Bị bắt nạt ở lớp, nữ sinh đâm thẳng vào đoàn tàu tự tử

Rima Kasai, bị bạn bè bắt nạt, đã tự tử bằng cách nhảy vào đoàn tàu đang chạy ở ga Kita Tokiwa thuộc thành phố Aomori, Nhật Bản.

Ông Go Kasai, cha của Rima, thông tin cô bé đã sống trong tình trạng bị bạn bè bắt nạt suốt hơn một năm. Những đứa trẻ luôn gọi em là "sâu bọ" và chửi rủa nữ sinh. Không chỉ ở trường, khi về nhà, Rima vẫn liên tục nhận các tin nhắn lăng mạ, sỉ vả.
"Con bé không có chỗ để trốn", người cha nói.
Khi nữ sinh này thông báo với giáo viên, họ cũng không coi đây là vấn đề nghiêm túc. "Họ chỉ coi đó là chuyện trẻ em trêu đùa nhau", người cha thông tin.
Các nhà điều tra vẫn chưa biết lý do Rima trở thành nạn nhân vụ bắt nạt. Tuy nhiên, nhiều người quen của em cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ việc nữ sinh tham gia tích cực vào các hoạt động múa hát.
Tình trạng bắt nạt học đường xuất hiện từ lâu. Một số học sinh tìm đến cái chết sau thời gian bị quấy rối trực tiếp tại trường và thậm chí qua email và tin nhắn.
Vấn nạn này lần đầu xuất hiện trong các cuộc thảo luận quốc gia tại xứ sở hoa anh đào vào năm 1986, sau khi một cậu bé 13 tuổi treo cổ trong nhà vệ sinh của trung tâm mua sắm vì bị bắt nạt ở trường. Các nhà điều tra cho biết thậm chí, những kẻ bắt nạt từng tổ chức tang lễ giả cho cậu và có giáo viên tham gia.
Bi bat nan o lop, nu sinh dam thang vao doan tau tu tu
Rima chọn cách kết thúc cuộc sống để thoát khỏi những trò bắt nạt ở trường. Ảnh: Reuters. 
Theo Reuters, Nhật Bản xếp thứ tư trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về tỷ lệ tự tử, sau Lithuania, Hàn Quốc và Hungary.
Số lượng các vụ tự tử nhìn chung đã giảm. Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, con số đạt đỉnh điểm vào năm 2005, ở mức 34.427 vụ và xuống còn 21.897 vụ vào năm 2016.
Bốn vụ tự tử ở thanh thiếu niên đang được điều tra tại Nhật Bản trong năm nay đều liên quan vấn nạn bắt nạt. Năm 2013, chính phủ đã thông qua luật chống bắt nạt. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề nghiêm trọng.
Tomohiro Tsubota, giám đốc bộ phận vấn đề học sinh của Bộ Giáo dục, cho biết: “Tôi không nghĩ luật này hoạt động hiệu quả bởi vẫn còn những đứa trẻ chọn cách kết thúc cuộc sống của mình để thoát khỏi tình trạng bị bắt nạt".
Theo cơ quan này, 224.540 báo cáo về tình trạng bắt nạt ở trường học xuất hiện trong giai đoạn 2015-2016, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Giới chức và các chuyên gia nói rằng vấn nạn này đặc biệt tồi tệ tại Nhật Bản bởi vấn đề xã hội, bắt nguồn từ tâm lý đám đông. Người Nhật thích đồng nhất, không thích đa dạng. Do đó, những người khác biệt thường bị cô lập.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thông tin tình trạng bắt nạt tại xứ sở mặt trời mọc cũng khác với ở nước khác. Hành vi này xuất phát từ các nhóm đối nghịch với một cá nhân.
Hơn nữa, giáo viên cũng không đưa ra những hành động ngăn chặn tức thời bởi cho rằng đó là chỉ là những cuộc cãi vã bình thường giữa những đứa trẻ.
Một số ngôi trường đang cố chống lại tình trạng bắt nạt trong học đường. Ban giám hiệu khuyến khích học sinh thành lập "đội tuần tra" để đảm bảo một môi trường không còn bắt nạt.
Kosuke Isogai, một học sinh lớp 6 kiêm trưởng nhóm tuần tra của một trường học tại vùng ngoại ô của thủ đô Tokyo, đã dẫn các thành viên đến trường thông qua những khẩu hiệu như “hãy ngăn chặn bắt nạt” và “chúng ta không chấp nhận hành vi bắt nạt”.
“Em nghĩ rằng bản thân hành động bắt nạt đã khiến nạn nhân trở nên khác biệt với những người khác”, Isogai nói.

Học sinh tự sát vì bị bắt nạt

(Kienthuc.net.vn) - David Q. Phan 14 tuổi dùng súng tự sát tại khuôn viên một trường học ở thành phố Salt Lake, Utah, Mỹ.

Em David 14 tuổi tự sát bằng súng.
Em David 14 tuổi tự sát bằng súng.

Đời buồn của nữ sinh da đen nổi tiếng nhất nước Mỹ

- Dù từng nói sẽ không bao giờ liều lĩnh đương đầu với đám đông người da trắng kích động thêm một lần nữa, nhưng Elizabeth Eckford, nhân vật chính trong bức ảnh nổi tiếng nhất của Phong trào đấu tranh đòi nhân quyền cho người da đen ở Mỹ (1955 - 1968) vẫn khẳng định mình không hề hối tiếc.

Bị ném cà chua vẫn là tuyệt vời

Với nhiều người trẻ hiện nay, rất khó hình dung rằng, đến tận những năm 1960, ở nhiều thành phố của nước Mỹ, người da đen vẫn bị coi là thành phần hạ đẳng đến mức nếu dám vào quán ăn, nhà vệ sinh của người da trắng, hay không nhường chỗ cho người da trắng trên tàu điện, họ sẽ bị đánh, bị đuổi, thậm chí bị bắt giam.

Vào những năm tháng nóng bỏng ấy, việc cô nữ sinh da đen Elizabeth Eckford dám đi học ở một trường của người da trắng ở TP Little Rock, tiểu bang Arkansas đã khiến cộng đồng địa phương nổi sóng. Ngày đầu tiên tới trường, 4/7/1957, Elizabeth đã phải một mình đối mặt với 100 người da trắng. "Đám đông ngày càng tiến lại gần và bắt đầu đi theo tôi, hò hét tên tôi. Hai đầu gối của tôi run lên và tôi tự hỏi không biết mình có thể đi tới cổng chính cách đó 1 tòa nhà không. Đó là tòa nhà dài nhất mà tôi từng đi qua trong cả cuộc đời mình".

Bảo vệ đứng chắn tất cả lối vào trường học, mọi học sinh da trắng đều được vào, còn Elizabeth thì không. Khi Elizabeth bước tới, họ chĩa lưỡi lê về phía cô. Những người da trắng tiếp tục tiến gần, những tiếng lăng mạ không ngừng vang lên: "Hành hình cô ta đi". "Không đứa mọi đen nào được vào trường của chúng tao! Cút đi". Khoảnh khắc này đã được một nhiếp ảnh gia ghi lại và trở thành biểu tượng nổi tiếng nhất cho Phong trào đấu tranh đòi nhân quyền của người da đen và phút chốc khiến Elizabeth Eckford được cả nước Mỹ biết đến.

Sau đó, nhờ có sự can thiệp của Tổng thống Dwight Eisenhower, Elizabeth và một số bạn bè da đen đã được vào học tại ngôi trường của người da trắng.

Cuốn sổ của hiệu trưởng vẫn còn ghi vô số lần cô gái da đen bị hành hạ trong 1 năm học: Bị bạn đâm bằng bút chì đầu nhọn, bị xô đẩy ở hội trường, bị đá, bị đấm, bị xô ngã ở cầu thang, bị nhổ nước bọt... Elizabeth bị bắt nạt nhiều đến mức, một ngày nếu chỉ bị ném cà chua vào người đối với cô đã là rất tuyệt vời.

Bức ảnh Elizabeth Eckford trở thành nổi tiếng của Phong trào đấu tranh đòi nhân quyền cho người da đen ở Mỹ.
Bức ảnh Elizabeth Eckford trở thành nổi tiếng của Phong trào đấu tranh đòi nhân quyền cho người da đen ở Mỹ.

Cuộc đời đầy biến động

Sau khi học xong trung học, Elizabeth tiếp tục học lịch sử tại Đại học Central State (Ohio) và tham gia vào quân đội, làm công việc nhân viên thu ngân, viết báo.

Bà luôn né tránh khi báo chí tìm đến hỏi về bức ảnh nổi tiếng của chính mình. Chỉ khi Hazel Bryan (cô gái da trắng đang mở to mồm ở bên trái bức ảnh) gọi điện xin lỗi về thái độ cư xử trước đây, bà mới biết cô gái da trắng "la hét và kích động" (New York Times) đi sau mình là ai.

Sáng ngày lễ kỷ niệm 40 năm xóa bỏ phân biệt chủng tộc, Hazel đã tới nhà Elizabeth, cùng trò chuyện và giúp bà chọn đồ mặc trong ngày lễ trọng đại. Sự hòa giải của hai người phụ nữ, một da đen một da trắng, đã trở thành sự kiện vui vẻ nhất trong năm 1997 tại TP Litlle Rock.

Hai người phụ nữ trở thành bạn, cùng nhau đi mua sắm, đi massage, xuất hiện trong rất nhiều hội thảo về hòa giải sắc tộc, ký tặng poster, những cuộc gặp gỡ Tổng thống.... Hazel thậm chí đã đùa rằng mình sẽ trở thành tài xế của Elizabeth vì bà không biết đi xe. Nhưng mối quan hệ này không kéo dài. Elizabeth cho rằng, người bạn da trắng có lẽ muốn trục lợi từ sự nổi tiếng của mình.

Nỗi ám ảnh quá khứ và cuộc sống không hạnh phúc khiến Elizabeth không thể mở lòng. Bà có 2 cậu con trai với 2 người đàn ông, không ai trong số họ trở thành chồng bà. Một cậu con trai của bà mắc bệnh tâm thần và đã bị cảnh sát bắn chết ở tuổi 26 khi nổ súng không kiểm soát trên đường phố.
Lê My (Tổng hợp)
[links()]

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.