủ đô hoa lệ nhưng 13 hộ dân ở đây luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ đường từ thiếu nước đến thiếu nhà vệ sinh...
Nhìn từ bên ngoài, người ta dễ dàng nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của căn biệt thự 2 tầng kiểu Pháp này. Giữa Thủ đô hoa lệ nhưng 13 hộ dân ở đây luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ đường từ thiếu nước đến thiếu nhà vệ sinh...
Nhiều bức tường đã bị bong tróc, một số nơi gạch trơ ra ngoài...
Nhiều bức tường đã bị bong tróc, một số nơi gạch trơ ra ngoài...
... Có nơi lại mốc rêu.
... Có nơi lại mốc rêu.
Mái ngói cũng bị vỡ khiến nước thường xuyên ngấm vào nhà.
Mái ngói cũng bị vỡ khiến nước thường xuyên ngấm vào nhà.
Nhiều cánh cửa của biệt thự đã mục nát được thay thế bằng các tấm gỗ. Một số cửa sổ khác thậm chí không còn cánh cửa.
Nhiều cánh cửa của biệt thự đã mục nát được thay thế bằng các tấm gỗ. Một số cửa sổ khác thậm chí không còn cánh cửa.
Theo những người dân sống ở đây, mặc dù biệt thự xuống cấp nhưng họ không dám sữa chữa bởi đây là căn biệt thự có giá trị lịch sử, đã có quy định nghiêm cấm việc cải tạo, phá dỡ.
Theo những người dân sống ở đây, mặc dù biệt thự xuống cấp nhưng họ không dám sữa chữa bởi đây là căn biệt thự có giá trị lịch sử, đã có quy định nghiêm cấm việc cải tạo, phá dỡ.
Trước đây, căn biệt thự được chia phòng rõ ràng nhưng nay mỗi phòng lại được chia làm 2-3 phòng nhỏ để ở. Các phòng được ngăn cách với nhau bằng những bức tường mỏng, còn cửa phòng thì được tạo bởi vài tấm gỗ hoặc thanh nứa thô sơ.
Trước đây, căn biệt thự được chia phòng rõ ràng nhưng nay mỗi phòng lại được chia làm 2-3 phòng nhỏ để ở. Các phòng được ngăn cách với nhau bằng những bức tường mỏng, còn cửa phòng thì được tạo bởi vài tấm gỗ hoặc thanh nứa thô sơ.
Trong 13 hộ dân thì có 6 hộ sống ở tầng 1, 6 hộ khác sống ở tầng 2, còn 1 hộ sống dưới gầm cầu thang. Cầu thang nối 2 tầng hiện cũng rất ọp ẹp, được che chắn bằng các tấm bạt.
Trong 13 hộ dân thì có 6 hộ sống ở tầng 1, 6 hộ khác sống ở tầng 2, còn 1 hộ sống dưới gầm cầu thang. Cầu thang nối 2 tầng hiện cũng rất ọp ẹp, được che chắn bằng các tấm bạt.
Với diện tích chỉ 20 m2 một phòng, mỗi gia đình chỉ đủ kê một chiếc giường và một tủ quần áo. Mọi không gian trống khác ở trong nhà như cửa sổ, khoảng không giữa cầu thang, hành lang... đều được tận dụng để phơi quần áo và để đồ.
Với diện tích chỉ 20 m2 một phòng, mỗi gia đình chỉ đủ kê một chiếc giường và một tủ quần áo. Mọi không gian trống khác ở trong nhà như cửa sổ, khoảng không giữa cầu thang, hành lang... đều được tận dụng để phơi quần áo và để đồ.
Vì quá chật chội, nhiều hộ gia đình phải tận dụng không gian bên ngoài làm nơi rửa, giặt giũ. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn chưa dẫn được nước về.
Vì quá chật chội, nhiều hộ gia đình phải tận dụng không gian bên ngoài làm nơi rửa, giặt giũ. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn chưa dẫn được nước về.
Không có nhà vệ sinh, nhiều hộ phải làm nhà vệ sinh bên ngoài. Nhiều hộ khác phải dùng nhà vệ sinh chung cách đó 100 m.
Không có nhà vệ sinh, nhiều hộ phải làm nhà vệ sinh bên ngoài. Nhiều hộ khác phải dùng nhà vệ sinh chung cách đó 100 m.
Bảo vệ tòa biệt thự cho hay, người dân ở đây sống khổ sở lắm, nhiều hộ gia đình đã ở đây mấy thế hệ. Nếu rời khỏi đây họ cũng không biết đi đâu nên vẫn phải chấp nhận cảnh chật chội và bất cập trong sinh hoạt hàng ngày như thế.
Bảo vệ tòa biệt thự cho hay, người dân ở đây sống khổ sở lắm, nhiều hộ gia đình đã ở đây mấy thế hệ. Nếu rời khỏi đây họ cũng không biết đi đâu nên vẫn phải chấp nhận cảnh chật chội và bất cập trong sinh hoạt hàng ngày như thế.

GALLERY MỚI NHẤT