Bí mật ít biết của "nữ hoàng" trứng miền Tây

(Kiến Thức) - Từ cô bé 13 tuổi theo mẹ bán trứng gà, trứng vịt khắp vùng sông nước miền Tây, bà đã là Giám đốc Công ty Ba Huân phân phối trứng gia cầm lớn nhất miền Nam. 

Bí mật ít biết của "nữ hoàng" trứng miền Tây
Câu chuyện của bà Phạm Thị Huân - Giám đốc công ty TNHH Ba Huân không chỉ đơn giản là câu chuyện của người phụ nữ dành trọn cuộc đời mình cho nghề buôn trứng, mà còn là câu chuyện về một doanh nhân đã mở đường cho công nghệ trứng sạch ở Việt Nam.
Bi mat it biet cua nu hoang trung mien Tay
 
Năm 1982, với số vốn 200 triệu đồng dành dụm được, bà mở một vựa trứng lấy tên là Ba Huân tại TP HCM. Công việc chủ yếu là thu mua trứng từ miền Tây đem giao cho các chợ đầu mối trong thành phố. Thương hiệu trứng Ba Huân bắt đầu hình thành từ đây. Bằng uy tín với những mối hàng quen biết từ trước, bà nhanh chóng phát triển vựa trứng ngày một lớn mạnh. Bà lập cơ sở thu mua trứng, rồi sau đó thành lập công ty chuyên kinh doanh về trứng. Ngoài ra, bà còn cho nhiều hộ nông dân vay vốn để mở trại chăn nuôi gia cầm, hướng dẫn họ các kỹ thuật, quy trình chăn nuôi hiệu quả.
Bi mat it biet cua nu hoang trung mien Tay-Hinh-2
 
Không muốn thành công dừng lại ở đó, sau khi tìm hiểu, bà Phạm Thị Huân quyết định nhập máy xử lý trứng với công nghệ của Hà Lan về Việt Nam, giúp tạo ra thị trường sản phẩm trứng sạch, an toàn đầu tiên tại Việt Nam. Sau đó, bà nhập thêm các máy xử lý trứng tạo nên một hệ thống nhà máy xử lý trứng quy mô lớn ở Đông Nam Á. Bà còn tạo nên một hệ thống chăn nuôi hoàn chỉnh, tự động hóa từ khâu cho ăn, thu trứng, thu phân. Nhà máy thức ăn gia cầm và nhà máy xử lý phân cũng được bà thực hiện với sự chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Trang trại của bà tại Bình Dương mỗi ngày thu được gần 500.000 quả trứng, kết hợp với việc thu mua trứng của bà con nông dân tạo nên sản lượng trứng được xử lý tại nhà máy lên đến hàng triệu quả mỗi ngày.
Bi mat it biet cua nu hoang trung mien Tay-Hinh-3
 
Gắn bó cả đời với quả trứng, với người nông dân, bà Phạm Thị Huân được nhiều tổ chức quốc tế mời tham dự các buổi hội thảo về nông nghiệp. Bà thường xuyên được mời phát biểu, truyền đạt những bí quyết, kinh nghiệm phát triển nghề chăn nuôi gia cầm. Năm 2012, bà lọt vào top 100 phụ nữ thế giới nổi bật do tổ chức Liên minh Phụ nữ thế giới bình chọn. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng này.
Làm việc liên tục suốt nhiều năm, bà Phạm Thị Huân chưa lúc nào cảm thấy mệt mỏi, trái lại bà luôn hào hứng với những ý tưởng mới để tạo ra quả trứng sạch phục vụ người tiêu dùng. Bản tính thật thà, chân chất của người miền Tây luôn hiện hữu trong từng suy nghĩ, lời nói của người phụ nữ dám nghĩ dám làm này.
Từ một cô bé 13 tuổi theo mẹ đi bán trứng, chỉ với mục đích phụ mẹ nuôi em ăn học, qua bao thăng trầm, bà Phạm Thị Huân đã là bà chủ của thương hiệu trứng gia cầm lớn nhất nước. Giờ đây, bà đã có thể tự hào với công việc, với cái nghiệp mà mình theo đuổi suốt nhiều thập niên qua…
Để có cái nhìn sinh động về “nữ hoàng trứng” miền Tây Phạm Thị Huân, mời quý khán giả đón xem chương trình “Ký ức phù sa”, phát sóng lúc 20h ngày 15/3/2015 trên kênh Miền Tây.

Nể độ “chịu chơi” của nữ đại gia Việt

Nể độ “chịu chơi” của nữ đại gia Việt
Yvonne Thúy Hoàng: Vung tiền cưng chiều "phi công" trẻ

Bí ẩn nữ đại gia Việt "cưng" chó như... "ông hoàng"

Người dân vô cùng ngạc nhiên khi thấy bà Lan kêu thợ về xây những "lâu đài" quét sơn xanh và đem gần 500 con chó về nuôi tại đây.

Bí ẩn nữ đại gia Việt "cưng" chó như... "ông hoàng"
Câu chuyện về một người đàn bà thương yêu thú vật từ lúc nuôi cho đến lúc chúng chết một cách kỳ lạ đến giờ vẫn còn được nhiều người dân ở xã Đạm Ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng nhắc đến như một điều gì đó vô cùng lạ lùng và thú vị.
Nghĩa trang chó.
Nghĩa trang chó. 

Những ý tưởng biến đồng nát thành “vàng“

(Kiến Thức) -  Với ý tưởng kinh doanh độc đáo, bàn tay khéo léo, nhiều người đã thực sự làm giàu từ đồng nát.

Những ý tưởng biến đồng nát thành “vàng“
Biến chai lọ đồng nát thành “vàng”
Tận dụng những chai, lọ thủy tinh không còn sử dụng đến, cặp vợ chồng anh Đinh Thanh Tâm và chị Nguyễn Diệu Thúy (Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội) đã phù phép chúng thành những món đồ trang trí đẹp mắt, thu lợi nhuận không hề nhỏ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới