Bị Hải Phòng ra “tối hậu thư” DA Tràng Cát, Tổng cty Kinh Bắc làm ăn thế nào?

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu chủ đầu tư dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát, Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 khởi công các dự án vào tháng 5 và tháng 6/2024.

Bị Hải Phòng ra “tối hậu thư” DA Tràng Cát, Tổng cty Kinh Bắc làm ăn thế nào?
Văn phòng UBND TP Hải Phòng vừa có thông báo truyền đạt kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình thực hiện, triển khai 11 dự án, trong đó có 4 dự án do Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã: KBC), Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị Tràng Cát (công ty con KBC), Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng (công ty con của KBC) nghiên cứu đề xuất đầu tư.
Khởi công đúng hạn hoặc bị thu hồi
Hai dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát (quận Hải An) và dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (huyện An Lão) được lãnh đạo UBND TP Hải Phòng chỉ định tiến độ cụ thể từng hạng mục.
Theo đó, đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát, quận Hải An (có quy mô diện tích 585ha, tổng vốn đầu tư cho dự án vào khoảng 11.328 tỷ đồng), UBND TP Hải Phòng yêu cầu Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị Tràng Cát (công ty con của Kinh Bắc) tập trung triển khai dự án theo tiến độ thành phố đề ra. Đến tháng 6/2024, chủ đầu tư phải hoàn thành việc thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng (phần hạ tầng) và tổ chức khởi công dự án.
Trường hợp không có lý do khách quan mà Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị Tràng Cát không đảm bảo tiến độ nêu trên, UBND thành phố sẽ xem xét việc thu hồi dự án theo quy định.
Bi Hai Phong ra “toi hau thu” DA Trang Cat, Tong cty Kinh Bac lam an the nao?
Phối cảnh tổng thể Khu công nghiệp đô thị và dịch vụ Tràng Cát. (Ảnh: KCB).
Đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, huyện An Lão (tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng), TP Hải Phòng yêu cầu Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng (thành viên của Kinh Bắc) tập trung triển khai theo tiến độ thành phố đưa ra. Đến tháng 5/2024, công ty phải tổ chức khởi công dự án. Trường hợp không có lý do khách quan mà Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng không đảm bảo tiến độ nêu trên, UBND TP Hải Phòng sẽ xem xét việc lựa chọn nhà đầu tư khác để nghiên cứu triển khai dự án.
Hai dự án còn lại của nhóm Kinh Bắc đều do Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng làm chủ đầu tư, cũng đã nhận chỉ đạo từ UBND TP Hải Phòng.
Cụ thể, với dự án Cụm công nghiệp phụ trợ Tràng Duệ tại xã Hồng Phong, xã An Hoà, huyện An Dương, TP Hải Phòng yêu cầu SHP khẩn trương tổ chức lập đề xuất dự án, trong đó bao gồm tuyến đường kết nối dự án sang tỉnh Hải Dương trình duyệt theo quy định; báo cáo hồ sơ đề xuất thực hiện dự án trước ngày 5/6. Bên cạnh đó, yêu cầu Sở Công Thương thẩm định, hoàn thiện hồ sơ bổ sung Cụm công nghiệp phụ trợ Tràng Duệ vào quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp thành phố, báo cáo UBND thành phố trước ngày 5/6.
Đối với dự án nhà ở xã hội thuộc Khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ, thành phố đồng ý chủ trương cho SHP phối hợp với Sở Xây dựng sơ bộ xác định giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua để thông tin rộng rãi tới nhân dân. Trước đó vào 28/5, SHP đã khởi công dự án trên. Quy mô dự án gồm 10 toà chung cư cao 15 tầng nổi và 1 tầng hầm, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.594 tỷ đồng.
Ngoài ra, lãnh đạo UBND TP Hải Phòng cũng đề nghị các sở, ngành, quận, huyện đáp ứng tiến độ với một loạt dự án khu nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp khác tại thành phố.
Tổng Công ty Kinh Bắc kinh doanh ra sao?
Liên quan đến nhà đầu tư, theo tìm hiểu, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP được thành lập ngày 27/3/2002, có trụ sở chính tại lô B7 Khu công nghiệp Quế Võ, phường Phương Liễu, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Doanh nghiệp này được biết đến là nhà phát triển bất động sản công nghiệp và đô thị dịch vụ gắn với tên tuổi doanh nhân Đặng Thành Tâm. Hiện Kinh Bắc đang nắm quyền quản lý Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh); Khu công nghiệp Tràng Cát (Hải Phòng); Tổ hợp văn phòng, Trung tâm thương mại, Khách sạn ở Mỹ Đình (Hà Nội)…
Mới đây, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP đã công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 dự kiến diễn ra ngày 23/6 tới với nhiều nội dung liên quan đến kế hoạch kinh doanh.
Cụ thể, trong báo cáo đại hội đồng cổ đông về hoạt động kinh doanh năm 2022 và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2023, Kinh Bắc đặt mục tiêu doanh thu đạt 9.000 tỷ đồng, gấp 9,5 lần cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 4.000 tỷ đồng, gấp 2,5 lần thực hiện năm 2022. Đây sẽ là mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế cao nhất của doanh nghiệp kể từ khi lên niêm yết từ 2009 tới nay.
Tuy nhiên, thực tế 2022 lại là năm thất thu đáng quên của “ông lớn” khu công nghiệp này khi chứng kiến doanh thu và lợi nhuận cốt lõi đồng loạt giảm rất mạnh. Trong năm 2022, doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu 3.498 tỷ đồng, giảm 27,61% so với cùng kỳ và gần bằng 36% so với kế hoạch; lợi nhuận sau thuế ghi nhận 1.576 tỷ đồng, chỉ bằng 35% so với kế hoạch lợi nhuận năm. Tại ngày 31/12/2022, tổng nợ phải trả của Kinh Bắc là hơn 17.060 tỷ đồng; tổng tài sản đạt hơn 34.906 tỷ đồng, tăng 11,26% so với năm 2021.
Cũng tại thời điểm 31/12/2022, Kinh Bắc đang sở hữu và đồng quản lý các dự án có tổng quỹ đất là 6.386,54ha đất khu công nghiệp, 1.262,8ha đất khu đô thị và 78,9ha cho các dự án nhà máy, nhà xưởng và nhà ở xã hội tập trung ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Trong đó, trong năm 2022, quỹ đất khu công nghiệp của Kinh Bắc tăng thêm 1.255,8ha, tăng 23,37% so với năm 2021 tập trung chủ yếu ở Long An và Bắc Giang.
Trong kế hoạch kinh doanh 2023, Kinh Bắc sẽ triển khai kế hoạch đầu tư kinh doanh đối với các khu công nghiệp đang hoạt động như Nam Sơn Hạp Lĩnh - Bắc Ninh, Khu công nghiệp Quang Châu và Quang Châu mở rộng - Bắc Giang , Khu công nghiệp Tân Phú Trung – TPHCM… Trong đó, Kinh Bắc lên kế hoạch tiếp tục đền bù và hoàn thiện cơ sở hạ tầng (108,3ha) dự án khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh để bàn giao đất cho nhà đầu tư đã ký kết biên bản ghi nhớ và sẵn sàng quỹ đất thu hút các nhà đầu tư mới.
Với khu công nghiệp Quang Châu mở rộng, tập trung hoàn thiện đền bù và cơ sở hạ tầng với 38,1ha còn lại và thu hút đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy 100%. Doanh nghiệp này cũng lên kế hoạch tiếp tục đền bù dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung với diện tích 33,2ha. Đối với dự án Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, Kinh Bắc sẽ hoàn thiện thủ tục phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án vào quý 3/2023, chuẩn bị nguồn tài chính để sẵn sàng thực hiện ngay phương án đền bù khi dự án được phê duyệt.
Về mảng bất động sản nhà ở, Kinh Bắc tiếp tục hoàn thiện 28 căn biệt thự và bàn giao 83 căn biệt thự cuối cùng tại dự án Khu đô thị Tràng Duệ. Đối với Khu đô thị Tràng Cát, Kinh Bắc tập trung triển khai san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng để sẵn sàng đưa vào kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh. Công ty cũng sẽ tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý để bàn giao cho các nhà đầu tư đã đặt chỗ, thực hiện ghi nhận doanh thu trong năm 2023; tiếp tục đền bù triển khai đầu tư dự án Khu đô thị Phúc Ninh.
Đối với các dự án nhà ở xã hội và khu tái định cư, Kinh Bắc triển khai phương án đầu tư xây dựng và thu xếp vốn cho các dự án nhà ở xã hội trong Khu đô thị Tràng Duệ là 3,13ha, Khu dân cư Tân Phú Trung, các khu tái định cư ở Long An, quản lý và phát triển dự án Nhà ở xã hội thị trấn Nếnh – Bắc Giang do Công ty con là Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn – Hải Phòng là đối tác liên danh của dự án.
Ngoài ra, Kinh Bắc còn 2 dự án Nhà máy điện tử Quảng Yên, Nhà máy Phụ tùng động cơ máy nông nghiệp tại Quảng Ninh có tổng quy mô hơn 60,7ha. Dự án đang tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng và san lấp, được kỳ vọng là chiến lược kinh doanh mới của Kinh Bắc vẫn dựa trên nền tảng phát triển khu công nghiệp…

Ông Đặng Thành Tâm không muốn... PR bản thân

Ông Đặng Thành Tâm không muốn... PR bản thân
Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, khi được mời phát biểu, ông chỉ nói 2 câu liên quan đến luật sửa đổi Điều 170 Luật Doanh nghiệp. Đại ý: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đã bán cho doanh nghiệp trong nước nhưng vẫn hoạt động dưới giấy phép (đầu tư nước ngoài). Luật (sửa đổi) cần nói rõ đối với những trường hợp này vẫn áp dụng như nhau.

Soi quê quán những tỷ phú giàu nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Trong top 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt, có người sinh ra ở vùng quê nghèo khó, đi lên từ con số 0.

Soi quê quán những tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Đứng đầu top 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ông Vượng (SN 1968) quê gốc ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Gây dựng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp, với những thành công trong kinh doanh, ông Vượng hiện là tỷ phú đô la đầu tiên Việt Nam.
Đứng đầu top 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ông Vượng (SN 1968) quê gốc ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Gây dựng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp, với những thành công trong kinh doanh, ông Vượng hiện là tỷ phú đô la đầu tiên Việt Nam.
Theo sau ông Vượng là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông Đức (SN 1962) quê tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, Bình Định. Ông khởi nghiệp bằng việc điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất và nhiều lĩnh vực khác. Ông Đức từng là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt năm 2008.
 Theo sau ông Vượng là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông Đức (SN 1962) quê tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, Bình Định. Ông khởi nghiệp bằng việc điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất và nhiều lĩnh vực khác. Ông Đức từng là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt năm 2008.

GĐ đại gia Đặng Thành Tâm kiếm tiền nhiều nhất từ đâu?

Nguồn thu lớn nhất của Công ty Kinh Bắc (KBC) nói chung, gia đình ông Đặng Thành Tâm nói riêng đến từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ.

GĐ đại gia Đặng Thành Tâm kiếm tiền nhiều nhất từ đâu?
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2014 của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC), trong năm 2014, nguồn thu lớn nhất của gia đình đại gia Đặng Thành Tâm đến từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, đạt 1.069 tỉ đồng.
GD dai gia Dang Thanh Tam kiem tien nhieu nhat tu dau?
 Ông Đặng Thành Tâm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.