Bí ẩn về các mỹ nhân đẹp "khuynh nước khuynh thành" Trung Quốc xưa

Dưới đây là danh sách những người mỹ nhân đẹp nhất Trung Hoa cổ đại.

Lịch sử Trung Quốc cổ đại nổi tiếng với nhiều tuyệt sắc giai nhân mà cho đến tận ngày nay vẻ đẹp của họ vẫn mãi được người đời nhớ tới.

Tuy nhiên đúng như câu nói: “hồng nhan bạc phận” bởi hầu hết họ đều có một số phận chông chênh, có người thì được sử dụng như một công cụ chính trị để dâng lên vua trong khi đó có người còn gây nên sự sụp đổ cho cả một triều đại. Nhưng tất cả họ đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lịch sử Trung Quốc.

Dưới đây là danh sách những mỹ nhân đẹp nhất Trung Hoa cổ đại.

1. Dương Quý Phi

Hay còn gọi là Dương Ngọc Hoàn, cô là một trong bốn mỹ nhân đẹp nhất Trung Quốc cổ đại và cũng là phi tần được yêu quý nhất của Đường Huyền Tông thuộc triều đại nhà Đường.

Sắc đẹp của Dương Quý Phi được cho là khá đẫy đà, tròn trịa, khiến nhiều người mê đắm.

Tương truyền rằng, một hôm nàng cùng các cung nữ đến xem hoa trong vườn khi nàng vô tình chạm vào cây xấu hổ, cây xấu hổ cụp lá lại và rũ xuống. Các cung mỹ nữ cho rằng vẻ đẹp của nàng làm cho hoa phải cúi đầu nên gọi nàng là “Tu Hoa” (hoa xấu hổ).

Bi an ve cac my nhan dep

Nàng là một trong bốn mỹ nhân Trung Hoa.             

2. Thượng Quan Uyển Nhi

Cháu gái Thượng Quan Nghị, hiệu xưng là Cân Quốc Thủ Tướng đầu tiên. Thời Đường Cao Tông, cháu gái tể tướng Thượng Quan Nghị là Thượng Quan Uyển Nhi, thông thuộc thi thư, không những biết ngâm thơ viết văn mà còn hiểu biết chuyện xưa nay, thông minh mẫn tiệp dị thường.

3. Võ Tắc Thiên

Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đại đế (624 – 705), cổ vãng kim lai duy chỉ có 1 người này. Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cũng có các tiểu nữ hoàng khác từng ngồi trên bảo tọa của hoàng đế, nhưng các quan điểm hiện nay chỉ xem Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất, bởi vì bà lên ngôi hoàng đế bằng chính thực lực của bản thân, không phải là tượng gỗ nghe theo sự điều khiển của kẻ khác.

4. Vương Chiêu Quân

Là mỹ nhân tài mạo song toàn thời Tây Hán cũng là một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc. Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Tam Quốc , cô được mô tả như là một người phụ nữ đẹp và can đảm. Cô đã hiến mình cho một "kế hoạch" của Vua Hán Vũ khi đồng ý kết hôn với vua Hung Nô nhằm mang lại hòa bình.

Với vua mới Hung Nô, Chiêu Quân cũng sinh được hai đứa con gái và nàng sống lặng lẽ trên đất khách cho đến khi qua đời.

5. Tây Thi

Là một thôn nữ họ Thi, sống ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ) thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Được biết đến là một trong bốn người đàn bà đẹp nhất của Trung Quốc cổ đại.

Tương truyền Tây Thi đang giặt lụa ở bờ sông, cá đang bơi trong nước thấy bóng nàng phải ngừng bơi và lặn xuống nước. Khi nàng hái củi ở ngọn núi gần làng, những con chim ưng bay trên trời nhìn thấy Tây Thi quên mất vỗ cánh nên bị rơi xuống đất.

Chính vì thế, người đời sau này mới gọi Tây Thi là người đẹp có nhăn sắc “chim sa cá lặn”.

Bi an ve cac my nhan dep

Ảnh minh họa.

6. Điêu Thuyền

là một mỹ nhân xinh đẹp, giỏi ca múa, khéo cư xử thời kỳ Tam Quốc, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là "Bế nguyệt" (khiến mặt trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi).

Dù được cho là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết, nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lữ Bố trong văn hóa Trung Hoa. Nàng đã làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến liên minh Đổng Trác - Lữ Bố bị tan rã.

Nàng là một trong những mỹ nhân đại diện cho những số phận hồng nhan bạc mệnh vì những mưu toan chính trị trong lịch sử Trung Quốc, phải chịu bao phũ phàng, tủi nhục bên cạnh những vinh hoa phú quý bọt bèo.

7. Triệu Phi Yến

Gia cảnh của Triệu Phi Yến hết sức bần hàn, cha mẹ ruột vốn là những nô lệ phục dịch trong phủ quý tộc. Vì gia cảnh quá nghèo, họ định bỏ nàng đi nhưng thấy sau 3 ngày nàng vẫn sống, họ tiếp tục đem về nuôi dưỡng.

Khi nàng lớn lên, được vào phủ của Dương A công chúa hoàng muội của Hán Thành Đế làm ca nữ. Lúc vào tập múa hát, do thân hình uyển chuyển, nhẹ như chim yến, nên từ đó được gọi là Phi Yến

Hán Thành Đế hoàng hậu. Giỏi ca múa, thân hình nhỏ gọn, nhẹ như chim yến, tương truyền có thể đứng trong lòng bàn tay mà múa nên gọi là “Phi Yến”. Nhập cung thời Thành Đế cùng với Tiệp Dư, sau được lập làm hoàng hậu. Khi Bình Đế tức vị, bị phế làm thứ dân, tự sát mà chết. 

Hòa Thân chết tức tưởi vì coi thường hoàng đế Gia Khánh?

(Kiến Thức) - Khi hoàng đế Càn Long tại vị, Hòa Thân nhận được ẩn ủng lớn nên lộng hành gây ra nhiều thị phi. Sau khi Càn Long băng hà, Hòa Thân xem thường hoàng đế Gia Khánh khi coi nhà vua như một đứa trẻ để rồi cuối cùng phải treo cổ tự sát.

Hoa Than chet tuc tuoi vi coi thuong hoang de Gia Khanh?
Trong thời gian hoàng đế Càn Long trị vì đất nước, tham quan Hòa Thân dùng tài ăn nói, nịnh bợ khéo léo và biết chiều lòng nhà vua nên từng bước leo lên đỉnh cao quyền lực. Ông giữ chức thống lĩnh quân cơ đại thần và nhiều chức vụ khác. 

Bí ẩn về lăng mộ chứa 800 tấn châu báu trong địa cung

Các nhà khảo cổ cho rằng, riêng trong địa cung, tức nơi đặt quan tài của Võ Tắc Thiên, có tới 800 tấn châu báu.

Bi an ve lang mo chua 800 tan chau bau trong dia cung

Lịch sử Trung Quốc có tới 231 vị hoàng đế, tuy nhiên, chỉ có một nữ hoàng, chấp chính như hoàng đế, đó là Võ Tắc Thiên. Vị nữ hoàng này gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Bi an ve lang mo chua 800 tan chau bau trong dia cung-Hinh-2

Võ Tắc Thiên cùng chồng, là hoàng đế Đường Cao Tông được táng trong Càn Lăng, ở tỉnh Thiểm Tây, thuộc tây bắc Trung Quốc.

 

Đọc nhiều nhất

Sốc lý do Từ Hi Thái hậu sai người đi tìm 100 đồng nam

Sốc lý do Từ Hi Thái hậu sai người đi tìm 100 đồng nam

Trước lúc qua đời, Từ Hi Thái hậu - vị thái hậu quyền lực của nhà Thanh đã sai người đi tìm 100 đứa trẻ dưới 10 tuổi. Bề ngoài, bà nói với mọi người rằng đưa chúng vào cung để bầu bạn nhưng thực chất vì mục đích đáng sợ.

Tin mới