Bi kịch của các gia đình Afghanistan gả vội con gái nhỏ để sinh tồn

Thất nghiệp và nợ nần, một công nhân lò gạch ở Afghanistan buộc phải bắt các con gái còn nhỏ đi lấy chồng để tránh nguy cơ cả gia đình chết đói.

Tháng trước, Fazal đã nhận được khoản tiền hồi môn trị giá 3.000 USD sau khi gả hai cô con gái 13 tuổi và 15 tuổi của mình cho những người đàn ông hơn gấp 2 lần tuổi chúng. Fazal chua xót nói, nếu hết tiền, anh có thể phải gả bán cả con gái út mới 7 tuổi.

Bi kịch của các gia đình Afghanistan gả vội con gái nhỏ để sinh tồn ảnh 1

Một bé gái nhỏ tuổi bị gả bán cho người chồng đáng tuổi ông ở Afghanistan. Ảnh: CNN

"Tôi không còn cách nào khác để nuôi sống gia đình và trả nợ. Tôi có thể làm gì khác đây?", người cha khốn khổ chia sẻ với Quỹ Thomson Reuters tại thủ đô Kabul.

Tảo hôn gia tăng

Các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ cho biết, tình trạng tảo hôn gia tăng song hành với nghèo đói leo thang ở Afghanistan, kể từ khi Taliban lên nắm quyền cách đây 100 ngày. Hiện có nhiều báo cáo về việc các gia đình nghèo khó thậm chí hứa sẽ cho các con gái vị thành niên của họ đi lấy chồng để lấy của hồi môn.Các nhà hoạt động dự đoán tỷ lệ tảo hôn, vốn phổ biến ngay cả trước khi Taliban tái kiểm soát quốc gia Nam Á, có thể tăng gấp đôi trong những tháng tới. "Trái tim tôi bị bóp nghẹt khi nghe những câu chuyện này ... Đó không phải là một cuộc hôn nhân. Đó là hiếp dâm trẻ em", Wazhma Frogh, một nhà hoạt động vì quyền phụ nữ nổi tiếng của Afghanistan bày tỏ.

Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết đã có những báo cáo đáng tin cậy về việc một số gia đình thậm chí trao các con gái sơ sinh mới 20 ngày tuổi cho nhà chồng tương lai để nhận của hồi môn.

Theo các cơ quan của Liên Hợp Quốc, Afghanistan sẽ trở thành nơi xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới. Khi mùa đông bắt đầu, hàng triệu người dân tại đây đối mặt nạn đói và 97% hộ gia đình có thể rơi xuống mức dưới nghèo khổ vào giữa năm 2022.

Việc nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan bất ngờ trở lại nắm quyền hôm 15/8 đã khiến hàng tỷ đô la tài sản của Afghanistan bị đóng băng ở nước ngoài và hầu hết các viện trợ quốc tế bị đình chỉ. Giá lương thực tăng vọt và hàng triệu người thất nghiệp hoặc không có thu nhập.

Bà Frogh giải thích, các gia đình đang gả con gái để giảm số miệng ăn phải nuôi và để có được tiền hồi môn, thường dao động trong khoảng từ 500 - 2.000 USD. Trẻ gái càng nhỏ tuổi, số tiền hồi môn nhận được càng cao hơn.

Một số cha mẹ cũng dùng con gái để gán nợ. Bà Frogh trích dẫn một trường hợp, trong đó chủ nhà đã bắt một bé gái 9 tuổi, con của một khách trọ khi anh ta không thể trả tiền thuê nhà. Ở tây bắc Afghanistan, một người đàn ông khác đã bỏ lại 5 đứa con ở một thánh đường Hồi giáo vì không thể nuôi chúng. Ba cô con gái trong số đó, tất cả đều được cho là dưới 13 tuổi, đã làm đám cưới cùng ngày. "Số hoàn cảnh như trên đã tăng lên rất nhiều vì nạn đói. Mọi người không có gì và không thể nuôi con mình. Việc gả bán con gái nhỏ hoàn toàn bất hợp pháp và bị cấm về mặt tôn giáo", bà Frogh, người sáng lập Tổ chức Nghiên cứu hòa bình & phụ nữ nhấn mạnh. Bà nghe tin về những vụ tảo hôn hàng ngày, thường liên quan đến các bé gái dưới 10 tuổi, mặc dù không rõ liệu các em có bị ép buộc quan hệ tình dục trước khi đến tuổi dậy thì hay không.

Bi kịch của các gia đình Afghanistan gả vội con gái nhỏ để sinh tồn ảnh 2

Các phụ nữ và trẻ em xếp hàng nhận tiền cứu trợ do Chương trình lương thực thế giới phân phát ở Kabul, Afghanistan ngày 20/11/2021. Ảnh: AP

Khủng hoảng vì đói nghèo, trường học đóng cửa

Trước khi Taliban nắm quyền, tuổi kết hôn hợp pháp tối thiểu đối với các cô gái ở Afghanistan là 16 tuổi, dưới mức tối thiểu 18 tuổi được quốc tế công nhận. Taliban tuyên bố chỉ công nhận luật Sharia của Hồi giáo, vốn không quy định độ tuổi tối thiểu.

Dữ liệu quốc gia mới nhất cho thấy, 28% phụ nữ ở Afghanistan kết hôn trước khi đến 18 tuổi và 4% trước khi bước sang tuổi 15. Song, bà Frogh và các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ khác dự đoán sẽ tới 1/2 các bé gái buộc phải lấy chồng trước tuổi 18 nếu cuộc khủng hoảng hiện thời tiếp tục.

Các trẻ em gái kết hôn sớm có nguy cơ cao bị cưỡng bức, ngược đãi trong gia đình, lạm dụng hoặc gặp biến chứng nguy hiểm khi mang thai.

"Nó hủy hoại cuộc sống của các em, cả về sức khỏe tâm lý, cảm xúc, thể chất và tình dục. Những cô gái này cũng thường bị đối xử như nô lệ hay người hầu", Jamila Afghani, Chủ tịch Liên đoàn quốc tế vì Phụ nữ và tự do, chi nhánh Afghanistan nói.

Bà Afghani tiết lộ, các nhà hoạt động gần đây đã can thiệp để chấm dứt vụ gả bán một bé gái 9 tuổi cho một nam giới ngoài 30 tuổi để lấy 50.000 Afghani (538 USD) tiền hồi môn ở tỉnh đông nam Ghazni.

Các nhà hoạt động nhận định, việc Taliban đóng cửa các trường trung học dành cho trẻ gái cũng đẩy các bậc phụ huynh đến quyết định gả con đi lấy chồng sớm. Theo bà Heather Barr thuộc Tổ chức giám sát nhân quyền, người đã làm việc với phụ nữ Afghanistan hơn 6 năm, 2 yếu tố nguy cơ quan trọng nhất thúc đẩy tình trạng tảo hôn là đói nghèo và thiếu tiếp cận giáo dục.

Hồi nắm quyền quản lý đất nước trong giai đoạn 1996 - 2001, Taliban cấm trẻ em gái đi học. Lần này, nhóm khẳng định rốt cuộc sẽ cho các em trở lại trường, nhưng không nói rõ trong những điều kiện nào.

Các nhà tài trợ muốn dùng viện trợ làm đòn bẩy để bảo đảm Taliban sẽ duy trì các quyền của trẻ em gái và phụ nữ. Tuy nhiên, bà Barr lưu ý, các biện pháp hỗ trợ cần ngay lập tức, vì việc trì hoãn sẽ khiến nhiều gia đình nghèo khó hơn và nhiều trẻ em gái có nguy cơ kết hôn hơn.

Theo UNICEF, cơ quan này đã bắt đầu một chương trình hỗ trợ tiền mặt để giúp cắt giảm nguy cơ đói nghèo và tảo hôn, đồng thời liên lạc với các nhà lãnh đạo tôn giáo để ngăn chặn các lễ cưới liên quan đến trẻ gái vị thành niên.

Cận cảnh cuộc sống người dân ở Afghanistan trong 20 năm qua

(Kiến Thức) - Những hình ảnh được hãng AP đăng tải dưới đây phần nào giúp độc giả hiểu thêm về cuộc sống của người dân ở Afghanistan trong gần 20 năm qua.

Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua
Trong ảnh, Basera, 13 tuổi (phải) và Saira, 10 tuổi, ngồi đợi trong lớp học tại trường Loy Ghar ở thủ đô Kabul ngày 20/4/2005. Ngôi trường này bị hư hại do từng bị ném bom. (Nguồn ảnh: AP) 
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-2
Các em nhỏ Afghanistan chơi đá bóng trên đường phố Kabul ngày 17/7/2009. 
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-3
Một người lính Afghanistan (trái) và một cảnh sát đang xếp hàng để đăng ký bỏ phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống bên ngoài một ngôi trường ở Kabul ngày 1/4/2014. 
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-4
 Các nữ sĩ quan mới được đào tạo của Quân đội Quốc gia Afghanistan ngồi ở hàng ghế đầu trong lễ tốt nghiệp tại trung tâm đào tạo của Quân đội Quốc gia Afghanistan ở Kabul ngày 23/9/2010.
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-5
Người nông dân Afghanistan thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở ngoại ô Kbaul ngày 24/6/2010. 
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-6
 Bên trong một hiệu cắt tóc ở Kabul ngày 29/9/2009.
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-7
Một nữ nhân viên chờ cử tri đến bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở Kandahar, Afghanistan, ngày 18/9/2005. Afghanistan đã tổ chức cuộc bầu cử quốc hội mang tính bước ngoặt, lần đầu tiên trong 3 thập kỷ. 
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-8
Những cô gái địa phương ở ngôi làng Ghumaipayan Mahnow, cách Kabul khoảng 410 km về phía đông bắc, ngày 4/10/2004. 
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-9
 Một cảnh sát Afghanistan ra hiệu với các binh sĩ Đức ở Yaftal e Sofla, thuộc vùng núi Feyzabad, phía đông Kunduz, ngày 16/9/2009.
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-10
Cảnh sát Afghanistan cõng một công dân Đức sau vụ tấn công ở Kabul ngày 28/10/2009. Các tay súng đã tấn công một nhà khách mà nhân viên Liên Hợp Quốc sử dụng ở thủ đô Kabul.
Can canh cuoc song nguoi dan o Afghanistan trong 20 nam qua-Hinh-11
 Một phụ nữ Afghanistan đợi trong phòng thay đồ để thử chiếc áo burqa mới trong một cửa hàng ở Kabul, Afghanistan, ngày 11/4/2013.

Mỹ kết thúc cuộc chiến 20 năm tại Afghanistan: Những con số gây sốc

(Kiến Thức) - Ngày 30/8/2021, Mỹ đã hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan, kết thúc chiến dịch quân sự kéo dài 20 năm tại quốc gia này. Cùng nhìn tại cuộc chiến dài nhất ở nước ngoài của Mỹ qua những con số dưới đây.

My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc
Năm 2001, Mỹ chính thức phát động can thiệp ở Afghanistan, mục tiêu là tiêu diệt al-Qaeda với thủ lĩnh Osama bin Laden - nhóm được cho là chịu trách nhiệm cho các vụ khủng bố vào Mỹ hôm 11/9. Taliban, khi đó kiểm soát Afghanistan, từ chối giao nộp Osama bin Laden nên Mỹ quyết định dùng quân sự để can thiệp. Cuộc chiến kéo dài 2 thập kỷ này trải dài qua 4 đời Tổng thống Mỹ. (Nguồn ảnh: Reuters) 
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-2
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, kể từ tháng 10/2001, 800.000 quân nhân Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ trong cuộc chiến tại Afghanistan
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-3
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, tính đến tháng 8/2021, 2.352 lính Mỹ đã thiệt mạng trên chiến trường Afghanistan. Trong khi đó, Văn phòng Tổng Thanh tra Đặc biệt của Mỹ về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) đưa ra con số là 2.443 người. Ảnh: Một binh sĩ Mỹ bị thương trên chiến trường Afghanistan được đồng đội đưa đi hồi tháng 6/2012.
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-4
 Cuộc chiến tại Afghanistan đã khiến 20.000 quân nhân Mỹ bị thương, theo Bộ Quốc phòng Mỹ. SIGAR đưa ra con số là 20.666 người.
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-5
Theo Washington Post, 51 là số lượng các quốc gia đã tham gia cuộc chiến tại Afghanistan. 
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-6
 Đại học Brown cho biết, tính đến tháng 4/2021, cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của 1.144 quân đồng minh, bao gồm cả từ các quốc gia thành viên NATO khác.

My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-7
Trong khi đó, 66.000 binh sĩ quân đội và cảnh sát quốc gia Afghanistan thiệt mạng trong các cuộc giao tranh, theo tính toán của "Dự án phí tổn chiến tranh" của Đại học Brown từ tháng 4/2021. 
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-8
 Cuộc xung đột tại Afghanistan 20 năm qua đã cướp đi sinh mạng của 47.245 dân thường nước này. Theo ước tính của Đại học Brown, 444 nhân viên cứu trợ nhân đạo đã thiệt mạng, tính đến tháng 4. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho biết, 75 nhà báo và nhân viên truyền thông bị giết ở Afghanistan từ năm 2001 đến nay.
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-9
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), 3.700.000 trẻ em ở Afghanistan không được đến trường, 60% trong số đó là trẻ em gái. 
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-10
 Cuộc chiến 20 năm tại Afghanistan đã tiêu tốn của Mỹ khoảng hơn 2.000 tỷ USD.
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-11
 Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) cho biết, tính đến tháng 7/2021, số người tị nạn Afghanistan đứng thứ hai trên thế giới. Số người tị nạn được ghi nhận đã rời khỏi Afghanistan là 2,5 triệu.
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-12
 Đại học Brown cũng ước tính, 51.191 tay súng thuộc phe đối lập chống chính phủ đã thiệt mạng ở Afghanistan, mặc dù con số chính xác chưa bao giờ được công bố.
My ket thuc cuoc chien 20 nam tai Afghanistan: Nhung con so gay soc-Hinh-13
 Số tiền mà Mỹ đã chi để thực hiện các chương trình tái thiết ở Afghanistan kể từ năm 2002 là hơn 145 tỷ USD, theo SIGAR.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.