Bí mật phong thủy của cung điện quan trọng nhất triều Nguyễn

Bí mật phong thủy của cung điện quan trọng nhất triều Nguyễn

(Kiến Thức) - Từng chi tiết kiến trúc của điện Thái Hòa, theo thuật phong thủy, đều ẩn giấu ước muốn vương triều sẽ tồn tại muôn đời cùng trời đất, vạn vật...

Nằm ở khu vực Đại Nội của Hoàng Thành Huế,  điện Thái Hòa là nơi đặt ngai vàng của nhà Nguyễn, đồng thời là chứng tích ghi dấu sự đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Được coi là trung tâm đất nước, cung điện này mang những ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt.
Nằm ở khu vực Đại Nội của Hoàng Thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đặt ngai vàng của nhà Nguyễn, đồng thời là chứng tích ghi dấu sự đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Được coi là trung tâm đất nước, cung điện này mang những ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt.
Theo đó, tên điện Thái Hòa bắt nguồn từ Quẻ Thuần Càn trong Kinh Dịch. Quẻ này tượng trưng cho Thiên Đạo và cũng ám chỉ nhà vua. Quẻ Càn này có 4 đặc điểm là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh mang ý nghĩa cát tường.
Theo đó, tên điện Thái Hòa bắt nguồn từ Quẻ Thuần Càn trong Kinh Dịch. Quẻ này tượng trưng cho Thiên Đạo và cũng ám chỉ nhà vua. Quẻ Càn này có 4 đặc điểm là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh mang ý nghĩa cát tường.
Cụ thể: “Nguyên” là nguyên thủy, căn do, gốc gác. “Hanh” là biến hoá, trường thịnh, hanh thông. “Lợi” là thoải mái, ích lợi. “Trinh” là thành đạt, bền vững, vĩnh cửu. Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh cũng ứng vào bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và tiết tấu biến dịch Sinh, Trưởng, Liễm, Tàng.
Cụ thể: “Nguyên” là nguyên thủy, căn do, gốc gác. “Hanh” là biến hoá, trường thịnh, hanh thông. “Lợi” là thoải mái, ích lợi. “Trinh” là thành đạt, bền vững, vĩnh cửu. Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh cũng ứng vào bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và tiết tấu biến dịch Sinh, Trưởng, Liễm, Tàng.
Bốn chữ này mô tả bốn giai đoạn tuần hoàn của Thiên Đạo thể hiện trong vạn vật, cũng chính là quy tắc mà đế vương phải biết để điều chỉnh sự cai trị của mình cho phù hợp từ lúc lên ngôi cho đến lúc băng hà.
Bốn chữ này mô tả bốn giai đoạn tuần hoàn của Thiên Đạo thể hiện trong vạn vật, cũng chính là quy tắc mà đế vương phải biết để điều chỉnh sự cai trị của mình cho phù hợp từ lúc lên ngôi cho đến lúc băng hà.
Cách thức trang trí trong kiến trúc điện Thái Hòa làm đậm thêm hàm ý của bốn chữ Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Đó là hàng trăm bài thơ chữ Hán và các bức tranh đan xen với nhau theo lối "nhất thi nhất họa".
Cách thức trang trí trong kiến trúc điện Thái Hòa làm đậm thêm hàm ý của bốn chữ Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Đó là hàng trăm bài thơ chữ Hán và các bức tranh đan xen với nhau theo lối "nhất thi nhất họa".
Nội dung các bài thơ mang ý nghĩa cát tường, ca ngợi đất nước văn hiến, hùng cường, ca ngợi non sông gấm vóc, giang sơn thống nhất giang sơn, bờ cõi mở rộng và mong muốn quân vương trị vì tạo nên hòa bình thịnh trị.
Nội dung các bài thơ mang ý nghĩa cát tường, ca ngợi đất nước văn hiến, hùng cường, ca ngợi non sông gấm vóc, giang sơn thống nhất giang sơn, bờ cõi mở rộng và mong muốn quân vương trị vì tạo nên hòa bình thịnh trị.
Một yếu tố phong thủy đáng chú ý khác trong kiến trúc điện Thái Hòa là sự nhấn mạnh số 5 và số 9, hai con số linh thiêng hoàng gia. Hai con số này xuất hiện với tần suất dày đặc trên ngoại thất và nội thất của cung điện.
Một yếu tố phong thủy đáng chú ý khác trong kiến trúc điện Thái Hòa là sự nhấn mạnh số 5 và số 9, hai con số linh thiêng hoàng gia. Hai con số này xuất hiện với tần suất dày đặc trên ngoại thất và nội thất của cung điện.
Từ phía Đại Cung Môn đi ra điện Thái Hòa, có một hệ thống bậc thềm ở tầng nền dưới là 9 cấp và ở tầng nền trên là 5 cấp. Trước mặt điện số bậc cấp bước lên Đệ nhị Bái đình và Đệ nhất Bái đình cộng lại là 9. Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện cũng có 5 cấp.
Từ phía Đại Cung Môn đi ra điện Thái Hòa, có một hệ thống bậc thềm ở tầng nền dưới là 9 cấp và ở tầng nền trên là 5 cấp. Trước mặt điện số bậc cấp bước lên Đệ nhị Bái đình và Đệ nhất Bái đình cộng lại là 9. Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện cũng có 5 cấp.
Đứng ở sân Đại triều nhìn vào hay từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra người ta đều thấy trên mỗi mái điện đều được đắp nổi chín con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long triều nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang v.v…
Đứng ở sân Đại triều nhìn vào hay từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra người ta đều thấy trên mỗi mái điện đều được đắp nổi chín con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long triều nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang v.v…
Ở nội điện cũng vậy, từ ngai vàng, bửu tán trên ngai vàng, các mặt diềm gỗ chung quanh cho đến mỗi mặt của ba tầng bệ đặt ngai vàng... mỗi nơi đều trang trí một bộ chín con rồng.
Ở nội điện cũng vậy, từ ngai vàng, bửu tán trên ngai vàng, các mặt diềm gỗ chung quanh cho đến mỗi mặt của ba tầng bệ đặt ngai vàng... mỗi nơi đều trang trí một bộ chín con rồng.
Theo quan niệm của các nhà Nho xưa, số 9 trong tiếng Hán đồng âm với từ “cửu” trong vĩnh cửu, còn số 5 gắn với Ngũ Hành - thuyết về 5 yếu tố khởi thủy của vạn vật. Sự kết hợp giữa số 9 và số 5 thể hiện ước muốn vương triều sẽ tồn tại muôn đời cùng trời đất, vạn vật...
Theo quan niệm của các nhà Nho xưa, số 9 trong tiếng Hán đồng âm với từ “cửu” trong vĩnh cửu, còn số 5 gắn với Ngũ Hành - thuyết về 5 yếu tố khởi thủy của vạn vật. Sự kết hợp giữa số 9 và số 5 thể hiện ước muốn vương triều sẽ tồn tại muôn đời cùng trời đất, vạn vật...
Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế.

GALLERY MỚI NHẤT