Được gọi là "Chị cả" (Sister Number One), người vợ đầu Khieu Ponnary của trùm Khmer Đỏ Pol Pot, đã từng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Khmer Đỏ vào những năm 1950-1960, và là Chủ tịch Hội Phụ nữ quốc gia Campuchia từ năm 1975-1976.
Ponnary đã bất ngờ mắc chứng bệnh tâm thần nặng và mất dạng kể từ 30 năm trước. Nhiều chi tiết về cuộc đời người vợ đầu tiên của trùm Khmer Đỏ Pol Pot về sau này mới được làm sáng tỏ.
Hai vợ chồng Khieu Ponnary - Pol Pot. |
Vào một ngày tháng 9/1977, hai người đàn ông lực lưỡng dìu một phụ nữ đứng tuổi vào một quán cà phê ấm cúng ở
Một người sau đó lớn tiếng gọi: “Rượu vang đỏ cho quý bà Sar!”. Câu nói trên dường như là một mật khẩu liên lạc nào đó. Chỉ chưa đầy nửa tiếng sau, ở quán cà phê xuất hiện một nhóm người phương Tây với vẻ mặt lạnh như tiền. Họ lặng lẽ dìu người đàn bà đi khỏi đây.
Những người có dịp chứng kiến không thể ngờ rằng, người phụ nữ bí ẩn trên chính là Khieu Ponnary, người vợ đầu của trùm Khmer Đỏ Pol Pot. Nhóm người phương Tây đưa bà ta ra khỏi quán cà phê cũng không ai có thể ngờ là các nhân viên của CIA.
Chuyện tình trong quán cà phê
Tại quán cà phê trên ở Paris vào năm 1949, cậu thanh niên 20 tuổi Saloth Sar (tên thời trẻ của Pol Pot, khi đó đã là thủ lĩnh của cộng đồng sinh viên Campuchia học tập tại
Sar đã say mê cô bạn gái ngay từ cái nhìn đầu tiên, và chỉ sau một lần chạm cốc đã chính thức... đặt vấn đề. Ponnary hơn Pol Pot tới vài tuổi, rất chăm học, say mê triết học và hiểu biết rất rõ các trào lưu xã hội. Dù là một cô gái đẹp và có nhiều người hâm mộ, Ponnary trước sự ngạc nhiên của họ hàng và người thân, lại chọn chàng thanh niên nghèo Saloth Sar.
Một người anh của Ponnary về sau đã giải thích: “Sự hấp dẫn của anh ta (tức Pol Pot) là không có giới hạn... Nó gây tác động đối với tất cả - phụ nữ, chiến hữu và cả đối với kẻ thù”.
Phải nói là ngoài chuyện tình cảm riêng tư, cả hai đều có những quan điểm chung. Phong trào của giới trí thức Pháp hồi những năm 40 thế kỷ trước đều nghiêng về lên án tội trạng của những quan điểm tư sản, thực dân, dù những sinh viên trẻ lại có cái nhìn hơi khác một chút.
Saloth Sar và Khieu Ponnary mang trong mình những tư tưởng pha trộn kiểu Trotskis, thuyết Freud mới và cả những quan điểm cực đoan - tất cả giúp hình thành nên cái chương trình chính trị “quái thai” của Khmer Đỏ sau này.
Mục tiêu chính trị của Pol Pot là giành độc lập cho Campuchia bằng cách sử dụng lực lượng nông dân để làm sạch đất nước khỏi nạn tham nhũng. Chính vì vậy cần phải “xây dựng những làng xóm trong sạch về mặt tinh thần để chống lại những thành phố có nhiều thói xấu”.
Nhảy lên đỉnh cao quyền lực
Phải lòng Pol Pot, Ponnary cũng bị tiêm nhiễm những quan điểm hình thành nên chế độ Khmer Đỏ sau này. Một thời gian sau, cặp tình nhân trẻ trở về Campuchia.
Saloth Sar dạy học tại Phnôm Pênh, còn Ponnary đảm trách việc nội trợ, đồng thời tranh thủ diễn thuyết về các phương pháp đấu tranh chính trị theo quan điểm của chồng (hai người chính thức thành hôn vào năm 1956).
Cả hai đi theo tôn chỉ của phe dân tộc chủ nghĩa cùng với ý tưởng “đại nhảy vọt” để đạt được mục đích chính trị. Sau khi Tu Samut bị nhà cầm quyền Campuchia bắt và tử hình, Saloth Sar đương nhiên trở thành lãnh tụ duy nhất của đảng.
Cùng với chồng, Ponnary rút vào hoạt động bí mật. Khmer Đỏ được hình thành từ giai đoạn này, về sau đã lớn mạnh thành một đội quân du kích thực sự. Và tổng chỉ huy của đội quân này không ai khác chính là Saloth Sar, giờ đây đã đổi tên là Pol Pot.
“Chiến thắng” trở thành ác mộng
Ngày 23/4/1975, Khmer Đỏ chiếm được thủ đô Phnôm Pênh. Ngay trong thời điểm này, Ponnary bắt đầu trở bệnh. Bị sảy thai 3 lần liền, bà ta không thể ngủ được, còn mỗi khi chợp mắt lại bị những cơn ác mộng hành hạ.
Phnôm Pênh chưa kịp đón mừng chiến thắng, phu nhân của "lãnh tụ cách mạng" đã tận mắt chứng kiến những người dân hoảng sợ chạy tứ tung, những đứa trẻ đói lả, những cái đầu bị chặt bêu trên sào gỗ, những thi thể người ở khắp nơi...
Những hình ảnh kinh hoàng giữa ban ngày ban mặt ấy đã theo Ponnary vào những cơn ác mộng. Phnôm Pênh khi đó đã trở thành địa điểm hàng đầu của chiến dịch “làm sạch”: những cuộc thảm sát, tử hình công khai liên tục diễn ra.
Chỉ sau một thời gian ngắn, những đội quân Khmer Đỏ - chủ yếu là những thanh niên từ 12 đến 17 tuổi theo nguyên tắc “càng trẻ càng trong sạch” - đã biến thủ đô Campuchia nhanh chóng trở thành một hoang mạc đẫm máu.
Do không thể chịu nổi những gì đã chứng kiến, Khieu Ponnary ngã bệnh tâm thần và được đưa sang Pháp. Bà ta hàng ngày được đưa tới quán cà phê là nơi làm quen và hẹn hò với Pol Pot, với hy vọng có thể giúp phục hồi lại ký ức. Tuy nhiên, bệnh tình của Ponnary đã không hề thuyên giảm.
Còn Pol Pot đã quyết định lấy người vợ thứ hai. Từ đó, những tay chân của hắn ở
Campuchia khi đó là một quốc gia hoàn toàn đóng kín với thế giới bên ngoài. Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) hy vọng có thể thu thập được từ vợ cũ của Pol Pot (cho dù đã bị điên) một số thông tin nào đó. Sau đó Khieu Ponnary gần như không được mấy người biết đến.
Thông tin cuối cùng về bà ta chỉ được báo chí quốc tế nhắc tới qua vài dòng tin ngắn gọn. Ngày 2/7/1993, Khieu Ponnary, sau hai thập kỷ nằm trong bệnh viện tâm thần, đã chết vì bệnh ung thư.