Bị cháy lan vụ Rạng Đông , Cty Thể thao Động Lực từng làm ăn thế nào?

(Kiến Thức) - Trước khi bị cháy lan trong vụ Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Công ty CP Động Lực là doanh nghiệp thể thao lớn mạnh hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất - phân phối - xuất nhập khẩu trang thiết bị thể dục thể thao...

Dư luận vẫn chưa hết kinh hoàng sau vụ cháy khủng khiếp, kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ tại công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông ở phố Hạ Đình (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) vào ngày hôm qua (28/8/2019).
Theo Zing.vn, trong lúc xảy ra hỏa hoạn, ngọn lửa từ công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông đã cháy lan sang công ty CP Động Lực (gọi tắt là Động Lực Group) nằm kế bên. Đại diện công ty CP Động Lực khi đó cho biết tình hình rất nguy cấp, họ phải phá tường để di chuyển đồ đạc.
Báo cáo nhanh của UBND quận Thanh Xuân sáng ngày 29/8/2019 cho hay, hỏa hoạn xuất phát từ kho chứa hàng của công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông. Vụ cháy không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản đang được thống kê cũng như nguyên vụ cháy đang được làm rõ.
Dẫu vậy, dư luận vẫn rất quan tâm đến việc công ty CP Động Lực “bỗng dưng” bị cháy trước đây từng làm ăn như thế nào?. Liệu ngọn lửa của “hàng xóm” lan sang có gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp này hay không?.
Bi chay lan vu Rang Dong , Cty The thao Dong Luc tung lam an the nao?
Hiện trường vụ cháy công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông lan sang công ty CP Động Lực vào tối ngày 28/8/2019. (Ảnh: Nguyễn Phong Sơn).
Theo thông tin trên website dongluc.vn, công ty CP Động Lực tiền thân là một hợp tác xã nhỏ được thành lập năm 1989, sản phẩm chính là bóng đá khâu tay. Năm 1993, doanh nghiệp này chính thức đổi tên là công ty TNHH Động Lực.
Tháng 4/2007, công ty TNHH Động Lực chuyển đổi từ mô hình gia đình thành công ty của công chúng và đổi tên thành công ty CP Động Lực.
Tính đến ngày 31/32007, vốn điều lệ của doanh nghiệp này là 168 nghìn tỷ đồng
Doanh nghiệp này luôn khẳng định vị thế của mình trên thương trường và trở thành một trong những Tập đoàn thể thao lớn mạnh hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất - phân phối - xuất nhập khẩu trang thiết bị thể dục thể thao, trang thiết bị chăm sóc sức khỏe, sản xuất kinh doanh thiết bị giáo dục, tư vấn xây dựng công trình thể dục thể thao…
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp này có những nhà máy sản xuất như: Nhà máy sản xuất bóng chuyền và bóng dán; Nhà máy sản xuất quần áo; Nhà máy sản xuất giày; Nhà máy sản xuất bóng đá.
Bi chay lan vu Rang Dong , Cty The thao Dong Luc tung lam an the nao?-Hinh-2
Bóng đá Động Lực, thương hiệu nổi tiếng của Động Lực Group. (Ảnh: Internet).
Trong đó, nhà máy sản xuất bóng đá là một trong những nhà máy chủ lực của Động Lực. Theo giới thiệu từ website dongluc.vn, hàng tháng nhà máy này cho xuất xưởng từ 70.000 đến 100.000 quả bóng đá các loại đạt chất lượng cao, được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Công ty CP Động Lực đã thiết lập hệ thống phân phối sâu rộng với hơn 30 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc.
Mục tiêu của doanh nghiệp này là phấn đấu trở thành Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất - phân phối hàng thể dục thể thao. Xây dựng một hệ thống kênh phân phối bền vững gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ cho hệ thống nhà máy sản xuất thiết bị dụng cụ thể dục thể thao của Động Lực. Đẩy mạnh xuất khẩu sang: Ukraina, Hàn Quốc, Trung Quốc, Argentina, Hungari, Singapore...; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, Nhật Bản và các nước Đông Âu, đạt tỷ lệ doanh thu cao...

Tên tuổi “vang bóng một thời” đều đặn bỏ túi trăm tỷ đồng/năm

Giữa sự ra đi của loạt thương hiệu "vang bóng một thời” thì vẫn có những tên tuổi như Điện Quang, Cao Sao Vàng, mì Miliket vẫn có được niềm tin của người Việt.

Đã một thời thị trường Miền Nam nổi danh thương hiệu “xà bông Cô Ba” của thương gia Trương Văn Bền. Thậm chí, tên tuổi xà bông Cô Ba còn vượt qua biên giới, nổi danh ở xứ Miên, Lào…

PVN nói về giá bán dầu thô của Việt Nam cho Trung Quốc

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, việc xuất bán dầu thô của Việt Nam cho Trung Quốc được thực hiện dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, giá trung bình xuất khẩu cho khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp là 412 USD/tấn, cao hơn so với giá trung bình dầu thô Việt Nam xuất khẩu khoảng 9,59 USD/tấn. Việc xuất bán dầu thô của Việt Nam được thực hiện dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ.
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong 8 tháng đầu năm 2017, PVN đã khai thác 10,49 triệu tấn dầu, trong đó khai thác ở trong nước đạt 9,19 triệu tấn, ở nước ngoài là 1,30 triệu tấn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.