Bí mật động trời thời Chiến tranh Lạnh chưa từng được nhắc đến

Bí mật động trời thời Chiến tranh Lạnh chưa từng được nhắc đến

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh Lạnh, cuộc đối đầu giữa 2 siêu cường: Mỹ và Liên Xô lên đến đỉnh điểm vào năm 1962 khi Liên Xô triển khai tên lửa đạn đạo SS-4 ở Cuba. Sau khi cuộc khủng hoảng được xử lý, Liên Xô bí mật để lại 100 tên lửa.

Trong những năm  Chiến tranh Lạnh, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra vô cùng phức tạp. Trong đó, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ muốn lật đổ chính quyền của Chủ tịch Cuba Fidel Castro.
Trong những năm Chiến tranh Lạnh, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra vô cùng phức tạp. Trong đó, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chính phủ Mỹ muốn lật đổ chính quyền của Chủ tịch Cuba Fidel Castro.
Trước sự việc này, Liên Xô nhận thấy việc tăng cường sức mạnh quân sự cho Cuba là điều cần thiết để ngăn Mỹ xâm lược nước này cũng như lấy lại cán cân sức mạnh đang nghiêng về phía Mỹ.
Trước sự việc này, Liên Xô nhận thấy việc tăng cường sức mạnh quân sự cho Cuba là điều cần thiết để ngăn Mỹ xâm lược nước này cũng như lấy lại cán cân sức mạnh đang nghiêng về phía Mỹ.
Vì vậy, tháng 5/1962, Hội đồng Quốc phòng Liên Xô đệ trình kế hoạch có tên “Chiến dịch Anadyr”. Nội dung kế hoạch là nhằm bí mật triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 và R-14 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba.
Vì vậy, tháng 5/1962, Hội đồng Quốc phòng Liên Xô đệ trình kế hoạch có tên “Chiến dịch Anadyr”. Nội dung kế hoạch là nhằm bí mật triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 và R-14 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở Cuba.
Theo đó, những tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 đầu tiên được Liên Xô đưa đến Cuba vào tháng 8/1962. Sau đó, Liên Xô lần lượt thực hiện các cuộc vận chuyển tiếp theo.
Theo đó, những tên lửa đạn đạo tầm trung R-12 đầu tiên được Liên Xô đưa đến Cuba vào tháng 8/1962. Sau đó, Liên Xô lần lượt thực hiện các cuộc vận chuyển tiếp theo.
Vào ngày 14/10/1962, máy bay do thám U-2 của Mỹ chụp được ảnh tên lửa đạn đạo R-12 đang được lắp ráp tại một địa điểm phóng bí mật ở Cuba. Sau khi phát hiện bí mật động trời này, giới chức Mỹ giận giữ.
Vào ngày 14/10/1962, máy bay do thám U-2 của Mỹ chụp được ảnh tên lửa đạn đạo R-12 đang được lắp ráp tại một địa điểm phóng bí mật ở Cuba. Sau khi phát hiện bí mật động trời này, giới chức Mỹ giận giữ.
Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi một máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ tại Cuba ngày 27/10/1962. Sau khi xảy ra sự việc này, chính quyền Mỹ yêu cầu Liên Xô rút toàn bộ tên lửa và thiết bị quân sự khỏi Cuba, đổi lại, Washington cam kết không xâm lược Cuba.
Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi một máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ tại Cuba ngày 27/10/1962. Sau khi xảy ra sự việc này, chính quyền Mỹ yêu cầu Liên Xô rút toàn bộ tên lửa và thiết bị quân sự khỏi Cuba, đổi lại, Washington cam kết không xâm lược Cuba.
Ban đầu, Liên Xô không đồng ý điều kiện của Mỹ. Thay vào đó, Liên Xô ra điều kiện nước này sẽ rút tên lửa nếu Mỹ cũng rút tên lửa Jupiter ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Ban đầu, Liên Xô không đồng ý điều kiện của Mỹ. Thay vào đó, Liên Xô ra điều kiện nước này sẽ rút tên lửa nếu Mỹ cũng rút tên lửa Jupiter ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong suốt 13 ngày, Mỹ và Liên Xô có cuộc cân não cam go khi cả hai đều muốn chiếm ưu thế trong cuộc đàm phán. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng được giải quyết khi hai bên đạt được thỏa thuận chung. Về phía Mỹ, nước này cam kết không xâm lược Cuba. Trong khi đó, Liên Xô rút quân và tên lửa đã bố trí trên lãnh thổ Cuba.
Trong suốt 13 ngày, Mỹ và Liên Xô có cuộc cân não cam go khi cả hai đều muốn chiếm ưu thế trong cuộc đàm phán. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng được giải quyết khi hai bên đạt được thỏa thuận chung. Về phía Mỹ, nước này cam kết không xâm lược Cuba. Trong khi đó, Liên Xô rút quân và tên lửa đã bố trí trên lãnh thổ Cuba.
Do Mỹ không biết chính xác Liên Xô đã vận chuyển bao nhiêu tên lửa sang Cuba nên chính quyền Moscow bí mật để lại 100 tên lửa hạt nhân cho chính quyền của nhà lãnh đạo Castro.
Do Mỹ không biết chính xác Liên Xô đã vận chuyển bao nhiêu tên lửa sang Cuba nên chính quyền Moscow bí mật để lại 100 tên lửa hạt nhân cho chính quyền của nhà lãnh đạo Castro.
Thế nhưng, đến ngày 22/11/1962, Phó Thủ tướng Liên Xô Anastas Mikoyan thuyết phục nhà lãnh đạo Castro chuyển 100 tên lửa để lại trước đó về lại Moscow. Sau cuộc họp căng thẳng kéo dài 4 tiếng, nhà lãnh đạo Castro đồng ý. Vì vậy, số tên lửa trên được chuyển bằng đường biển trở về Liên Xô vào tháng 12/1962.  Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14).
Thế nhưng, đến ngày 22/11/1962, Phó Thủ tướng Liên Xô Anastas Mikoyan thuyết phục nhà lãnh đạo Castro chuyển 100 tên lửa để lại trước đó về lại Moscow. Sau cuộc họp căng thẳng kéo dài 4 tiếng, nhà lãnh đạo Castro đồng ý. Vì vậy, số tên lửa trên được chuyển bằng đường biển trở về Liên Xô vào tháng 12/1962.
Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14).

GALLERY MỚI NHẤT