Bí ẩn về tể tướng được ban hôn với bà già, không lấy làm nhục

Cuối cùng, vị tể tướng nham hiểm kết thúc vận mệnh của mình trong bi thảm, thân bại danh liệt không nói, ngay cả họ cũng mất đi.

Bí ẩn về tể tướng được ban hôn với bà già, không lấy làm nhục

Hoàng đế ban hôn thường là chuyện vinh quang mà bất cứ gia tộc nào cũng mong đợi. Nếu như được hoàng đế đem con gái hoặc chị gái, em gái, họ hàng thân thích trong hoàng tộc gả cho, đây thực sự là chuyện tốt đối với cả gia tộc, có thể nói nhờ thế gia tộc cũng được xem như hàng quý tộc, có thể hưởng vinh hoa phú quý. Thế nhưng trên đời không thiếu chuyện chẳng ngờ, có một vị hoàng đế đem vú nuôi vừa già vừa xấu ban hôn cho tể tướng đương triều, khiến rất nhiều người ngạc nhiên, hiếu kỳ, chắc chắn có chuyện ẩn khuất. Vậy nguyên nhân đằng sau là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu chuyện xưa.

Theo sử sách ghi chép, vị tể tướng xui xẻo này tên là Đậu Hoài Trinh, tuy rằng xuất thân cao quý nhưng không phải là kẻ có thực tài, chỉ biết suốt ngày nịnh nọt, bám víu. Trong mắt Đậu Hoài Trinh, không có gì quan trọng hơn quyền lực. Từ khi chưa có chức vị, Đậu Hoài Trinh đã luôn muốn thăng quan tiến chức. Để có thể thăng quan, Đậu Hoài Trinh không từ thủ đoạn, khắp nơi lấy lòng, đến cả thái giám trong cung cũng được ông ta nịnh nọt, nói gì nghe nấy.

Bi an ve te tuong duoc ban hon voi ba gia, khong lay lam nhuc
Ảnh minh họa. 

Cách làm của Đậu Hoài Trinh có hiệu quả rõ ràng, quan lộ của ông ta một đường thần tốc thăng tiến. Nhân lúc trong triều có nhiều phức tạp, rắc rối, họ hàng bên ngoại của Đậu Hoài Trinh là Vi hoàng hậu và công chúa An Lạc can thiệp chuyện triều chính, họ Đậu chính thức leo lên vị trí tể tướng này.

Không hài lòng với vị tể tướng bất tài vô dụng, hoàng đế quyết định ban hôn cho Đậu Hoài Trinh, mục đích là để làm nhục ông ta, bới ra khuyết điểm.

Theo tìm hiểu, để thăng quan, Đậu Hoài Trinh không từ mọi thủ đoạn, giết cả vợ của mình. Vì vậy trong một buổi thiết triều, Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ đã quyết định ban hôn cho Đậu tể tướng một người vợ, chỉ không nói rõ người đó là ai.

Mãi đến đêm tân hôn, sau khi vén khăn voan che mặt, Đậu Hoài Trinh mới choáng váng phát hiện, hóa ra người được ban hôn với mình không phải là một cô nương xinh đẹp mà là một vú nuôi của hoàng hậu, đã 60 tuổi, già nua, kém sắc, xuất thân tỳ nữ.

Tuy nhiên, khác với nhiều người, nếu như các đại thần khác xem điều này là nhục nhã, không thể chịu được thì Đậu Hoài Trinh lại xem dây như một cơ hội, dựa vào vú nuôi này có thể tiếp cận hoàng hậu, thử tranh quyền đoạt thế. Bởi mộng tưởng hoang đường này, trong đêm tân hôn, Đậu Hoài Trinh hô to "hoàng tượng vạn tuế", thực sự không biết nhục là gì.

Nhưng là, người tính không bằng trời tính, sự tình không phát triển theo hướng Đậu Hoài Trinh suy nghĩ. Chỉ hai năm sau, hoàng hậu đã bị hoàng đế tru diệt, mong muốn của Đậu Hoài Trinh cũng tan biến. Lúc này, cảm thấy người vợ già xấu xí, vô dụng, Đậu Hoài Trinh giết luôn bà.

Sau, Đậu tể tướng cùng Thái Bình công chúa mưu phản, cuối cùng bị bắt, được ban cho chết toàn thây. Sau khi Đậu Hoài Trinh chết, Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ cho đổi họ của Đậu Hoài Trinh thành họ Độc.

Cuối cùng, Đậu Hoài Trinh kết thúc vận mệnh của mình trong bi thảm, thân bại danh liệt không nói, ngay cả họ cũng mất đi, tuy nhiên hình phạt này thực sự phù hợp với một người nham hiểm, hung ác, làm việc không từ thủ đoạn, khiến lòng người hả hê.

Tường tận hiến tế, uống máu phụ nữ man rợ thời xưa

(Kiến Thức) - Các chuyên gia khảo cổ mới phát hiện 6 bộ hài cốt phụ nữ ở Peru hé lộ việc hiến tế, uống máu phụ nữ hơn 1200 năm trước.

Tường tận hiến tế, uống máu phụ nữ man rợ thời xưa
Tuong tan hien te, uong mau phu nu man ro thoi xua
Theo đó, 6 bộ hài cốt phụ nữ bị giết hại trong nghi lễ hiến tế, uống máu phụ nữ được các chuyên gia khai quật ở bên dưới một ngôi đền cổ ở Huaca Santa Rosa, Pucalá, Peru. 

Giải mã vị tể tướng số 1 trong lịch sử Ấn Độ?

Nếu như dưới thời Hoàng đế Càn Long có Kỷ Hiểu Lam thì dưới thời Hoàng đế Akbar, người được nhắc đến nhiều nhất về tài năng và sự thông tuệ chính là tể tướng Birbal.

Giải mã vị tể tướng số 1 trong lịch sử Ấn Độ?
Có rất nhiều giai thoại về tể tướng Birbal và đây là một trong số đó.

Thượng Quan Uyển Nhi: Nữ tể tướng tài sắc khuynh đảo Nhà Đường

Thượng Quan Uyển Nhi, nữ tể tướng nhà Đường, người phụ trợ cho Võ Tắc Thiên, là một trong số ít người đàn bà quyền lực làm nên một đoạn lịch sử truyền kỳ của cung đình Trung Hoa.

Thượng Quan Uyển Nhi: Nữ tể tướng tài sắc khuynh đảo Nhà Đường
Thượng Quan Uyển Nhi, cũng gọi là Thượng Quan Chiêu Dung, là nữ quan, thi nhân, hoàng phi đời Đường, người huyện Thiểm, Thiểm Châu (nay là Tam Môn Hiệp, Hà Nam), là cháu của Thượng Quan Nghi. Thượng Quan Nghi vốn là tể tướng đương triều, vì bí mật theo lệnh vua soạn chiếu phế truất Võ hậu mà bị Võ hậu hại chết. Sau khi Thượng Quan Nghi bị tội chết, cô theo mẹ Trịnh Thị bị đày vào cung đình làm nữ tỳ. Năm 14 tuổi, nhờ thông minh lại giỏi văn chương nên được Võ Tắc Thiên trọng dụng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới