Bi kịch các cô dâu Triều Tiên bị bán sang Trung Quốc

Các cô dâu Triều Tiên bị bán sang Trung Quốc chịu nỗi giằng xé với cuộc sống đất khách quê người, nơi họ luôn đau đáu về những đứa con bị bỏ lại.

Bi kịch các cô dâu Triều Tiên bị bán sang Trung Quốc
Một phụ nữ Triều Tiên lái xe máy xuống làn đường hẹp phủ bóng cây ngô để tới khu lán trại, nơi cô sống cùng người đàn ông Trung Quốc tật nguyền đã mua mình.
Đã 11 năm kể từ khi cô bị dụ qua biên giới kiếm việc làm nhưng thay vào đó lại bị bán cho người khác. Những năm tháng ấy, cô sống trong nỗi sợ bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ và trả về Triều Tiên.
Cô cũng phải vật lộn với sự khinh miệt của những người hàng xóm luôn coi cô là người ngoài. Hơn hết, cô bị ám ảnh bởi nỗi đau đớn và tiếc nuối của người mẹ phải bỏ lại con mình.
"Lần đầu tới đây, tôi uống rượu cả ngày để quên đi nỗi lo về các con của tôi ở Triều Tiên. Lúc đó tôi như người mất trí", S.Y nói với AP. Cô yêu cầu được dùng tên này vì lo ngại an toàn.
Kim Jungah, 41 tuổi, người Triều Tiên, trong cuộc phỏng vấn ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 11/10. Cô chạy sang Hàn Quốc vào năm 2009 sau 2 năm rưỡi sống cùng chồng cũ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Kim Jungah, 41 tuổi, người Triều Tiên, trong cuộc phỏng vấn ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 11/10. Cô chạy sang Hàn Quốc vào năm 2009 sau 2 năm rưỡi sống cùng chồng cũ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: AP. 
Các chuyên gia ước tính hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn phụ nữ Triều Tiên, đã bị buôn bán qua biên giới để làm dâu xứ người khi nạn đói giữa những năm 1990 ở Triều Tiên khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Những người môi giới nói rằng họ có thể tìm việc làm ở Trung Quốc nhưng thay vào đó, họ bị bán cho đàn ông Trung Quốc, hầu hết là những nông dân nghèo ở 3 tỉnh biên giới.
Chính sách một con của Trung Quốc và tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính, khiến nam giới ở đây phải vật lộn để tìm vợ.
Giống như S.Y, nhiều phụ nữ Triều Tiên phải bỏ lại con cái ở quê nhà. Vì bị bán sang nên họ đang sống bất hợp pháp tại Trung Quốc và chưa bao giờ chính thức kết hôn với chồng mình.
Những cô dâu ở lại
Năm đầu tiên là khó khăn nhất đối với S.Y. Người góa phụ từ thành phố gần Bình Nhưỡng, thủ đô Triều Tiên, đã không kịp từ biệt con trai khi bỏ đi. Cô nghĩ mình sẽ sớm trở về sau khi kiếm được tiền. Thay vào đó, người môi giới đã bán cô cho chồng mới với giá 14.000 nhân dân tệ (2.100 USD).
Dù được chồng đối xử tốt và có một cô con gái Trung Quốc nhưng S.Y vẫn không thể quên những đứa con ở Triều Tiên mà cô gặp mặt lần cuối vào năm 2006.
Một ngày, buồn chán và thất vọng, cô đã uống một lọ thuốc ngủ để tự tử. Sau khi được cứu sống, S.Y nhận ra cô con gái ở Trung Quốc cần có mẹ. Cô bỏ qua cơ hội trốn sang Hàn Quốc vì lo ngại phải bỏ lại con gái và người chồng nghèo bị bại liệt.
Những phụ nữ Triều Tiên tụ tập trong buổi họp mặt cầu nguyện tại nhà riêng ở huyện Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, ngày 8/9. Ảnh: AP.
Những phụ nữ Triều Tiên tụ tập trong buổi họp mặt cầu nguyện tại nhà riêng ở huyện Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, ngày 8/9. Ảnh: AP. 
Người chồng nông dân 55 tuổi và người thân của anh đã bán lợn và ngô để trả cho người môi giới nhằm tìm thông tin về các con của S.Y ở Triều Tiên. Sau khi biết anh trai S.Y đang chăm sóc chúng, chồng cô đã gửi 15.000 nhân dân tệ (2.260 USD) sang để hỗ trợ họ.
Một số phụ nữ Triều Tiên khác cũng được chồng đối xử tốt như S.Y. Tuy nhiên, số khác không được may mắn như vậy. Một cô dâu đã chạy sang Hàn Quốc cho biết người chồng Trung Quốc từng trói cô vào cột hàng giờ liền sau khi phát hiện cô tìm cách bỏ trốn.
Những người phụ nữ này cũng sống với nỗi lo bị bắt và hồi hương về Triều Tiên. Những năm gần đây, họ hạn chế đi lại vì chính quyền yêu cầu công dân trình thẻ căn cước khi rời khu vực.
Họ nói được một chút tiếng Trung, có một số bạn bè ở địa phương nhưng không được hưởng quyền lợi xã hội và y tế mà những người Trung Quốc bình thường có được.
Họ ở lại còn vì những đứa con lai Trung Quốc. "Con trai 10 tuổi của tôi biết các bà mẹ Triều Tiên khác đã chạy trốn. Cậu bé luôn vâng lời tôi vì sợ tôi cũng sẽ bỏ đi", cô Kim, một phụ nữ Triều Tiên sống cùng làng với S.Y, cho biết.
Những cô dâu chạy trốn
Đối với những cô dâu muốn thoát khỏi Trung Quốc, Hàn Quốc là lựa chọn hấp dẫn với hứa hẹn về quyền công dân, tiền tái định cư, nơi ở giá rẻ và không gặp rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên, để đến Hàn Quốc, họ phải trải qua một hành trình dài, nguy hiểm và lại phải đặt niềm tin vào những người môi giới.
Sau 2 năm rưỡi sống trong ngôi làng ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, Kim Jungah không thể chịu nổi khi nghĩ tới cảnh con gái cô sẽ chứng kiến mẹ mình bị chính quyền lôi đi.
"Mỗi tối tôi đều mất ngủ. Khi nghe thấy tiếng ôtô, tôi đều sợ rằng đó có thể là cảnh sát", người phụ nữ 41 tuổi nói.
Năm 2009, cô bỏ đi vì nghĩ rằng có thể thuyết phục chồng sang Hàn Quốc cùng con gái nếu cô kiếm đủ tiền. Tuy nhiên, cô không được chồng chấp thuận.
Kim không nói chuyện với con gái từ đầu năm 2013, khi chồng cô đổi số điện thoại sau khi phát hiện cô đã kết hôn ở Hàn Quốc. Kim cho biết cha đẻ của con gái mình thực ra là người Triều Tiên vì cô không biết mình mang thai khi bị bán sang Trung Quốc vào năm 2006 với giá 19.000 nhân dân tệ (2.860 USD).
Khi phóng viên AP tới thăm ngôi nhà này, cô con gái 10 tuổi của Kim đang vui vẻ chạy quanh sân. Người chồng Trung Quốc của cô cho biết anh đối xử với cô bé như con đẻ và con gái anh học tốt ở trường.
Kim nói rằng cô sẽ cho chồng 50.000 nhân dân tệ (7.530 USD) nếu anh gửi con gái sang cho cô và sẽ kiện anh nếu bị từ chối. Tuy nhiên, chồng cũ của cô nói anh sẽ không để con gái đoàn tụ với Kim cho đến khi cô bé trưởng thành.
Người này yêu cầu giấu danh tính để bảo vệ con gái. Anh tự gọi mình là nạn nhân của "hôn nhân giả". "Cô ấy đến đây, sinh con rồi bỏ đi. Cô ấy có nơi ăn chốn ở, tôi không hiểu tại sao cô ấy lại bỏ đi", người đàn ông 50 tuổi nói.
Kim Sun Hee và người chồng Hàn Quốc gốc Hoa Chang Kil Dong trong cuộc phỏng vấn tại nhà riêng ở Gunpo, Hàn Quốc, ngày 19/10. Kim từng bị bán từ Triều Tiên sang Trung Quốc nhưng đã tới Hàn Quốc vào năm 2008. Ảnh: AP.
Kim Sun Hee và người chồng Hàn Quốc gốc Hoa Chang Kil Dong trong cuộc phỏng vấn tại nhà riêng ở Gunpo, Hàn Quốc, ngày 19/10. Kim từng bị bán từ Triều Tiên sang Trung Quốc nhưng đã tới Hàn Quốc vào năm 2008. Ảnh: AP. 
Trong khi đó, một số phụ nữ Triều Tiên đã được đoàn tụ gia đình. Kim Sun Hee, 38 tuổi, đến Hàn Quốc năm 2008. Cô sống cùng người chồng Hàn Quốc gốc Hoa Chang Kil Dong, 48 tuổi, người đã bỏ 8.000 nhân dân tệ (1.200 USD) để mua Kim khi cô 18 tuổi.
Chang giờ làm công việc lao động chân tay ở Hàn Quốc. Từng nghĩ rằng mình bị vợ bỏ, Chang đã rất vui mừng khi Kim gọi anh đến Hàn Quốc. Chang ước gì có thể quay lại lúc trước và thay vì trả cho người môi giới, anh sẽ gửi tiền cho gia đình vợ để được kết hôn theo truyền thống.
Nỗi đau khôn cùng
Cả ba phụ nữ Triều Tiên được AP phỏng vấn ở Trung Quốc đều bỏ con lại quê nhà vì nghĩ rằng cuộc vượt biên của họ chỉ là tạm thời.
S.Y muốn nuôi lợn để kiếm tiền thuê người môi giới giúp cô tìm hiểu xem các con trai mình ở Triều Tiên sống ra sao. Kim, người đã có con trai 10 tuổi ở Trung Quốc, nói rằng cô quá nghèo nên không thể thuê người tìm kiếm đứa con trai 12 tuổi mà cô bỏ lại vào năm 2007.
"Mỗi khi nghĩ về con mình ở Triều Tiên, tôi đều khóc", người phụ nữ 46 tuổi nói. Rất nhiều phụ nữ Triều Tiên ở Trung Quốc đã bỏ trốn. Vì vậy, những người ở lại thường bị coi khinh.
"Người ta gọi chúng tôi là 'gà mái'. Họ nói rằng chúng tôi không xứng đáng làm mẹ vì chúng tôi chỉ đẻ trứng rồi chạy đi nơi khác", S.Y nói.
Những đứa trẻ bị các bà mẹ Triều Tiên bỏ lại Trung Quốc cũng phải đối mặt với sự kỳ thị. Một phụ nữ Triều Tiên cho biết bạn học cùng lớp trung học với con gái cô thường bị trêu chọc ở trường. Mẹ cậu bé đã bỏ trốn ngay sau khi cậu chào đời.
Một số phụ nữ chạy sang Hàn Quốc cảm thấy bị giằng xé giữa cuộc sống mà họ tự tạo dựng cho mình và cuộc sống khi bị bán sang Trung Quốc.
Một phụ nữ trốn sang Hàn Quốc năm 2006 đã không liên lạc với gia đình ở Trung Quốc dù có con trai ở đó vì cô đã bị họ đối xử tệ bạc. Cô yêu cầu chỉ được gọi là Y do lo ngại việc công khai quá khứ sẽ hủy hoại cuộc sống mới của mình.
Y cho biết người chồng Hàn Quốc đã bỏ rơi mẹ con cô sau khi biết về cuộc sống của cô ở Trung Quốc.
"Một số người sẽ nói tôi là kẻ vô tình nhưng tôi đã rời ngôi nhà đó với quyết tâm không bao giờ quay lại", cô nói trong nước mắt. "Giờ đây, đôi khi tôi cảm thấy muốn về đó để xem con trai tôi đã lớn thế nào. Nhưng tôi không thể làm vậy", cô bày tỏ.

Ngắm vẻ đẹp mộc mạc của phụ nữ Triều Tiên

Nhiếp ảnh gia Noroc (tác giả của bộ ảnh này) rất ngạc nhiên khi thấy rằng hầu hết những người phụ nữ Triều Tiên đều rất hạnh phúc khi được chụp ảnh.

Ngắm vẻ đẹp mộc mạc của phụ nữ Triều Tiên
Ngam ve dep moc mac cua phu nu Trieu Tien
Một người phụ nữ Triều Tiên xinh đẹp trong bộ quân phục. (ảnh: Mihaela Noroc/Huffington Post). 

Khám phá cuộc sống phụ nữ Triều Tiên đầu những năm 1970

(Kiến Thức) - Sau đây là hình ảnh ghi lại cuộc sống phụ nữ Triều Tiên đầu những năm 1970 - trong lao động sản xuất, mua sắm hoặc chăm lo cho gia đình.

Khám phá cuộc sống phụ nữ Triều Tiên đầu những năm 1970
Kham pha cuoc song phu nu Trieu Tien dau nhung nam 1970
 Nữ nông dân Triều Tiên điều khiển máy cấy lúa trên đồng ruộng. Đây là một trong những bức ảnh về cuộc sống của phụ nữ Triều Tiên đầu những năm 1970. Ảnh Sina

Ngắm vẻ đẹp thuần khiết của phụ nữ Triều Tiên

(Kiến Thức) - Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, chúng tôi xin giới thiệu tới các độc giả bộ ảnh tổng hợp, lột tả vẻ đẹp thuần khiết của các phụ nữ Triều Tiên.

Ngắm vẻ đẹp thuần khiết của phụ nữ Triều Tiên
Ngam ve dep thuan khiet cua phu nu Trieu Tien
 Hai phụ nữ Triều Tiên cầm ô đi dưới trời mưa ở Bình Nhưỡng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.