Bi kịch từ chuyện trinh tiết của phụ nữ Trung Quốc cổ đại

Đối với nữ nhân, việc giữ gìn trinh tiết ít nhất có thể chứng tỏ bản thân được gia đình giáo dục nghiêm khắc, khiến những người xung quanh nể phục.

Chuyện trinh tiết của phụ nữ Trung Hoa cổ đại trước khi kết hôn không chỉ là chuyện của một người mà còn liên quan đến toàn bộ gia đình tân lang và tân nương. 

Nhưng người xưa sẽ phải kiểm tra một nữ nhân còn trinh tiết như thế nào?

Cách thức đầu tiên là dùng thủ cung sa. Thủ cung là một loại thằn lằn, người xưa sẽ dùng chu sa nuôi thằn lằn khiến chúng có màu đỏ trên thân thể. Sau đó giết và giã nát chúng để lấy một chất nước màu đỏ.

Loại nhan liệu đó sẽ được chấm vào cánh tay của một nữ nhân để kiểm tra trinh tiết. Nếu vẫn còn trong trắng, vết này sẽ không phai đi.

Cách thứ 2, nữ nhân đó sẽ hắt hơi vào một chậu chứa đầy tro nhang, nếu tro nhang trong chậu bay tứ tung khắp nơi thì người này không còn con gái nữa. Nếu tro nhang vẫn nằm yên trong chậu nghĩa là người đó chưa hề thất thân.

Cách thứ 3, đặt một chiếc khăn tay hoặc một mảnh vải trắng trên giường tân hôn. Sau buổi ân ái nếu chúng xuất hiện vệt đỏ thì tân nương trước khi động phòng vẫn còn trinh tiết.

Bi kich tu chuyen trinh tiet cua phu nu Trung Quoc co dai

Theo quan điểm của nam giới ngày xưa, nếu tân nương trinh tiết khi về nhà chồng sẽ mang đến vinh hoa phú quý cho cả gia tộc. Nhưng nếu ngược lại, nữ nhân đó sẽ mang theo tai họa, khiến gia tộc mất mặt.

Còn đối với nữ nhân, việc giữ gìn trinh tiết ít nhất có thể chứng tỏ bản thân được gia đình giáo dục nghiêm khắc, khiến những người xung quanh nể phục. Tuy nhiên, nếu thất thân trước khi kết hôn thì cả đời cô gái đó sẽ không thể sống nổi với những lời đàm tiếu của thiên hạ.

Vậy thì, những hậu quả gì sẽ xảy ra nếu chưa thành thân đã không còn trinh tiết?

Một khi nữ nhân bị nghi ngờ là thất tiết, thì họ sẽ bị tra tấn dã man đến lúc thú nhận sự thật. Sau khi thú nhận mọi việc, cô gái đó sẽ bị trói rồi thiêu sống. Kết thúc quá trình thiêu sống, gia đình tân lang sẽ chiêu cáo thiên hạ, tuyên bố về sự thất thân của tân nương.

Một cách xử trí trường hợp thất thân khác là trói tân nương và kẻ phá hoại sự trinh tiết của tân nương vào nhau, đưa đi diễu hành khắp các con đường lớn nhỏ, sau đó ném xuống sông; hoặc lột sạch quần áo của tân nương rồi dùng roi đánh lên cơ thể.

Hình phạt này còn kinh khủng hơn là thiêu sống, do đó hầu hết các nữ nhân từng bị buộc diễu hành trên đường phố đều đã tự sát ngay sau đó. Bởi vì dù họ không tự sát thì vẫn phải tiếp tục đối mặt với sự chế giễu, phỉ nhổ từ người xung quanh. Cuộc sống như thế còn đau đớn hơn cả cái chết.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp tân lang quá yêu thích tân nương không còn trinh tiết hoặc tân lang không có điều kiện cưới vợ khác, họ sẽ miễn cưỡng chấp nhận nữ nhân đó bước vào nhà mình. Nhưng địa vị trong nhà của cô ấy sẽ rất thấp, thậm chí còn không bằng một nha hoàn. Ngoài ra, cô ấy sẽ bị đánh đập từ ngày này qua ngày khác. 

Sự thật đắng ngắt về phận vợ lẽ thời Trung Quốc cổ đại

(Kiến Thức) - Vào thời phong kiến, nam giới Trung Quốc thường có nhiều vợ. Bên cạnh vợ cả, người đàn ông có thể có nhiều vợ lẽ. Số phận của những người vợ lẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng và sự yêu thương của người chồng.

Su that dang ngat ve phan vo le thoi Trung Quoc co dai
Chế độ hôn nhân đa thê phổ biến ở xã hội Trung Quốc thời phong kiến. Theo đó, người chồng cưới hỏi đàng hoàng một phụ nữ môn đăng hộ đối về làm chính thê (tức vợ cả). Về sau, họ có thể nạp thêm thiếp thất (tức vợ lẽ) để hầu hạ chuyện giường chiếu. 

Nghệ thuật phong thủy trong kiến trúc Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc) thu hút lượng khách khổng lồ nhờ kiến trúc tuyệt đẹp và ý nghĩa sâu xa trong từng chi tiết. Đằng sau đó là nghệ thuật phong thủy lâu đời.

Năm 1402, Minh Thành Tổ lên ngôi hoàng đế sau khi chiếm được Nam Kinh, sau đó dời đô về Bắc Kinh. Việc tấn công Nam Kinh và chuyển kinh thành về Bắc Kinh đều ngược hẳn với luật của tổ tiên. Do đó, khi xây dựng cung điện, ông muốn thêm nhiều yếu tố kiến trúc giúp củng cố ngai vàng.

Điều đó đồng nghĩa với việc cung điện sẽ được thiết kế để Minh Thành Tổ có vị trí như hoàng đế được thần linh lựa chọn và thuận theo ý trời. Vì thế, Hoàng đế đã cử người về phía Nam tuyển chọn các bậc thầy phong thủy và thợ thủ công điêu luyện, đưa về Bắc Kinh để bắt tay xây dựng hoàng thành. Trong số đó, Nguyễn An người Việt được giao trọng trách làm tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành (cùng với Sái Tín).

Đọc nhiều nhất

Tin mới