Bí ẩn về nữ đại gia Việt đầu tiên giàu kếch xù nhưng lắm gian truân

Cuộc đời cô Tư Hồng là minh chứng cho câu "hồng nhan bạc phận", một phận nữ nhi xinh đẹp, tài giỏi nhưng cuộc đời lắm gian truân.

Ít ai biết, nhân vật Me Tư Hồng trong quyển tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến bắt nguồn từ một nguyên mẫu ngoài đời thực. Theo tác giả, nhân vật trong tác phẩm của ông được xây dựng từ cô Tư Hồng.
Cô Tư Hồng (tên thật là Trần Thị Lan) được biết đến là nữ đại gia đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, không nhiều người biết cô Tư Hồng sinh sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Hà Nam.
Nhan sắc "chim sa cá lặn" nhưng thanh xuân lận đận
Ở độ tuổi trưởng thành, Trần Thị Lan xinh đẹp và sắc sảo, tư chất lại thông minh nên nhiều thanh niên trong làng si mê. Thế nhưng, đúng là hồng nhan bạc phận. Năm 17 tuổi, gia đình vỡ nợ, bố mẹ ép gả Trần Thị Lan cho lý trưởng già làm vợ lẽ. Không chấp nhận cảnh sống đó, Trần Thị Lan bỏ trốn. Bà ra Nam Định làm thuê, kiếm sống.
Bi an ve nu dai gia Viet dau tien giau kech xu nhung lam gian truan
Bà Tư Hồng. Ảnh: Internet 
Trong thời gian ở Nam Định, bà gặp gỡ và nên duyên với người đàn ông bán bún xáo trâu. Về sống với nhau mãi không có con, lại được tin ở quê nhà, sau khi bố mẹ qua đời, em trai bà bị bắt để trừ nợ. Thương em, bà Lan dứt áo ra đi, tìm cách cứu em.
Sau đó, bà gặp một ông chủ buôn lúa tên Hồng, là người gốc Hoa. Phần vì phải lòng ông, phần vì biết ơn ông Hồng đã bỏ ra một khoản tiền lớn để cứu em trai mình, Trần Thị Lan quyết định đồng hành cùng người đàn ông gốc Hoa. Sau đó, bà Lan theo chồng về Hải Phòng sinh sống. Tại đây, người ta gọi bà là "Thím Hồng".
Những tưởng bà đã có thể sống hạnh phúc cùng chồng tại xứ Hải Phòng, nào ngờ, năm 1890, do làm ăn thua lỗ, ông Hồng quay về nước, bỏ mặc bà ở Việt Nam mở một tiệm tạp hóa nhỏ kiếm sống.
Thời gian sau, bà Lan quyết định lên Hà Nội hy vọng tìm kiếm vận may. Cuối cùng, đúng như mong đợi, bà gặp viên quan tư Croibier Huguet (tên thường gọi Laglan). Chỉ một thời gian ngắn, bà trở thành phu nhân của quan tư Laglan. Đây chính là nguồn gốc của cái tên Tư Hồng (do chồng bà làm quan tư).
.Không dựa dẫm chồng, trở thành đại gia khiến đàn ông kính nể
Thời bấy giờ, nữ nhi (nhất là người có nhan sắc) lấy chồng giàu thường an phận ở nhà, hưởng vinh hoa phú quý nhưng bà Tư Hồng thì không.
Sẵn trí thông minh cùng máu kinh doanh đã thôi thúc bà dấn thân vào chốn thương trường và nhanh chóng đạt được những thành tựu nhất định. Đặc biệt, lúc này bà chỉ vừa tròn 23 tuổi.
Bi an ve nu dai gia Viet dau tien giau kech xu nhung lam gian truan-Hinh-2
 Vụ trúng thầu dỡ thành Hà Nội đã giúp bà Tư Hồng khấm khá lên nhanh chóng. Ảnh: Vietnamnet
Bằng mánh lới buôn bán học từ người chồng trước và tận dụng địa vị của người chồng sau, bà Tư Hồng từng bước đặt chân vào giới kinh doanh, thầu khoán Hà thành. Năm 1892, bà gây chấn động khi là người phụ nữ đầu tiên mang hồ sơ đến cơ quan sở tại, phụ trách về thương nghiệp xin thành lập công ty thầu An Nam.
Nhờ tác động của chồng bà Tư Hồng, công ty An Nam trúng thầu hợp đồng đầu tiên cung cấp thực phẩm cho đơn vị quân Pháp đóng ở Phúc Yên (Vĩnh Phúc) và các hợp đồng cung cấp lương thực, thực phẩm cho các trại giam.
Hai năm sau (năm 1894), bà Tư Hồng trở nên nổi tiếng khi gạt được các doanh nghiệp có máu mặt của người Hoa, người Pháp, trúng thầu hợp đồng rất lớn: Phá dỡ thành Hà Nội.
Ngoài tài năng kinh doanh và độ giàu có, bà Tư Hồng còn được mọi người kính nể bởi tấm lòng nhân hậu. Bà đã giúp đỡ 3 tỉnh miền Trung trong đợt mất mùa năm 1902 - 1903. Hành động này thậm chí còn đến tai Vua, Trần Thị Lan được ngài phong tặng "Ngũ phẩm nghi dân" với tấm biển vàng "Lạc quyên nghĩa phụ".
Cuối đời cô độc
Xinh đẹp, giỏi giang, trải qua 3 đời chồng nhưng bà Tư Hồng không có một mụn con. Chia tay với người chồng Pháp, bà sống một mình ở trang trại thuộc làng Bạch Mai (nay trong khu vực Đại học Bách khoa Hà Nội).
Theo một số nguồn tin, khối tài sản của bà Tư Hồng đã để lại cho em trai cùng con cháu. Khi ra đi, bà được an táng gần đền chùa Hai Bà Trưng, trên tấm bia chỉ đề duy nhất mấy chữ: "Cô Tư Hồng".

Video: Tỷ phú nông dân từ những quả trứng gà. Nguồn: VTV24

“Choáng” thú chơi ngông của nữ đại gia Việt “vang bóng một thời“

(Kiến Thức) - Nhiều năm trước, các nữ đại gia này khiến dư luận dậy sóng khi chi tới hàng chục tỷ mua siêu xe hay tổ chức đám cưới xa hoa cho con.

Đối mặt chuyện 100 năm có 1, nữ đại gia buôn vàng gặp hạn

Doanh nghiệp của nữ đại gia kim tiền số 1 Việt Nam thua lỗ nặng khi đối mặt với đại dịch 100 năm mới có một lần. Thậm chí nhiều người lo ngại về mô hình chuỗi bán lẻ trang sức của bà Cao Thị Ngọc Dung.

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung vừa công bố chỉ số kinh doanh quý III/2021 với doanh thu giảm gần 78% xuống 877 tỷ đồng. Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã khiến doanh nghiệp của nữ hoàng vàng bạc phải đóng 80% số cửa hàng để thực hiện giãn cách xã hội.

Trong quý III, sau khi khấu trừ chi phí PNJ lỗ sau thuế 158 tỷ đồng, so với mức lãi 202 tỷ hồi quý III/2020.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.