Bị 'cắm sừng', hoàng đế Trung Quốc vẫn sủng ái hoàng hậu lăng loàn

(VietnamDaily) - Trong lịch sử phong kiến, Tiêu Chiêu Nghiệp của nhà Nam Tề là hoàng đế Trung Quốc bị hoàng hậu Hà Tịnh Anh "cắm sừng" công khai. Dù biết chuyện, Tiêu Chiêu Nghiệp vẫn sủng ải và bảo vệ hoàng hậu phóng túng, dâm loạn. 

Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan
 Tiêu Chiêu Nghiệp là hoàng đế thứ ba của triều Nam Tề. Vị hoàng đế Trung Quốc này nổi tiếng lịch sử là vị vua bất tài, nhu nhược, không giỏi trị nước cũng như đời sống tình ái khiến người đời ngán ngẩm.
Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan-Hinh-2
 Cụ thể, kể từ khi cưới Hà Tịnh Anh, Tiêu Chiêu Nghiệp vô cùng sủng hạnh người vợ này. Để lên ngôi hoàng đế, Tiêu Chiêu Nghiệp âm ưu cùng mẹ của Hà Tịnh Anh là Dương thị dùng bùa phép để yểm bùa hãm hại cha và ông nội chết sớm.
Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan-Hinh-3
 Nhờ vậy, Tiêu Chiêu Nghiệp thuận lợi lên ngôi hoàng đế. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Hà Tịnh Anh được Tiêu Chiêu Nghiệp phong cho làm hoàng hậu. Dù được nhà vua hết mực sủng ái nhưng Hà hoàng hậu lại là người phóng túng, ham mê sắc dục.
Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan-Hinh-4
 Hà Tịnh Anh thấy bất cứ nam nhân nào ở gần chồng có ngoại hình khôi ngô tuấn tú đều tìm mọi cách quyến rũ rồi tư thông mặc kệ thân phận cao quý của mình.
Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan-Hinh-5
 Trong số những người Hà Tịnh Anh có quan hệ tình ái có Mã Trừng, Dương Mân. Những người này đều là thuộc hạ của hoàng đế Tiêu Chiêu Nghiệp. 
Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan-Hinh-6
 Không lén lút giống như những kẻ ngoại tình khác, Hà Tịnh Anh công khai bộc lộ bản chất dâm loạn của mình. Vị hoàng hậu này thản nhiên quyến rũ các nam nhân khác ngay cả khi có mặt Tiêu Chiêu Nghiệp. Dù biết bản thân bị "cắm sừng" nhưng ông vua này xem như không có chuyện gì.
Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan-Hinh-7
 Nguyên do được cho là vì ông sợ mẹ của Hà Tịnh Anh sẽ có thể dùng bùa chú hại chết mình giống như cha và ông nội năm xưa.
Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan-Hinh-8
 Thêm nữa, Tiêu Chiêu Nghiệp cũng ăn chơi xa đọa, suốt ngày rượu chè, tiệc tùng, chìm đắm trong nữ sắc nên coi chuyện Hà Tịnh Anh dan díu với người khác là việc nhỏ, không đáng quan tâm.
Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan-Hinh-9
Ngay cả khi quần thần vạch tội dâm loạn của hoàng hậu Hà Tịnh Anh và muốn xử tội bà, Tiêu Chiêu Nghiệp vẫn bất chấp mọi lễ nghĩa, quy định hoàng cung ra sức bảo vệ người vợ này.
Bi “cam sung”, hoang de Trung Quoc van sung ai hoang hau lang loan-Hinh-10
Chính điều này đã gây ra một cuộc nổi loạn và Tiêu Chiêu Nghiệp bị giết chết vì không có năng lực trị nước cộng thêm tội bao che cho hoàng hậu dâm loạn. Trong khi đó, Hà Tịnh Anh bị phế ngôi hoàng hậu, giáng xuống làm Uất Lâm vương phi và bị quản thúc, giam lỏng đến suốt đời. Ảnh trong bài mang tính minh họa.  

Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon. Nguồn: VTC14.

Những cặp sinh đôi của hoàng đế Trung Quốc có số phận nghiệt ngã

(VietnamDaily) - Dưới thời phong kiến, các hoàng đế Trung Quốc thường có nhiều hoàng tử, công chúa. Thế nhưng, nếu phi tần nào hạ sinh một cặp sinh đôi trong Tử Cấm Thành thì thường có số phận nghiệt ngã khi một trong hai sẽ bị loại bỏ.  

Nhung cap sinh doi cua hoang de Trung Quoc co so phan nghiet nga
 Các hoàng đế Trung Quốc cùng hậu cung gồm hàng trăm, hàng ngàn phi tần, mỹ nữ sống trong Tử Cấm Thành suốt nhiều thế kỷ. Vì vậy, nhà vua thường có rất nhiều hoàng tử và công chúa. 

Có một đại dịch được đặt theo tên hoàng đế La Mã Antonine

(VietnamDaily) - Đại dịch Antonine được đặt theo tên của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius Antoninus là một trong những dịch bệnh nguy hiểm, chết chóc nhất trong lịch sử. Theo một số tài liệu, dịch bệnh này khiến khoảng 5 triệu người tử vong.

Co mot dai dich duoc dat theo ten hoang de La Ma Antonine
 Từ năm 165 - 180, đại dịch Antonine bùng phát và lan rộng ở đế chế La Mã. Dịch bệnh này được đặt theo tên của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius Antoninus.

Tin mới