Bí mật lịch sử ít người biết về đường Lê Văn Duyệt ở TPHCM

Bí mật lịch sử ít người biết về đường Lê Văn Duyệt ở TPHCM

(Kiến Thức) - Sài Gòn - Gia Định xưa từng có hai con đường mang tên Lê Văn Duyệt. Đường Lê Văn Duyệt vừa được đặt tên ở TP.HCM là con đường nào trong hai đường này?

Những người Sài Gòn cao tuổi đều biết thời xưa vùng đất này từng có hai con đường mang tên Lê Văn Duyệt, một nằm ở thành phố Sài Gòn, một ở tỉnh Gia Định. Có điều này là vì giai đoạn trước 1975, thành phố Sài Gòn và tỉnh Gia Định là hai đơn vị hành chính riêng biệt.
Những người Sài Gòn cao tuổi đều biết thời xưa vùng đất này từng có hai con đường mang tên Lê Văn Duyệt, một nằm ở thành phố Sài Gòn, một ở tỉnh Gia Định. Có điều này là vì giai đoạn trước 1975, thành phố Sài Gòn và tỉnh Gia Định là hai đơn vị hành chính riêng biệt.
 Đường Lê Văn Duyệt mới được đặt tên ở TP HCM chính là đường Lê Văn Duyệt ở tỉnh Gia Định cũ.
Đường Lê Văn Duyệt mới được đặt tên ở TP HCM chính là đường Lê Văn Duyệt ở tỉnh Gia Định cũ.
Đường Lê Văn Duyệt ở tỉnh Gia Định xưa kéo dài từ đầu cầu Bông và đâm ra đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu), tương ứng với đường Lê Văn Duyệt hiện tại.
Đường Lê Văn Duyệt ở tỉnh Gia Định xưa kéo dài từ đầu cầu Bông và đâm ra đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu), tương ứng với đường Lê Văn Duyệt hiện tại.
Với bề rộng 30 mét, đây từng là một trong những con đường "rộng thênh thang", sánh vai với nhiều đại lộ nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định một thời.
Với bề rộng 30 mét, đây từng là một trong những con đường "rộng thênh thang", sánh vai với nhiều đại lộ nổi tiếng của đất Sài Gòn - Gia Định một thời.
Trên các bản đồ thời Pháp, đường này được ghi là đường l’Inspection ("Inspection" là cách ngưới Pháp gọi các Sở Thanh tra ở Việt Nam thời thuộc địa). Dân gian lại gọi đường này là đường Hàng Thị, có lẽ là do thời đó bên đường trồng nhiều cây thị.
Trên các bản đồ thời Pháp, đường này được ghi là đường l’Inspection ("Inspection" là cách ngưới Pháp gọi các Sở Thanh tra ở Việt Nam thời thuộc địa). Dân gian lại gọi đường này là đường Hàng Thị, có lẽ là do thời đó bên đường trồng nhiều cây thị.
Người dân không nắm rõ đường l’Inspection được đổi tên là Lê Văn Duyệt vào năm nào. Nhưng trong một bản đồ tỉnh Gia Định vào năm 1952 đã thấy có tên đường Lê Văn Duyệt.
Người dân không nắm rõ đường l’Inspection được đổi tên là Lê Văn Duyệt vào năm nào. Nhưng trong một bản đồ tỉnh Gia Định vào năm 1952 đã thấy có tên đường Lê Văn Duyệt.
Việc đổi tên đường này hẳn là gắn với sự hiện diện của khu lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - lăng Ông Bà Chiểu nằm ở phía Bắc con đường. Đây là một công trình bề thế được xây dựng sau khi ngài Tả quân qua đời (1832).
Việc đổi tên đường này hẳn là gắn với sự hiện diện của khu lăng Tả quân Lê Văn Duyệt - lăng Ông Bà Chiểu nằm ở phía Bắc con đường. Đây là một công trình bề thế được xây dựng sau khi ngài Tả quân qua đời (1832).
Sau năm 1975, đường Lê Văn Duyệt của tỉnh Gia Định trở thành đường Đinh Tiên Hoàng của quận Bình Thạnh, TP.HCM. Còn đường Lê Văn Duyệt của thành phố Sài Gòn cũ là đường Cách Mạng Tháng Tám.
Sau năm 1975, đường Lê Văn Duyệt của tỉnh Gia Định trở thành đường Đinh Tiên Hoàng của quận Bình Thạnh, TP.HCM. Còn đường Lê Văn Duyệt của thành phố Sài Gòn cũ là đường Cách Mạng Tháng Tám.
45 năm sau, tại cuộc họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX ngày 11/7/2020, nghị quyết về việc bổ sung quỹ tên đường và đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng đoạn từ Cầu Bông đến Phan Đăng Lưu thành đường Lê Văn Duyệt đã được thông qua.
45 năm sau, tại cuộc họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX ngày 11/7/2020, nghị quyết về việc bổ sung quỹ tên đường và đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng đoạn từ Cầu Bông đến Phan Đăng Lưu thành đường Lê Văn Duyệt đã được thông qua.
Trên đường Lê Văn Duyệt, ngoài khu lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt còn nhiều công trình có giá trị lịch sử, đầu tiên phải kể đến là Cầu Bông, một cây cầu hình thành từ thế kỷ 18...
Trên đường Lê Văn Duyệt, ngoài khu lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt còn nhiều công trình có giá trị lịch sử, đầu tiên phải kể đến là Cầu Bông, một cây cầu hình thành từ thế kỷ 18...
...Và Trường nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt, một trường dành riêng cho học sinh nữ rất nổi tiếng ở Sài Gòn - Gia Định xưa. Hiện ngôi trường này là Trường THPT Võ Thị Sáu.
...Và Trường nữ sinh trung học Lê Văn Duyệt, một trường dành riêng cho học sinh nữ rất nổi tiếng ở Sài Gòn - Gia Định xưa. Hiện ngôi trường này là Trường THPT Võ Thị Sáu.
Theo Ban đô thị HĐND TP.HCM, Tả quân Lê Văn Duyệt (sinh năm 1764, mất năm 1832, còn được gọi là Tả quân Duyệt) là nhân vật lịch sử có công lao trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ vùng đất Gia Định và Nam Bộ. Vì vậy, TP.HCM cần phải có một con đường mang tên ông.
Theo Ban đô thị HĐND TP.HCM, Tả quân Lê Văn Duyệt (sinh năm 1764, mất năm 1832, còn được gọi là Tả quân Duyệt) là nhân vật lịch sử có công lao trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ vùng đất Gia Định và Nam Bộ. Vì vậy, TP.HCM cần phải có một con đường mang tên ông.
Không chỉ vậy, việc đổi tên một đoạn đường Đinh Tiên Hoàng thành đường Lê Văn Duyệt sẽ tạo thành cụm đường mang tên danh nhân thời Gia Định xưa: Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Trường Toản, Bùi Hữu Nghĩa... giúp người dân dễ nhớ, dễ tìm kiếm.
Không chỉ vậy, việc đổi tên một đoạn đường Đinh Tiên Hoàng thành đường Lê Văn Duyệt sẽ tạo thành cụm đường mang tên danh nhân thời Gia Định xưa: Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Trường Toản, Bùi Hữu Nghĩa... giúp người dân dễ nhớ, dễ tìm kiếm.
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT