Bi kịch 2 lần xuất giá không trọn vẹn của con gái Hán Vũ Đế

So với anh chị em của mình, Vệ Trưởng Công chúa đã có được những ân sủng đặc biệt mà ít công chúa nhà Hán nào có được.

Bi kịch 2 lần xuất giá không trọn vẹn của con gái Hán Vũ Đế
Vệ Trưởng công chúa là con gái đầu lòng của Hán Vũ Đế Lưu Triệt và Hoàng hậu Vệ Tử Phu. Nàng được Hoàng đế nhất mực yêu thương, gần như không một nàng công chúa nhà Hán nào có thể vượt qua ân sủng mà Vệ Trưởng công chúa từng nhận được.
Thông tin về Vệ Trưởng công chúa không được ghi chép nhiều trong sách sử. Tuy nhiên, dựa vào những ghi chép về Vệ Tử Phu, có thể bà đã hạ sinh Vệ Trưởng công chúa vào khoảng năm 137 Trước Công nguyên và Vệ Trưởng công chúa cũng là con đầu lòng của bà.
Vào thời nhà Hán, thông thường thì con gái của Hoàng đế được gọi là Công chúa và chị em gái của Hoàng đế được gọi là Trưởng Công chúa, cô của Hoàng đế được gọi là Đại Trưởng Công chúa. Nhưng, Hán Vũ Đế lại đặc biệt phong cho con gái cả của mình làm Trưởng Công chúa.
Sự sách phong vượt cấp như vậy đã gây ra nhiều nhầm lẫn cho thế hệ sau này. Do đó nhiều người đã nghĩ rằng chữ "Vệ Trưởng" trong danh xưng "Vệ Trưởng Công chúa" chính là phong hiệu của nàng. Trên thực tế, "Vệ Trưởng Công chúa" chính là danh xưng của nàng, "Vệ" chính là họ mẹ, "Trưởng Công chúa" ám chỉ thân phận con gái cả của Hoàng đế.
Bi kich 2 lan xuat gia khong tron ven cua con gai Han Vu De
Ảnh minh họa. 
Vệ Trưởng Công chúa xuất giá 2 lần trong đời. Trong các tài liệu lịch sử, khi viết về Vệ Trưởng Công chúa cũng chỉ tập trung vào 2 cuộc hôn nhân này.
Lần đầu tiên thành thân, nàng được gả cho Bình Dương hầu Tào Tương, con trai của Bình Dương Công chúa - cô ruột của nàng. Cả hai có một người con trai là Tào Tông. Tuy nhiên hạnh phúc của nàng không kéo dài khi Tào Tương đã qua đời không lâu sau đó.
Sau khi Tào Tương mất, Hoàng đế tiếp tục gả nàng cho Loan Đại, một phương sĩ (người tinh thông thuật lạ) mà Hoàng đế vô cùng tin tưởng. Vào thời điểm đó, Hán Vũ Đế rất trọng dụng Loan Đại vì nghĩ người này rất thần thông quảng đại, ngoại hình cũng rất khôi ngô tuấn tú.
Khi xuất giá lần thứ 2, Hán Vũ Đế đã ban cho Vệ Trưởng Công chúa rất nhiều vàng bạc, có thể nói là ngang với tiêu chuẩn của Hoàng hậu. Có thể thấy ông rất yêu thương người con gái này.
Nhưng không lâu sau đó, Loan Đại bị Hán Vũ Đế xử tử vì lừa dối Hoàng đế. Điều kỳ quặc là dù chết vì tội khi quân nhưng mộ của Loan Đại được xây dựng khá nguy nga. Chỉ có 1 khả năng duy nhất là Hoàng đế muốn giữ thể diện cho con gái cưng của mình.
Mọi ghi chép về Vệ Trưởng Công chúa đã kết thúc sau cuộc hôn nhân thứ 2 này. Từ khi Loan Đại chết, không còn tài liệu lịch sử nào viết về nàng nữa. Không ít người cho rằng vì nàng có liên quan đến những màn dối trá của Loan Đại nên đã bị Hoàng đế xử tử liên đới. Tuy nhiên, trên thực tế hoàn toàn không có ghi chép nào như vậy, tất cả chỉ là phỏng đoán của hậu nhân.

Cú lừa động trời của nàng "công chúa" đến từ vùng đất lạ

(Kiến Thức) - “Công chúa Caraboo” là cú lừa làm chấn động cả châu Âu thế kỷ 19. Đạo diễn của vở kịch hoàn hảo này là một cô hầu gái của nước Anh...

Cú lừa động trời của nàng "công chúa" đến từ vùng đất lạ
Cu lua dong troi cua nang
Vào năm 1817, một người thợ đóng giày ở Anh bắt gặp một thiếu nữ đi lạc trong trang phục hết sức lạ lùng. Cô gái này nói thứ tiếng mà không một ai hiểu.
Cu lua dong troi cua nang
Người dân địa phương đã nhờ nhiều người nước ngoài để cố gắng hiểu cô gái đó đang nói gì. Rất may, cuối cùng cũng có một thủy thủ người Bồ Đào Nha hiểu được phần nào câu chuyện của cô gái.

Kỳ lạ công chúa thời nhà Đường xinh đẹp nhưng cực khó lấy chồng

Không ít các nàng công chúa thời Đường đa tình. Một khi đã động lòng, các nàng không ngại lễ tiết, cũng không màng đến danh phận, sẵn sàng tư thông với người khác, làm mất hết mặt mũi nhà chồng.

Kỳ lạ công chúa thời nhà Đường xinh đẹp nhưng cực khó lấy chồng

Nói đến các công chúa, mọi người thường nghĩ ngay đến thân phận cành vàng lá ngọc. Rất nhiều người đàn ông ước ao được trở thành phò mã, cưới được mỹ nhân cao quý trong hoàng cung. Tuy nhiên, vào thời Đường, đa số mọi người đều sợ hãi vô cùng khi phải cưới công chúa làm vợ. Vậy nguyên nhân tại sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Thứ nhất, thời Đường, phân nửa các công chúa phẩm đức đều không tốt. Không chỉ kiêu căng ngạo mạn, hung hăng hống hách, tính tình thô bạo, còn không chịu tuân thủ theo lễ tiết của thời đại. Cậy mình có thân phận cao quý, những nàng công chúa này vô cùng lộng quyền. Có lấy về, cũng phải cắn răng nhịn nhục để chiều chuộng.

Công chúa ngoại quốc duy nhất được lập đền thờ ở Việt Nam

Nhồi Hoa công chúa là người Ai Lao, tức nước Lào hiện nay. Dưới thời Hậu Lê, bà có công giúp người Việt nên được nhân dân tôn thờ. Bà là công chúa ngoại quốc duy nhất được lập đền thờ ở Việt Nam.

Công chúa ngoại quốc duy nhất được lập đền thờ ở Việt Nam
Cong chua ngoai quoc duy nhat duoc lap den tho o Viet Nam
Theo Cổng thông tin Du lịch Ninh Bình, Nhồi Hoa công chúacông chúa ngoại quốc duy nhất được lập đền thờ ở Việt Nam. Hiện nay, đền thờ bà tọa lạc tại xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới