Bị giữ Giấy phép lái xe, không nộp phạt đúng hẹn xử lý ra sao?

Quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị giữ sẽ bị xử lý như thế nào? Mức phạt với hành vi không có Giấy phép lái xe (GPLX) là bao nhiêu?

  

Khi vi phạm giao thông và bị tạm giữ Giấy phép lái xe (GPLX), nhiều người điều khiển phương tiện chủ quan, không nộp phạt đúng hạn để lấy bằng lái về. Vậy, trong tình huống quá hạn lấy giấy tờ xe đang bị tạm giữ, người điều khiển phương tiện sẽ xử lý ra sao?

Bị giữ GPLX nộp phạt không đúng hẹn bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, thời gian tạm giữ GPLX là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp và cần phải xác minh thêm. Việc tạm giữ GPLX phải được lập thành 2 biên bản, mỗi bên giữ 1 bản.

Điều 78 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thủ tục nộp tiền phạt quy định:

"1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Bi giu Giay phep lai xe, khong nop phat dung hen xu ly ra sao?
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, thời gian tạm giữ GPLX là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ, có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày. 

2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”

Nếu hết hạn tạm giữ mà người vi phạm vẫn không nộp phạt để lấy lại GPLX thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17, Nghị định số 115/2013/NĐ/CP:

- Thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.

Trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm đến nộp phạt để nhận lại GPLX thì phải nộp thêm số tiền chậm nộp phạt (0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp).

Bi giu Giay phep lai xe, khong nop phat dung hen xu ly ra sao?-Hinh-2
Những trường hợp bị giữ GPLX thì sẽ không được làm lại GPLX mới. 
Trong 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng, người vi phạm vẫn không đến nộp phạt và nhận GPLX thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu, có thể tiêu hủy theo quy định (Điều 109 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017).
Không đến nộp phạt để lấy GPLX đã bị tạm giữ sẽ bị xử phạt ra sao?
Nếu người vi phạm không đến lấy GPLX theo đúng hẹn, để quá hạn và cố tình điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt như trường hợp vi phạm lỗi không có GPLX. Mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô (Khoản 11, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với xe máy.
- Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên.
Nếu người điều khiển phương tiện tiếp tục vi phạm hành vi mới thì sẽ bị lập biên bản vi phạm mới, tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc tạm giữ phương tiện.

Nam sinh trường Y bất ngờ nổi tiếng nhờ điều này

(Kiến Thức) - Để lộ tấm bằng lái xe trên mạng xã hội, nam sinh trường Y khiến hội chị em săn đón vì quá đẹp trai.

Nam sinh truong Y bat ngo noi tieng nho dieu nay
Mới đây, tấm bằng lái xe máy của một nam sinh trường Y được một diễn đàn lớn trên mạng xã hội chia sẻ thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Ngay lập tức, info của anh chàng đã được tìm ra.

Những lỗi vi phạm giao thông nào bị trừ điểm giấy phép lái xe?

(Kiến Thức) - Dự thảo lần thứ 2 Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đề xuất 28 hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới.

 
Chính phủ thống nhất quy định về điểm của giấy phép lái xe

Kiến nghị thi lại bằng lái ôtô khi bị trừ hết điểm

(Kiến Thức) - Giấy phép lái xe ôtô tại Việt Nam sẽ được cấp 12 điểm/năm, nếu trong một năm mà người lái xe bị trừ hết điểm thì sẽ phải thi lại; không vi phạm sẽ được cộng điểm cho năm tiếp theo.

Video: 28 lỗi vi phạm có thể bị trừ điểm giấy phép lái xe (Nguồn VTV).

Nội dung giấy phép lái xe ôtô có 12 điểm/năm, bị trừ hết phải thi lại được Chính phủ thống nhất đưa vào Nghị quyết 123 sau phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật cuối tháng 8 vừa qua. Đây là nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ về việc quy định điểm trong bằng lái xe. Về vấn đề này nghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất quy định về điểm của giấy phép lái xe là một biện pháp hành chính (không phải là một hình thức xử phạt hành chính) theo hướng giấy phép lái xe được cấp 12 điểm /1 năm, nếu trong một năm mà bị trừ hết điểm thì phải thi lại giấy phép lái xe.

Đọc nhiều nhất

Tin mới