Bị bọ xít hút máu cắn, người đàn ông sốc phản vệ suýt chết

Người đàn ông khó thở, lơ mơ, phản xạ yếu, sốc phản vệ nặng phải nhập viện khẩn cấp do bọ xít hút máu cắn.

Bị bọ xít hút máu cắn, người đàn ông sốc phản vệ suýt chết
Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO (Đồng Nai) vừa cấp cứu cho ông V.V.Đ. (57 tuổi, trú tại Tân Mai, Biên Hòa) trong tình trạng nguy kịch do bị bọ xít hút máu cắn.
Ông Đ. cho biết, trong lúc nằm trên võng ông bất ngờ bị một con côn trùng giống bọ xít đốt vào gáy. Sau đó, ông lâm tình trang lơ mơ, khó thở, phản xạ yếu, ngứa ngáy toàn thân, mạch yếu và được gia gia đình đưa tới bệnh viện để cấp cứu.
Theo BS CKI Trần Văn Hiền – Phó khoa khám bệnh cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO, kết quả thăm khám, xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng. Để điều trị, bệnh nhân được chỉ định cấp cứu theo phác đồ, thở oxy, hồi sức tích cực.
Bác sĩ Hiền khuyến cáo, người dân, nếu bị côn trùng đốt phát hiện thấy có biểu hiện bất thường cần nhanh chóng tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất để được thăm khám, điều trị. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bi bo xit hut mau can, nguoi dan ong soc phan ve suyt chet
Cận cảnh loài bọ xít nguy hiểm. 
Bọ xít hút máu là gì?
Loài bọ xít hút máu có tên khoa học là Triatoma rubrofasciata, chuyên truyền bệnh Chagas lưu hành phổ biến ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Loài bọ xít này có xu hướng đốt, hút máu trên mặt người. Vòng đời của loài bọ xít này khoảng 300 ngày. Giai đoạn bọ xít trưởng thành, cơ thể có màu nâu tối phớt máu đỏ nhạt, phần đầu hơi kéo dài, râu đầu có 4 đốt, râu đầu có 4 đốt, phụ miệng kểu chích hút gọi là vòi.
Bọ xít hút máu người có thể gây ra 2 thể bệnh chính là: Chagas ở châu Mỹ và Bệnh ngủ do kí sinh trùng T. brucei gây ra.
Bệnh Chagas ở châu Mỹ
Bệnh Chagas xảy ra ở châu Mỹ, lây từ động vật sang người, qua vết đốt của của bọ xít hút máu. Bệnh có 2 thể: cấp tính và mạn tính. Bệnh cấp tính thường sốt nhẹ do nhiễm kí sinh trùng lần đầu. Sau khi bệnh cấp tự lành, hầu hết bệnh nhân chuyển sang bệnh mạn tính với đặc tính là có kí sinh trùng trong máu, dễ phát hiện kháng thể kháng ký sinh trùng, không có triệu chứng lâm sàng. Một số bệnh nhân bị tổn thương tim, đường tiêu hóa làm bệnh nặng lên và thiệt mạng.
Thể cấp tính có thời gian ủ bệnh từ 1 - 2 tuần sau khi bị bọ xít đốt. Tại vết đốt, nổi ban đỏ chai cứng và sưng (Chagoma) kèm theo nổi hạch. Nếu ký sinh trùng vào niêm mạc mắt, có dấu hiệu Romana, là một dấu hiệu đặc trưng trong bệnh Chagas cấp gồm: phù nề không đau một bên mi mắt và mô quanh hốc mắt kéo dài đến 2 tháng.
Bệnh nhân bị mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, phù nề vùng mặt và tay chân, nổi hạch toàn thân, gan, lách to. Triệu chứng hiếm gặp là viêm cơ tim nặng, nhưng hầu hết bệnh nhân tử vong đều do suy tim. Có bệnh nhân bị viêm não, màng não. Đa số bệnh nhân cấp tính sau đều trở thành người mang mầm bệnh không triệu chứng hoặc trở thành mạn tính.
Thể mạn tính có triệu chứng rõ ràng sau nhiều năm hay hàng chục năm. Triệu chứng có thể gặp là loạn nhịp tim, viêm cơ tim và nghẽn tắc mạch máu. Một số bệnh nhân có nghẽn tắc mạch não, viêm não, màng não lan tỏa có hoại tử và xuất huyết.
Bệnh nhân đau ngực, khó nuốt và nôn, thực quản thường bị giãn to, đau. Bệnh nhân thường khó thở khi hít vào, nhất là trong khi ngủ. Nhiều trường hợp bị viêm phổi, gầy yếu suy nhược, sút cân, dễ bội nhiễm và có thể thiệt mạng.
Bệnh ngủ ở châu Phi
Bệnh ngủ do kí sinh trùng T. brucei gây ra. Đây là bệnh truyền bệnh cho người qua vết đốt của bọ xít hút máu. Sau khi bị đốt, tùy loại ký sinh trùng gây bệnh mà có thời gian ủ bệnh từ 3 ngày đến vài tuần, hoặc từ vài tháng đến vài năm.
Bệnh nhân có thể có các triệu chứng: nổi săng tại vết bọ xít đốt. Mới đầu là ban sẩn đỏ, sau thành nốt phỏng, xung quanh trắng, rất đau. Bệnh nhân bị sốt nhẹ thất thường, nhưng cũng có khi sốt cao 40 - 410C, sốt thành từng đợt. Bệnh nhân có gan và lách to, nhức đầu, mất ngủ, đau khớp, sút cân, thiếu máu, phù, tim đập nhanh, nổi hạch...
Sau 4 - 8 tháng, bệnh nhân có biểu hiện: gầy yếu, suy kiệt, phù, hay mệt mỏi, nhức đầu... Rối loạn tâm thần như vẻ mặt buồn bã, lãnh đạm, ngủ gật ban ngày (nên gọi là bệnh ngủ).
Thời gian đầu là ngủ gà ban ngày, nhất là vào buổi sáng nhưng đêm lại ngủ không yên giấc và hay mê sảng. Sau đó, ngủ gà tăng dần, thậm chí ngủ cả khi đang ăn. Bệnh nhân nhìn thờ ơ, thiếu sức sống và nói ngắc ngứ, không rõ ràng do run lưỡi. Dấu hiệu ngoại tháp như múa vờn, run, rung cơ cục bộ, đi kéo lê chân. Sau đó bệnh nhân hôn mê và thiệt mạng.

Bọ xít hút máu người đang tấn công Hà Nội

Bọ xít hút máu người đang tấn công Hà Nội
Các ổ bọ xít nằm sát nhà dân

Sùi bọt mép, bất tỉnh vì bị bọ xít hút máu đốt

Sùi bọt mép, bất tỉnh vì bị bọ xít hút máu đốt
Theo các chuyên gia côn trùng học, trường hợp ông Đỗ Thành Nam (42 tuổi; ở 25 đường Thái Nguyên, phường Phước Tân, TP Nha Trang) vừa bị bọ xít hút máu đốt dẫn đến bất tỉnh là hiếm gặp. Vì thế, cần có sự theo dõi và kiểm tra sát sao cả người bị bệnh lẫn mẫu vật thu được để tránh những ảnh hưởng đến nhiều người.

Nguy hiểm và hiếm gặp

Theo thông tin, khoảng 4 giờ sáng 7/7, ông Đỗ Thành Nam kêu mệt trong người, sau đó thấy ngứa hai tay, lan xuống hai chân, rồi cả người đau như có kim châm. Đang mặc quần áo để đi cấp cứu thì ông Nam bất ngờ ngã quỵ, sùi bọt mép, bất tỉnh. Ông Nam nhập cấp cứu trong tình trạng huyết áp tụt, chỉ còn 80/40, đại tiểu tiện ra quần. 

Cách nhận biết, tiêu diệt và phòng tránh bọ xít hút máu

(Kiến Thức) - Loại bộ xít hút máu người trở lại tại Hà Nội khiến mọi người hết sức lo lắng. Vậy làm sao để phát hiện, tiêu diệt cũng như phòng tránh loại động vật nguy hiểm này?

Cách nhận biết, tiêu diệt và phòng tránh bọ xít hút máu
Bọ xít hút máu người có phần gốc vòi cong, không dính sát đầu, có kim chích dài ba đốt, rất khỏe. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi. Bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5 cm tùy thuộc vào còn non hay trưởng thành; phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn.
 Bọ xít hút máu người có phần gốc vòi cong, không dính sát đầu, có kim chích dài ba đốt, rất khỏe. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi. Bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5 cm tùy thuộc vào còn non hay trưởng thành; phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn.
Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước khoảng 1-1,5 mm và màu trắng ngà.
Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước khoảng 1-1,5 mm và màu trắng ngà. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.