Bi hài công chúa triều Nguyễn

Thời phong kiến việc dựng vợ, gả chồng luôn là do cha mẹ sắp đặt. Tuy nhiên với công chúa – những người con gái của vua thì việc lấy chồng cũng không phải điều đơn giản.

Bi hài công chúa triều Nguyễn

Thời kì phong kiến gần nhất với chúng ta chính là thời nhà Nguyễn vì vậy có rất nhiều câu chuyện của hoàng gia nơi cung thành hoa lệ cũng được lưu truyền cho đến ngày nay. Đặc biệt có chuyện lấy chồng của công chúa thời Nguyễn đã được ghi lại rất thú vị.

Theo ghi chép đăng trên Tập san Hội Đô thành hiếu cố (B.A.V.H) năm 1934 cho thấy chuyện cưới xin của các công chúa thời Nguyễn có rất nhiều điều lạ lùng, khiến chúng ta phải bất ngờ.

Bi hai cong chua trieu Nguyen

Lập danh sách để chọn chồng cho công chúa

Theo ghi chép, khi công chúa đến tuổi cập kê thì theo truyền thống của hoàng gia, nhà vua sẽ giao cho Bộ Lại và Bộ Binh lập một danh sách các con, cháu và chắt của các công thần, đại thần, nhị thần trong triều đình. Trong danh sách ấy có ghi lại đầy đủ họ tên, tuổi và quê quán của các chàng trai rồi bẩm báo lên vua. Những người được chọn ít nhất phải đáp ứng các yêu cầu như đủ 16 tuổi trở lên, không có dị tật, dễ nhìn và thông minh.

Bi hai cong chua trieu Nguyen-Hinh-2

Sau đó nhà vua sẽ chỉ định một vị đại thần làm chủ hôn, một vị đại thần làm "chiếu liệu" – người ra lệnh. Cả hai vị này đều phải có gia đình đề huề, đông con cháu. Hai vị đại thần sẽ có nhiệm vụ chọn ra tối thiểu là 5 người ứng viên làm phò mã dựa trên nhân thân và tuổi hợp với công chúa. Và theo phong tục xem tuổi của người Việt Nam ta xưa là gái hơn hai, trai hơn một. Cuối cùng khi nhà vua chọn được người làm rể thì sẽ điểm một dấu son dưới tên người đó và đại thần sẽ đi báo đến gia đình nhà trai để bắt đầu chuẩn bị nghi thức kết hôn.

Chuyện bi hài của việc chọn chồng cho công chúa thời vua Tự Đức

Các ghi chép đã kể lại một câu chuyện chọn chồng cho công chúa thời vua Tự Đức thật sự khiến chúng ta bất ngờ. Đó là sau khi vua Thiệu Trị băng hà, triều đình phải để tang và vua Tự Đức phải để tang 3 năm. Trong 3 năm đó triều đình không được tổ chức hôn lễ nào. Vì thế sau 3 năm trong cung có tới 30 công chúa là con gái của vua Thiệu Trị và vua Tự Đức chưa lấy chồng, trong đó có những công chúa đã quá tuổi đào tơ từ lâu.

Bi hai cong chua trieu Nguyen-Hinh-3

Khi lập danh sách tìm phò mã cho các công chúa thì có không ít người đã phải bỏ trốn khỏi kinh thành vì "được" chọn làm phò mã. Nguyên nhân bởi vì công chúa không chỉ lớn tuổi mà cũng chẳng có "sắc nước hương trời". Vì thế danh sách cũng phải mở rộng xuống con của các quan tam phẩm. Khi đó tên của các ứng viên sẽ được viết vào các tờ giấy, nếu công chúa rút được tên của ai thì sẽ lấy người đó làm chồng.

Quyền lợi của phò mã cũng hết sức hậu hĩnh

Các phò mã sẽ nhận được những quyền lợi vô cùng lớn sau khi kết hôn với công chúa. Đầu tiên sẽ được lĩnh 3000 quan tiền để mua nhà ở còn được gọi là phủ hoặc đệ, 30000 quan để mua đồ dùng, quần áo, trang sức. Các đồ dùng mà một phò mã cần sắm là: "Một bộ triều phục cho phò mã, một cái mũ có 5 con phượng gắn san hô và kim cương, một cái đai nạm vàng, một đôi hoa tai bằng vàng, một cái hộp nhỏ bằng vàng đựng đồ trang điểm, một cái gương có khung cẩn xà cừ và vàng, một cái hộp nạm vàng và xà cừ đựng đồ uống trà, một cái ống nhổ bằng vàng, nhiều tấm gấm thêu và lụa cải hoa, những đôi hài thêu và bít tất". Ngoài ra, cần có các đồ dùng cho gia đình như tủ bếp, bàn ghế, đồ dùng làm bếp, một chiếc thuyền bồng… Bên cạnh đó, triều đình cũng cấp cho phò mã 50 lính để hầu cận.

Theo quy định, các công chúa sẽ không được thấy mặt phò mã trước khi cưới. Nhưng các công chúa vì tò mò nên đi dò hỏi để biết người chồng tương lai của mình ra sao. Hôn lễ cuối cùng của công chúa triều Nguyễn là công chúa Tân Phong em của vua Thành Thái lấy Nguyễn Hữu Khảm, con của cố Kinh lược sứ Bắc Kỳ Nguyễn Hữu Độ.

Những câu chuyện lịch sử về các triều đại phong kiến của Việt Nam luôn hấp dẫn và thú vị. Thời nay nhìn lại thấy những điều đó hết sức lạ lẫm nhưng cũng phần nào cho chúng ta biết được ngày ấy cha ông ta đã có cuộc sống như thế nào.

Tàn khốc quái chiêu tra tấn thả vào vạc dầu thời phong kiến

(Kiến Thức) - Dưới thời phong kiến ở Trung Quốc, phạm nhân đối mặt với nhiều quái chiêu tra tấn tàn khốc khiến cả thể xác lẫn tinh thần chịu nỗi đau khủng khiếp. Trong số này, thả vào vạc dầu sôi được coi là hình phạt hãi hùng đối với tội nhân. 

Tàn khốc quái chiêu tra tấn thả vào vạc dầu thời phong kiến
Tan khoc quai chieu tra tan tha vao vac dau thoi phong kien
 Xã hội Trung Quốc thời phong kiến áp dụng nhiều quái chiêu tra tấn hết sức man rợ và tàn bạo. Thả vào vạc dầu sôi là một trong số đó. 

Phụ nữ thời phong kiến chưa chồng mà chửa bị xử thế nào?

(Kiến Thức) - Trinh tiết là điều hết sức quan trọng đối với phụ nữ thời phong kiến ở Trung Quốc. Vì vậy, nếu cô gái nào có thai trước khi cưới thì sẽ đối mặt với những hậu quả khủng khiếp, thậm chí có người bị dồn đến con đường chết.

Phụ nữ thời phong kiến chưa chồng mà chửa bị xử thế nào?
Phu nu thoi phong kien chua chong ma chua bi xu the nao?
 Phụ nữ thời phong kiến ở Trung Quốc đều phải thực hiện tam tòng, tứ đức. Thêm nữa, việc giữ gìn trinh tiết rất được coi trọng. Bất cứ cô gái nào nếu có thai trước khi cưới đều phải đối mặt với những hậu quả khôn lường.

Vì sao người Trung Quốc thời phong kiến “mê mệt” rượu nữ nhi hồng?

(Kiến Thức) - Người Trung Quốc thời phong kiến ca ngợi rượu nữ nhi hồng là đệ nhất danh tửu. Những ai sở hữu loại rượu này đều được xem như "báu vật". Theo đó, người ta chỉ mang rượu nữ nhi hồng ra dùng vào những dịp đặc biệt như tiếp khách quý, kết hôn.

Vì sao người Trung Quốc thời phong kiến “mê mệt” rượu nữ nhi hồng?
Vi sao nguoi Trung Quoc thoi phong kien “me met” ruou nu nhi hong?
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử phong kiến, người Trung Quốc có nhiều loại rượu hấp dẫn. Nổi tiếng nhất có lẽ là rượu nữ nhi hồng hay nữ nhi tửu. Loại rượu này được ca ngợi là đệ nhất danh tửu. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới