Từ lâu đã có tranh cãi về chuyện gì đã xảy ra với chiếc tai trái của đại danh họa Van Gogh. Phiên bản chính thức về hành động “tự xẻo tai” của Van Gogh là sau một cuộc cãi nhau ngày 23/12/1888 giữa ông với danh họa Pháp Paul Gauguin khi họ cùng ở trọ tại nhà trọ Nhà Vàng ở thành phố Arles (miền Nam nước Pháp). Vì Van Gogh cho rằng một nghệ sĩ nên vẽ những gì mình thấy, còn Gauguin thì thích vẽ theo trí nhớ.
Sau cuộc cãi cọ, Van Gogh rút vào phòng trọ, dùng dao lam tự cắt tai trái, thái mỏng rồi gói nó vào tờ giấy, sau đó ông đi bộ đến một nhà thổ - nơi cả Van Gogh và Gauguin thường đến - và đưa cho ả điếm tên là Rachel. Sau đó, Van Gogh về phòng trọ. Sáng hôm sau, ông được phát hiện chảy nhiều máu, nằm bất tỉnh trên giường. Ông liền được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Tranh vẽ Van Gogh sau khi bị cắt tai. |
Lúc tỉnh lại, doanh họa Van Gogh không hề nhớ những gì xảy ra. Ông được chẩn đoán “hoang tưởng cực kỳ”. Ông được điều trị suốt nhiều tháng trong bệnh viện, trước khi tình nguyện vào nhà thương điên ở thành phố Saint Remy de Provence. Đó là nơi ông cho ra đời một trong những bức tranh nổi tiếng “Đêm sao” năm 1889.
19 tháng sau khi bị bạn Gauguin bỏ rơi, Van Gogh đã tự sát bằng súng và qua đời 2 ngày sau đó, hưởng dương 37 tuổi (1853-1890).
Các giáo sư Sử học nghệ thuật ở Đại học Hamburg (Đức) đưa giả thiết cho rằng Van Gogh bị Gauguin chém đứt tai vì giành nhau ả điếm Rachel. Cũng có người bảo Van Gogh tự xẻo tai vì bị điên do ngộ độc từ sơn vẽ.
Nhưng nhà nghiên cứu Martin Bailey và Bảo tàng Van Gogh ở Amtersdam đều bác các giả thiết trên. Theo nhà nghiên cứu Bailey thì Van Gogh tự xẻo tai sau khi nhận thư báo sắp lấy vợ của em trai ruột Theo Van Gogh. Người em gởi lá thư này vào cuối năm 1888, thông báo chuyện mình sắp đính hôn.
Bailey đã viết một cuốn sách về Van Gogh và tổ chức 2 cuộc triển lãm tranh của danh họa này, đã tập hợp chứng cứ từ việc xem kỹ bức tranh “Còn sống: bàn vẽ với những củ hành” mà Van Gogh vẽ xong vào đầu năm 1889, tức một tháng sau vụ cắt tai:
Trên bàn vẽ có một phong thư và Bailey đã dùng kính hiển vi, đọc thấy số 67 trong một vòng tròn. Đó là số hòm thư tại Quảng trường Des Abbeses, gần căn hộ của Theo ở khu Montmartre (Paris, Pháp).
Bailey cho rằng lá thư của Theo gởi mẹ đề ngày 21/12/1888, mang nội dung Theo báo tin đã cầu hôn nàng Johanna Bonger và xin bà cho cưới vợ. Bailey nói: “Van Gogh chắc chắn là người kế tiếp được thông tin”.
Phong thư còn có một dòng chữ đặc biệt thẳng: “Ngày năm mới”. Bảo tàng Thư viện Pháp xác nhận từ 50 năm cuối của thế kỷ 19, họ luôn đóng dòng chữ này lên các phong thư gởi từ giữa tháng 12 trở đi.
Trong thư có gởi kèm theo 100 franc Pháp. Trong một lá thư gởi Theo vào cuối tháng 1/1889, Van Gogh cho em trai biết đã nhận được “số tiền rất cần thiết” ngày 23/12/1888. Theo là một nhà buôn tranh thường gởi tiền cho anh ruột Van Gogh. Họa sĩ người Hà Lan này bị lệ thuộc tài chính và cũng yêu thương em, sợ mất em đồng thời đã có những rối loạn tâm thần nên ông đã tự gây thương tích.
Nhà nghiên cứu Bailey cho rằng Van Gogh cố ý đưa phong thư vào bức tranh vì nó có ý nghĩa đặc biệt. Danh họa thường nhận tiền của Theo vào ngày 23 mỗi tháng, dù đôi lúc ông nhận được tiền 2 lần/tháng. Một lá thư khác của Theo gởi vợ chưa cưới, kể chuyện lên xe lửa rời Paris ngày 25/12 để thăm Van Gogh sau khi nghe tin anh ruột tự cắt tai.
Nhà nghiên cứu Bailey cũng lưu ý: Theo đã viết thư xin mẹ cho lấy nàng Bonger làm vợ. Cô này đã từng từ chối lời cầu hôn của Theo nhưng rồi đổi ý, viết thư báo tin cho Van Gogh biết và ông gởi điện tín chúc mừng ngày 23/12/1888.
Bailey đã trưng ra chứng cứ chiếc giường nổi tiếng của doanh họa Hà Lan Van Gogh trong bức tranh “Phòng ngủ” (vẽ năm 1888) và cũng là nơi Van Gogh được tìm thấy nằm bất tỉnh trên tấm nệm đẫm