Bi kịch của người mẹ bán đất cho con du học nhận lại “trái đắng”

Bán đất hương hoả lấy tiền cho con đi du học, những tưởng được nương nhờ con lúc tuổi già, thế nhưng người mẹ nghèo lại phải nhận “trái đắng”.

25 tuổi bế con rời nhà chồng
Về gia đình bà Nguyễn Thị Gia (SN 1961, tại xã Xuy Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) người mẹ bán đất cho con du học vào một buổi trưa hè oi ả, ra đón tiếp chúng tôi là một người phụ nữ với thân hình nhỏ thó, nước da đen sạm, trên quần áo vẫn lấm lem bùn đất vì vừa đi cấy lúa về.
Dù bận việc đồng áng nhưng khi chúng tôi hẹn tới thăm nhà để tìm hiểu về hoàn cảnh của gia đình, ngay từ sáng sớm bà Gia đã gọi điện hỏi han để chuẩn bị cơm nước.
“Sáng nay cô cấy nốt ít lúa nên các cháu về cô không chuẩn bị được gì. Cô cắm cơm rồi trưa nay các cháu ở lại đây ăn với cô bát cơm nhé, nhà có mình cô buồn lắm”, bà Gia vừa nói vừa bê chiếc mâm bên trên đặt một nồi chè đỗ đen và một đĩa hoa quả ra trước hiên nhà.
Bi kich cua nguoi me ban dat cho con du hoc nhan lai “trai dang”
 
“Các cháu đi đường có mệt không? các cháu ăn cốc chè, hoa quả cho mát”, bà Gia mời chúng tôi rồi vội vã chạy đi lấy thêm cốc nước và một xô đá tới. Dáng vẻ tất tả của người phụ nữ nghèo nhưng hiếu khách khiến chúng tôi xúc động.
Ngồi trước hiên căn nhà 2 gian đã xiêu vẹo, bà Gia kể với chúng tôi về cuộc đời đầy gian truân, bất hạnh của mình. Bà xuất thân trong gia đình khó khăn, cuộc sống vất vả từ nhỏ.
Vừa mới trưởng thành, bà lập gia đình với người đàn ông ở xã kế bên rồi sinh được 2 người con trai. Tuy nhiên, hạnh phúc chẳng tày gang, chung sống với nhau được một thời gian ngắn, bà Gia và chồng ly hôn.
“Hai vợ chồng chia tay khi cô mới 25 tuổi đầu, tòa án giải quyết thằng đầu ở với bố và dì (vợ hai của chồng bà Gia) còn thằng Bằng (Nguyễn Văn Bằng, con thứ 2 của bà Gia – PV) ở với tôi", bà Gia rớm nước mắt nhắc lại chuyện cũ.
Người chồng nhanh chóng tìm được hạnh phúc mới bên người phụ nữ khác, còn bà Gia bế Bằng khi đó mới khoảng 1 tuổi trở lại thôn Đoài sinh sống.
Tuy nhiên, tai họa tiếp tục ập xuống đầu bà Gia khi Bằng ốm thập tử nhất năm 1 khiến tay chân bị co giật. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng với tình yêu thương con hết mực, bà chạy vạy vay mượn tiền để chữa bệnh cho con. Cuối cùng bệnh tình của Bằng cũng thuyên giảm, nhưng cánh tay trái của Bằng mãi mãi bị teo lại không thể hồi phục.
Người mẹ nghèo thương con quyết định ở vậy, không đi bước nữa vì nghĩ rằng bây giờ bà là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Bà Gia cặm cụi làm ăn, chắt bóp từng đồng để lo cho Bằng ăn học. Những tấm giấy khen học sinh giỏi của cậu con trai hiếu học mỗi ngày một dầy lên càng tiếp thêm động lực cho người mẹ nghèo hết lòng vì con.
“Bằng nó chăm học lắm, lúc nào tôi cũng thấy nó học, rảnh rang lại xin tiền mẹ đi mua sách về đọc. Ngày mùa bận rộn biết con sức khoẻ yếu nên tôi chẳng bao giờ bắt nó làm việc gì nặng nhọc, thế nhưng thương mẹ nó vẫn thi thoảng nấu cho mẹ bữa cơm, nồi cháo.”, bà Gia nhớ lại.
Học hết cấp 3, bà Gia khuyên con nên đi làm hoặc học nghề chứ không nên học đại học vì nghĩ gia cảnh nhà nghèo, không có đủ chi phí để nuôi.
Bi kich cua nguoi me ban dat cho con du hoc nhan lai “trai dang”-Hinh-2
Mỗi khi nhắc đến người con trai hay số phận kém may mắn của mình là bà Gia lại không cầm nổi nước mắt 
“Thấy tôi nói thế nhưng nó không chịu, nó bảo tay con bị tật nên không thể làm ruộng được, nó xin tôi cho nó đi học để sau này kiếm tiền bằng con chữ. Thế rồi thương con, tôi lại động viên nó ôn tập để thi đại học”, nước mắt người mẹ già chực trào ra khi nhớ về người con trai hiện đang ở trong tù.
Ngày giấy báo Bằng trúng tuyển một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, cả thôn xóm ai cũng trầm trồ, ngưỡng mộ nghị lực của chàng thanh niên khuyết tật, thán phục tấm lòng hết lòng vì con cái của người mẹ nghèo.
Sau hai năm học đại học, Bằng lại tiếp tục khiến cả thôn Đoài ngạc nhiên bởi nhận được học bổng du học tại trường đại học Minh Tuyền ở Đài Loan.
Tuy nhiên, Bằng cần một khoản tiền lớn để đi học. Vậy là bà Gia đành dứt ruột bán đi một phần đất ông bà để được hơn 200 triệu để lo cho tiếp tục con đường học vấn. Mỗi tháng bà Gia lại phải tích góp, vay mượn tiền gửi sang cho con chi tiêu, học hành.
Hai năm du học xa nhà, trở về với tấm bằng tốt nghiệp đại học Minh Tuyền (Đài Loan) khiến bà Gia tự hào và đặt rất nhiều kỳ vọng. Bà Gia tưởng rằng, bao công sức, vất vả nuôi con suốt hơn 20 năm trời sắp đến ngày được đền đáp. Thế nhưng, bà không ngờ rằng, lúc con ra trường cũng là lúc tấm bi kịch đau lòng sắp đổ xuống gia đình bà.

Du học sinh dở khóc dở cười vì "sốc văn hóa"

Du học sinh sốc trước nhiều thứ: ngôn ngữ, môi trường, cách ứng xử của người dân bản địa…

Đến sống và học tập tại một đất nước xa lạ, du học sinh khó tránh khỏi bị sốc do khác biệt về ngôn ngữ, môi trường, con người và cách ứng xử trong cuộc sống. Nếu không ý thức được đó chỉ là phản ứng bình thường khi bước chân vào nền văn hóa mới, họ sẽ thấy lạc lõng và cô đơn.

Nữ du học sinh Việt có nụ cười ngọt đến “lịm tim“

(Kiến Thức) - Sở hữu gương mặt xinh xắn và nụ cười tỏa nắng, cô bạn nữ du học sinh Đào Việt Nhật Mỹ đang được rất nhiều chàng trai thầm thương trộm nhớ. 

Nu du hoc sinh Viet co nu cuoi ngot den “lim tim“
Đào Việt Nhật Mỹ, cô bạn nữ du học sinh đang được nhiều bạn trẻ Việt yêu mến nhờ gương mặt xinh xắn, nụ cười ngọt đến lịm tim và thành tích học tập cũng như cái tên vô cùng ấn tượng. Sinh năm 1993, cựu học viên của Đại học RMIT có nét đẹp tự nhiên, lôi cuốn không kém gì các hot girl nổi tiếng hiện nay.  
Nu du hoc sinh Viet co nu cuoi ngot den “lim tim“-Hinh-2
Nhờ những nỗ lực và cố gắng của bản thân, mới đây Nhật Mỹ đã vinh dự nhận được suất học bổng ở Australia trong sự ngưỡng mộ của bạn bè đồng trang lứa. Đó là thành quả xứng đáng cho sự phấn đấu trong suốt một thời gian dài của cô gái trẻ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.