Bí mật giấu kín bên trong ngọn đuốc tượng Nữ thần Tự do

Bí mật giấu kín bên trong ngọn đuốc tượng Nữ thần Tự do

Tượng Nữ thần Tự do là biểu tượng lừng danh của nước Mỹ. Ít ai ngờ bên trong ngọn đuốc của tượng ẩn giấu bí mật thú vị.

Được đặt trên đảo Liberty tại cảng New York, Mỹ,  tượng Nữ thần Tự do là tác phẩm điêu khắc bằng đồng của kiến trúc sư người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi.
Được đặt trên đảo Liberty tại cảng New York, Mỹ, tượng Nữ thần Tự do là tác phẩm điêu khắc bằng đồng của kiến trúc sư người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi.
Tượng Nữ thần Tự do là món quà người dân Pháp gửi tặng nước Mỹ. Bức tượng với tổng chiều cao 93m và nặng 229 tấn được khánh thành vào tháng 10/1886.
Tượng Nữ thần Tự do là món quà người dân Pháp gửi tặng nước Mỹ. Bức tượng với tổng chiều cao 93m và nặng 229 tấn được khánh thành vào tháng 10/1886.
Tên đầy đủ của bức tượng là Liberty Enlightening the World (Nữ thần Tự do soi sáng thế giới). Kể từ khi được đặt trên đảo Liberty, bức tượng này trở thành biểu tượng hy vọng của người dân nhập cư nửa sau thế kỷ 19 với hơn 9 triệu người đặt chân đến Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới.
Tên đầy đủ của bức tượng là Liberty Enlightening the World (Nữ thần Tự do soi sáng thế giới). Kể từ khi được đặt trên đảo Liberty, bức tượng này trở thành biểu tượng hy vọng của người dân nhập cư nửa sau thế kỷ 19 với hơn 9 triệu người đặt chân đến Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới.
Bức tượng khổng lồ này mô phỏng một người mặc áo choàng tiêu biểu cho Nữ thần Tự do của đế chế La Mã. Cánh tay trái của bức tượng cầm một tấm bảng ghi dòng số La Mã 4/7/1776 là ngày độc lập của nước Mỹ.
Bức tượng khổng lồ này mô phỏng một người mặc áo choàng tiêu biểu cho Nữ thần Tự do của đế chế La Mã. Cánh tay trái của bức tượng cầm một tấm bảng ghi dòng số La Mã 4/7/1776 là ngày độc lập của nước Mỹ.
Trong khi đó, tay phải của bức tượng Nữ thần Tự do giơ cao ngọn đuốc, tượng trưng ngọn lửa Prômêtê mang đến cho loài người mang ý nghĩa về sự tự do.
Trong khi đó, tay phải của bức tượng Nữ thần Tự do giơ cao ngọn đuốc, tượng trưng ngọn lửa Prômêtê mang đến cho loài người mang ý nghĩa về sự tự do.
Đặc biệt, bên trong ngọn đuốc chứa một bí mật bất ngờ. Đó là du khách có thể chèo lên ngọn đuốc - phần cao nhất của bức tượng Nữ thần Tự do. Tuy nhiên, du khách phải được người trông coi cho phép thì mới có thể tiếp cận.
Đặc biệt, bên trong ngọn đuốc chứa một bí mật bất ngờ. Đó là du khách có thể chèo lên ngọn đuốc - phần cao nhất của bức tượng Nữ thần Tự do. Tuy nhiên, du khách phải được người trông coi cho phép thì mới có thể tiếp cận.
Trên thực tế, đa số du khách bị từ chối cho lên ngọn đuốc bởi vị trí này khá nguy hiểm. Để lên được chỗ đó, du khách chỉ có thể di chuyển bằng cầu thang hẹp dài 12m. Do kích thước cầu thang nhỏ hẹp nên không thể có một người trèo lên và một người trèo xuống cùng lúc.
Trên thực tế, đa số du khách bị từ chối cho lên ngọn đuốc bởi vị trí này khá nguy hiểm. Để lên được chỗ đó, du khách chỉ có thể di chuyển bằng cầu thang hẹp dài 12m. Do kích thước cầu thang nhỏ hẹp nên không thể có một người trèo lên và một người trèo xuống cùng lúc.
Khi lên hết cầu thang, du khách sẽ đặt chân vào một căn phòng nhỏ và có lối để ra ban công để ngắm cảnh xung quanh cũng như nhìn vương miện của Nữ thần Tự do ở khoảng cách gần nhất.
Khi lên hết cầu thang, du khách sẽ đặt chân vào một căn phòng nhỏ và có lối để ra ban công để ngắm cảnh xung quanh cũng như nhìn vương miện của Nữ thần Tự do ở khoảng cách gần nhất.
Do lan can ở ban công khá thấp cộng thêm việc nơi đây đón những cơn gió mạnh nên ngọn đuốc có thể đung đưa. Do vậy, những người "yếu tim" thường không dám đứng ở ban công.
Do lan can ở ban công khá thấp cộng thêm việc nơi đây đón những cơn gió mạnh nên ngọn đuốc có thể đung đưa. Do vậy, những người "yếu tim" thường không dám đứng ở ban công.
Trong chiến tranh, tượng Nữ thần Tự do bị hư hại và căn phòng trên cũng bị ảnh hưởng. Dù đã tu sửa nhưng đến nay nơi này vẫn chưa mở cửa đón khách. Chỉ những người có nhiệm vụ hoặc nhân viên bảo trì mới được phép tiếp cận căn phòng ở phần ngọn đuốc.
Trong chiến tranh, tượng Nữ thần Tự do bị hư hại và căn phòng trên cũng bị ảnh hưởng. Dù đã tu sửa nhưng đến nay nơi này vẫn chưa mở cửa đón khách. Chỉ những người có nhiệm vụ hoặc nhân viên bảo trì mới được phép tiếp cận căn phòng ở phần ngọn đuốc.
Mời độc giả xem video: Hàng loạt bức tượng 60 năm tuổi ở công viên Thống Nhất đổi màu lòe loẹt. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT