Bi kịch chết chóc của gia tộc quyền lực nhất Ấn Độ

Bi kịch chết chóc của gia tộc quyền lực nhất Ấn Độ

(Kiến Thức) - Gia tộc Nehru-Gandhi - gia tộc quyền lực nhất Ấn Độ - có ba người làm thủ tướng thì hai người bị ám sát khi đang ở giai đoạn đỉnh cao quyền lực.

Nắm giữ vai trò lãnh đạo Đảng Quốc Đại Ấn Độ và có ba người thủ tướng Ấn Độ sau khi đất nước này giành độc lập,  gia tộc Nehru-Gandhi mặc nhiên được nhìn nhận như gia tộc quyền lực nhất Ấn Độ.
Nắm giữ vai trò lãnh đạo Đảng Quốc Đại Ấn Độ và có ba người thủ tướng Ấn Độ sau khi đất nước này giành độc lập, gia tộc Nehru-Gandhi mặc nhiên được nhìn nhận như gia tộc quyền lực nhất Ấn Độ.
Gia tộc này được khởi nguồn bời Jawaharlal Nehru (1889-1964) - vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ sau khi độc lập. Khi con gái của Jawaharlal Nehru là Indira đổi sang họ Gandhi – theo tên tuổi nhà cách mạng vĩ đại Mohandas Gandhi (1869-1948) – dòng họ Nehru-Gandhi chính thức xuất hiện trên bản đồ chính trị Ấn Độ.
Gia tộc này được khởi nguồn bời Jawaharlal Nehru (1889-1964) - vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ sau khi độc lập. Khi con gái của Jawaharlal Nehru là Indira đổi sang họ Gandhi – theo tên tuổi nhà cách mạng vĩ đại Mohandas Gandhi (1869-1948) – dòng họ Nehru-Gandhi chính thức xuất hiện trên bản đồ chính trị Ấn Độ.
Jawaharlal Nehru mất vào năm 1964. Bà Indira Gandhi (1917-1984) kế tục di sản chính trị của cha và trở thành lãnh đạo trụ cột của đáng Quốc Đại – chính đảng lớn nhất Ấn Độ. Đến năm 1980, bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ. Từ đây, những bi kịch liên tiếp ập xuốn dòng họ Nehru-Gandhi.
Jawaharlal Nehru mất vào năm 1964. Bà Indira Gandhi (1917-1984) kế tục di sản chính trị của cha và trở thành lãnh đạo trụ cột của đáng Quốc Đại – chính đảng lớn nhất Ấn Độ. Đến năm 1980, bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ. Từ đây, những bi kịch liên tiếp ập xuốn dòng họ Nehru-Gandhi.
Vào ngày 31/10/1984, bà Indira Gandhi đã bị vệ sĩ người Sikh của mình sát hại khi đang đi dạo trong vườn hoa tư dinh thủ tướng. Một ngày trước khi chết, bà đã phát biểu trước công chúng rằng: "Nếu tôi chết ngày hôm nay, từng giọt máu của tôi sẽ tiếp thêm sinh lực cho quốc gia và dân tộc Ấn Độ vĩ đại".
Vào ngày 31/10/1984, bà Indira Gandhi đã bị vệ sĩ người Sikh của mình sát hại khi đang đi dạo trong vườn hoa tư dinh thủ tướng. Một ngày trước khi chết, bà đã phát biểu trước công chúng rằng: "Nếu tôi chết ngày hôm nay, từng giọt máu của tôi sẽ tiếp thêm sinh lực cho quốc gia và dân tộc Ấn Độ vĩ đại".
Cái chết của Indira càng khiến người con trai cả của bà là Rajiv Gandhi (1944-1991) dấn thân vào hoạt động chính trị. Ngay trong ngày người mẹ ra đi, Rajiv được chọn làm thủ tướng thứ 6 của Ấn Độ, đồng thời giữ chức Chủ tịch đảng Quốc đại của Ấn Độ.
Cái chết của Indira càng khiến người con trai cả của bà là Rajiv Gandhi (1944-1991) dấn thân vào hoạt động chính trị. Ngay trong ngày người mẹ ra đi, Rajiv được chọn làm thủ tướng thứ 6 của Ấn Độ, đồng thời giữ chức Chủ tịch đảng Quốc đại của Ấn Độ.
Trong cuộc vận động bầu cử vào ngày 21/5/1991 làng tại Sriperumbudur, một người phụ nữ sau này được xác định là Thenmozhi Rajaratnam - một nữ chiến binh của tổ chức những con Hổ Tamil – đã tiếp cận Rajiv Gandhi và kích nổ quả bom giấu trong người. Vụ nổ đã giết Rajiv và ít nhất 25 người khác.
Trong cuộc vận động bầu cử vào ngày 21/5/1991 làng tại Sriperumbudur, một người phụ nữ sau này được xác định là Thenmozhi Rajaratnam - một nữ chiến binh của tổ chức những con Hổ Tamil – đã tiếp cận Rajiv Gandhi và kích nổ quả bom giấu trong người. Vụ nổ đã giết Rajiv và ít nhất 25 người khác.
Hai cái chết của Indira Gandhi và Rajiv Gandhi được coi là hai sự kiện chấn động lịch sử thế giới cuối thế kỷ 20. Như vậy, gia tộc Nehru-Gandhi có ba người làm thủ tướng thì hai người bị ám sát khi đang ở giai đoạn đỉnh cao quyền lực.
Hai cái chết của Indira Gandhi và Rajiv Gandhi được coi là hai sự kiện chấn động lịch sử thế giới cuối thế kỷ 20. Như vậy, gia tộc Nehru-Gandhi có ba người làm thủ tướng thì hai người bị ám sát khi đang ở giai đoạn đỉnh cao quyền lực.
Nhưng những mất mát này không làm các thành viên trong dòng họ Nehru-Gandhi từ bỏ lý tưởng chính trị. Sau cái chết của Rajiv Gandhi, vợ ông là Sonia Gandhi kế nghiệp chồng và bà được bầu làm Chủ tịch đảng Quốc đại vào năm 1998.
Nhưng những mất mát này không làm các thành viên trong dòng họ Nehru-Gandhi từ bỏ lý tưởng chính trị. Sau cái chết của Rajiv Gandhi, vợ ông là Sonia Gandhi kế nghiệp chồng và bà được bầu làm Chủ tịch đảng Quốc đại vào năm 1998.
Trong cuộc bầu cử năm 2004, con trai của Rajiv Gandhi là Rahul Gandhi đã trúng cử, trở thành Nghị sĩ Nhân dân viện (Hạ viện) của Ấn Độ khi mới 34 tuổi. Hiện tại, ông Rahul nắm giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ.
Trong cuộc bầu cử năm 2004, con trai của Rajiv Gandhi là Rahul Gandhi đã trúng cử, trở thành Nghị sĩ Nhân dân viện (Hạ viện) của Ấn Độ khi mới 34 tuổi. Hiện tại, ông Rahul nắm giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.

GALLERY MỚI NHẤT