Bị "đá" ra khỏi chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ mất trắng 9 tỷ USD

Bị "đá" ra khỏi chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ mất trắng 9 tỷ USD

(Kiến Thức) - Cách đây ít tiếng đồng hồ, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức bị gạch tên khỏi chương trình phát triển máy bay tàng hình thế hệ năm F-35 của Mỹ, đẩy mối quan hệ giữa Washington và Ankara vào thời kỳ đen tối nhất.

Toàn bộ chương trình nghiên cứu và phát triển  máy bay F-35 của Mỹ có giá khoảng hơn 1.000 tỷ USD và chắc chắn Mỹ không thể "bảo" được hết toàn bộ số tiền này. Thay vào đó, F-35 nhận được một loạt các sự hỗ trợ về tiền và về kỹ thuật của các nước đồng minh với Mỹ trong đó có cả Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: Defensenews.
Toàn bộ chương trình nghiên cứu và phát triển máy bay F-35 của Mỹ có giá khoảng hơn 1.000 tỷ USD và chắc chắn Mỹ không thể "bảo" được hết toàn bộ số tiền này. Thay vào đó, F-35 nhận được một loạt các sự hỗ trợ về tiền và về kỹ thuật của các nước đồng minh với Mỹ trong đó có cả Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: Defensenews.
Với tư cách là một trong những quốc gia góp tiền vào nghiên cứu chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ được ưu tiên quyền đặt mua trước và số lượng chiến đấu cơ F-35 được nước này lên kế hoạch đặt mua là tối đa 100 chiếc. Nguồn ảnh: Defensenews.
Với tư cách là một trong những quốc gia góp tiền vào nghiên cứu chương trình F-35, Thổ Nhĩ Kỳ được ưu tiên quyền đặt mua trước và số lượng chiến đấu cơ F-35 được nước này lên kế hoạch đặt mua là tối đa 100 chiếc. Nguồn ảnh: Defensenews.
Phiên bản chiến đấu cơ được Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn là bản F-35A - phiên bản rẻ tiền nhất của chiến đấu cơ này và là phiên bản được phát triển để phục vụ cho lực lượng không quân. Tuy nhiên, do quyết tâm mua các dàn tên lửa S-400 từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ gạch tên khỏi chương trình F-35 và mất quyền mua loại chiến đấu cơ này trong tương lai. Nguồn ảnh: Defensenews.
Phiên bản chiến đấu cơ được Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn là bản F-35A - phiên bản rẻ tiền nhất của chiến đấu cơ này và là phiên bản được phát triển để phục vụ cho lực lượng không quân. Tuy nhiên, do quyết tâm mua các dàn tên lửa S-400 từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ gạch tên khỏi chương trình F-35 và mất quyền mua loại chiến đấu cơ này trong tương lai. Nguồn ảnh: Defensenews.
Để tận dụng được lợi thế so sánh của từng quốc gia tham gia vào chương trình phát triển F-35, Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 900 linh kiện cho chiếc chiến đấu cơ này. Việc Mỹ gạt Ankara ra khỏi chương trình sẽ kéo theo thiệt hại khá lớn vì toàn bộ các thiết bị, linh kiện mà đáng lẽ Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp giờ đây sẽ buộc phải chuyển địa điểm sản xuất. Nguồn ảnh: Defensenews.
Để tận dụng được lợi thế so sánh của từng quốc gia tham gia vào chương trình phát triển F-35, Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 900 linh kiện cho chiếc chiến đấu cơ này. Việc Mỹ gạt Ankara ra khỏi chương trình sẽ kéo theo thiệt hại khá lớn vì toàn bộ các thiết bị, linh kiện mà đáng lẽ Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp giờ đây sẽ buộc phải chuyển địa điểm sản xuất. Nguồn ảnh: Defensenews.
Ngoài ra, một loạt các kỹ sư được đào tạo để chịu trách nhiệm sản xuất 900 linh kiện này sẽ cần phải được đào tạo lại, ước tính Mỹ sẽ tốn khoảng nửa tỷ USD chỉ để đào tạo lại nhân lực thay thế cho đội ngũ kỹ sư của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: Defensenews.
Ngoài ra, một loạt các kỹ sư được đào tạo để chịu trách nhiệm sản xuất 900 linh kiện này sẽ cần phải được đào tạo lại, ước tính Mỹ sẽ tốn khoảng nửa tỷ USD chỉ để đào tạo lại nhân lực thay thế cho đội ngũ kỹ sư của Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: Defensenews.
Tính đến thời điểm hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đã tốn vào chương trình này khoảng 9 tỷ USD. Tuy nhiên việc bị loại bỏ ra khỏi chương trình nghiên cứu F-35 chắc chắn nằm trong kế hoạch của Ankara và phía Thổ Nhĩ Kỳ dường như sẽ bị ảnh hưởng rất ít bởi sự cố này. Nguồn ảnh: Defensenews.
Tính đến thời điểm hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đã tốn vào chương trình này khoảng 9 tỷ USD. Tuy nhiên việc bị loại bỏ ra khỏi chương trình nghiên cứu F-35 chắc chắn nằm trong kế hoạch của Ankara và phía Thổ Nhĩ Kỳ dường như sẽ bị ảnh hưởng rất ít bởi sự cố này. Nguồn ảnh: Defensenews.
Ngược lại, Mỹ mới là quốc gia gặp phải mối nguy hiểm khá lớn, việc Thổ Nhĩ Kỳ không mua F-35 trong tương lai đồng nghĩa với việc dây chuyền sản xuất F-35 của Mỹ sẽ thừa ra một lượng lớn máy bay chiến đấu loại này do ế hàng. Nguồn ảnh: Defensenews.
Ngược lại, Mỹ mới là quốc gia gặp phải mối nguy hiểm khá lớn, việc Thổ Nhĩ Kỳ không mua F-35 trong tương lai đồng nghĩa với việc dây chuyền sản xuất F-35 của Mỹ sẽ thừa ra một lượng lớn máy bay chiến đấu loại này do ế hàng. Nguồn ảnh: Defensenews.
Chiếc chiến đấu cơ F-35 đầu tiên được Mỹ sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành từ tháng 6/2018. Trừ khi Mỹ tìm được một khách hàng nào khác chịu mua lại đống máy bay mới cóng cạnh này còn nếu không, chắc chắn quá trình sản xuất máy bay và đào tạo phi công cho các nước khác sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Defensenews.
Chiếc chiến đấu cơ F-35 đầu tiên được Mỹ sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành từ tháng 6/2018. Trừ khi Mỹ tìm được một khách hàng nào khác chịu mua lại đống máy bay mới cóng cạnh này còn nếu không, chắc chắn quá trình sản xuất máy bay và đào tạo phi công cho các nước khác sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguồn ảnh: Defensenews.
Mỹ cũng khó có thể "đẩy" các chiến đấu cơ đáng lẽ đã lên kế hoạch sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ sang các nước khác hiện đang đặt mua F-35 vì việc có hàng trước thời hạn quá sớm sẽ khiến chương trình đào tạo phi công không theo kịp, dẫn đến việc có máy bay nhưng không có phi công, tốn thêm rất nhiều tiền bảo quản trong khi chờ phi công bổ sung được đào tạo xong. Nguồn ảnh: Defensenews.
Mỹ cũng khó có thể "đẩy" các chiến đấu cơ đáng lẽ đã lên kế hoạch sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ sang các nước khác hiện đang đặt mua F-35 vì việc có hàng trước thời hạn quá sớm sẽ khiến chương trình đào tạo phi công không theo kịp, dẫn đến việc có máy bay nhưng không có phi công, tốn thêm rất nhiều tiền bảo quản trong khi chờ phi công bổ sung được đào tạo xong. Nguồn ảnh: Defensenews.
Như vậy, có thể thấy hành động loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình phát triển F-35 là điều nằm ngoài mọi tính toán của Mỹ và vấp phải quá nhiều khó khăn, Mỹ vẫn buộc phải loại bỏ Ankara ra khỏi chương trình, tránh việc các bí mật của F-35 bị lộ khi loại chiến đấu cơ này có cơ hội tiếp xúc với S-400 của Nga. Nguồn ảnh: Defensenews.
Như vậy, có thể thấy hành động loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình phát triển F-35 là điều nằm ngoài mọi tính toán của Mỹ và vấp phải quá nhiều khó khăn, Mỹ vẫn buộc phải loại bỏ Ankara ra khỏi chương trình, tránh việc các bí mật của F-35 bị lộ khi loại chiến đấu cơ này có cơ hội tiếp xúc với S-400 của Nga. Nguồn ảnh: Defensenews.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ cất cánh thử từ tàu sân bay.

GALLERY MỚI NHẤT