Khairul nói rằng, có một người phụ nữ đã nhiều lần liên hệ với anh và chia sẻ về câu chuyện đau lòng về cô bé 15 tuổi tự tử vì xếp thứ 2 trong lớp này: “Tôi đã trì hoãn việc gặp gỡ người phụ nữ này trong 1 tháng. Chị ấy vẫn liên hệ với tôi và khăng khăng đòi gặp tôi dù chỉ 10-20 phút. Cuối cùng thì tôi cũng đồng ý”.
Ảnh minh họa. |
Sau đó, họ gặp nhau ở một quán ăn gần nơi Khairul làm việc. Người phụ nữ này đã khẩn khoản kể lại câu chuyện với Khairul: “Tôi muốn kể với anh câu chuyện thật của tôi và mong anh có thể chia sẻ câu chuyện này để mọi người có thể lấy đó làm bài học cho mình và không vấp phải sai lầm như tôi”.
Khairul tiếp tục: “Hóa ra, người phụ nữ này là người có học thức cao. Các con của chị này học rất giỏi và chồng chị cũng là người có học vị cao. Gia đình họ được mọi người rất trọng vọng.
Nhưng cuộc sống của chị hóa thành địa ngục vài năm trước, khi con gái chị đã treo cổ chết trong phòng. Con gái chị ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, chỉ mới 15 tuổi. Người phụ nữ nói rằng, chồng của chị quá nghiêm khắc và quá đặt nặng tầm quan trọng của việc học hành.
“Các con chị rất thông minh, sáng dạ, chúng có thể đọc viết trôi chảy từ năm 4 tuổi. Để được như vậy, chúng không bao giờ được chơi trò chơi, chỉ chú tâm vào học tập từ bé đến lớn. Có lẽ vậy nên các con của chị thậm chí không thể nói chuyện với các bạn cùng trang lứa. Chúng chỉ giỏi trên sách vở và học hành.
Một ngày kia, con gái chị trở về nhà và vô cùng thất vọng với kết quả của bài kiểm tra. Vì quá buồn chán và tuyệt vọng, con bé đã treo cổ sau khi cầu nguyện vào buổi tối.
Ảnh minh họa. |
Khi con gái treo cổ, cả gia đình đã nghe thấy tiếng động trong phòng của con. Mọi người cố gắng mở cửa, nhưng cửa đã bị khóa chặt. Khi bước vào phòng, mọi người vỡ òa trong đau đớn vì con bé đã trút hơi thở cuối cùng".
Quá sốc trước câu chuyện, Khairul đã hỏi: “Vì sao con bé phải treo cổ cơ chứ? Nó vừa mới cầu nguyện cơ mà?”.
Nghe câu hỏi, người phụ nữ òa khóc, trong làn nước mắt, cô nói tiếp: “Đêm trước khi con bé đến trường để xem kết quả của bài thi, con bé đã đến hỏi bố rằng: “Nếu một ngày kia, con không thông minh nữa, không xếp thứ nhất trong lớp nữa, bố sẽ làm gì?”.
Người cha đã nói rằng: “Lúc đó thì con sẽ không phải là con của bố nữa”.
Như chị đã nói trước đó, chồng chị và cũng là bố của lũ trẻ là người cực kỳ nghiêm khắc, luôn xem trọng học hành hơn bất cứ điều gì khác. Cái chết của con gái sẽ làm người mẹ ám ảnh, đau khổ suốt đời và chị mong Khairul có thể chia sẻ để mọi người biết và từ đó rút ra được bài học cho mình.
Chính sự nghiêm khắc và quá kỳ vọng của cha mẹ, đôi khi đã trở thành con dao hai lưỡi dẫn đến những hậu quả đau lòng với những đứa con của họ.