Bí ẩn về bộ tộc “đà điểu": Không thể đi giày vì thiếu ngón chân!

Trên thực tế, đây là những người thuộc bộ lạc Doma - Còn được gọi là bộ lạc Wadoma hoặc Madumo, tồn tại ở vùng Kanyamba của Zimbabwe, châu Phi.

Ở miền Tây Zimbabwe, châu Phi tồn tại một bộ lạc người Doma có cuộc sống tương đối biệt lập với thế giới bên ngoài. Các thành viên của bộ tộc  thường được gọi là "người đà điểu" vì bàn chân dị dạng của họ. Lý do cho điều này là vì nhiều thành viên của bộ lạc này mang gen mắc chứng rối loạn di truyền bẩm sinh hiếm gặp.

Người Doma nói cả hai thứ tiếng Bồ Đào Nha và KoreKore - ngôn ngữ của bộ tộc MKorekore. Vì thường ẩn mình trên núi cao nên nguồn thức ăn chủ yếu của họ có được từ việc săn bắt, đánh bắt hải sản và hái lượm cây quả rừng, rễ cây hay mật ong. Ảnh: Zhihu

Đây là một rối loạn di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường gây ra bởi một đột biến duy nhất trên nhiễm sắc thể số 7. Tình trạng này đề cập đến việc thiếu một hoặc nhiều ngón tay hoặc ngón chân khi mới sinh. Đột biến xảy ra với tỷ lệ 1 trên 4 đứa trẻ sinh ra ở bộ tộc Doma. Hầu hết chúng đều bị mất 3 ngón giữa và được thay thế bằng 2 ngón chân ngoài quay vào trong nên hội chứng này còn có tên là “hội chứng càng tôm hùm”.

Bí ẩn về bộ tộc 'đà điểu': Không thể đi giày vì thiếu ngón chân! - Ảnh 2.

Đôi chân "đà điểu" của người Doma có hình dáng rất đặc biệt, không chỉ có hai ngón tách rời nhau mà một số người còn có lớp màng mỏng ở chính giữa hai ngón chân khổng lồ, giống như chân của loài đà điểu. Ảnh: Zhihu

Có thông tin cho rằng để ngăn chặn tình trạng này lan sang các bộ lạc khác, việc kết hôn giữa người trong bộ lạc và người ngoài bộ lạc bị cấm tại địa phương. Cũng chính vì hạn chế này mà họ duy trì những đột biến gen xảy ra thường xuyên hơn bất kỳ quần thể nào khác.
Bí ẩn về bộ tộc 'đà điểu': Không thể đi giày vì thiếu ngón chân! - Ảnh 3.
Nhiều nhà khoa học đã tìm về những ngôi làng của người Doma để nghiên cứu hiện tượng đặc biệt này. Kết quả cho thấy, hội chứng đột biến nhiễm sắc thể số 7 đã ảnh hưởng tới quá trình hình thành ngón chân và ngón tay của người Doma. Ảnh: Zhihu
Theo báo cáo, mặc dù tình trạng hiếm gặp này khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc di chuyển, nhưng đối với bộ lạc Doma, tình trạng này không được coi đó là tình trạng khuyết tật. Thay vào đó, họ coi đó là dấu hiệu để ăn mừng, bởi những người sở hữu bàn chân đặc biết này có thể leo cây nhanh hơn những người bình thường.

Leo cây là một kỹ năng hữu ích đối với các thành viên trong bộ tộc khi họ thực hành lối sống săn bắn hái lượm truyền thống.

Truyền thuyết xa xưa của người Doma kể rằng, ban đầu, họ có đôi chân như người bình thường, nhưng khi trong làng có phụ nữ sinh một bé trai với đôi bàn chân 2 ngón quái dị, điều này khiến mọi người vô cùng hoảng sợ. Họ cho rằng, đứa trẻ đã bị thần linh giáng tội. Những người trong bộ tộc quyết định giết chết cậu bé để tránh tai họa.

Một năm sau đó, người phụ nữ đó lại sinh ra một đứa trẻ có bàn chân dị biệt như vậy, tuy nhiên, lần này thái độ của những người trong bộ tộc lại thay đổi hoàn toàn.

Họ cho rằng, đây là quà tặng mà thần linh ban phát cho nên hân hoan mở tiệc ăn mừng, dâng lên thần linh những lễ vật quí‎ giá nhất để tạ ơn. Những người có đôi bàn chân bình thường sẽ không được người trong bộ tộc coi trọng.

Họ còn tỏ ra thất vọng, chán nản mỗi khi một đứa trẻ được sinh ra với đôi bàn chân 5 ngón bình thường.

Bởi hiện tượng biến đổi gen gần như chiếm phần lớn dân số của tộc, nên hình hài đôi chân kỳ lạ đối với người Doma lại là hoàn toàn bình thường. Một số người còn có lớp màng mỏng ở chính giữa hai ngón chân khổng lồ. Hình ảnh này khiến ta liên tưởng đến chân của loài đà điểu. Ảnh: Zhihu

Hội chứng càng tôm hùm (Ectrodactyly) là một biến dạng xương của bàn tay hoặc bàn chân do di truyền và sau đó xảy ra liên quan đến các hội chứng khác nhau. Ectrodactyly đôi khi xảy ra như một triệu chứng đơn lẻ. Ectrodactyly cũng được một số bác sĩ gọi đồng nghĩa là dị tật bàn chân chẻ đôi.

Hội chứng này khiến cho hình dạng bàn tay, bàn chân của người mắc phải giống như chiếc càng của con tôm hùm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này được cho là do đột biến trong nhiễm sắc thể số 10, 7, 3 hoặc 2,có yếu tố di truyền từ đời này sang đời khác dẫn đến tình trạng bàn tay, bàn chân chia đôi ở giữa.

Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 1/18.000 người. Ngày nay, phẫu thuật tái tạo, sử dụng tay, chân giả có thể giúp cải thiện chức năng cho những người mắc Ecytodactyly.

Những người nổi tiếng mắc phải hội chứng này phải kể đến tay guitar tài ba người Pháp của ban nhạc Noctural hay kì thủ vô địch thế giới cờ vua và là nghệ sĩ dương cầm Mikhail.

Bộ tộc độc đáo nhất thế giới gần như không cần ngủ

Bộ tộc Pirahã chỉ có khoảng chưa tới 1000 người và sống khá tách biệt với thế giới bên ngoài, không sử dụng phương tiện liên lạc.

Ẩn sâu trong cánh rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil, bộ tộc Pirahã có một cuộc sống giản dị, hồn nhiên như cây cỏ trong rừng. Mỗi ngày, họ chỉ ngủ tầm 20 phút, trẻ con cứ 7 năm sẽ đổi tên một lần. Pirahã là phân nhóm duy nhất còn sót lại của người Mura tại rừng rậm nhiệt đới Amazon ở Brazil. Bộ tộc này hiện có tổng dân số khoảng 800 người. 

Người Pirahã không sử dụng số đếm và không có bất cứ tài liệu ghi chép hay câu chuyện cổ nào về lịch sử tồn tại của bộ tộc. Về mặt tổ chức xã hội, người Pirahã không có sự phân cấp phức tạp, chủ yếu xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình, cha mẹ, anh chị em. Trong gia đình, anh chị em không chia thứ bậc. Trong cộng đồng người Pirahã không có tư hữu, không có luật pháp và không trộm cắp, vì kẻ trộm không bao giờ xuất hiện.

Người Pirahã không hề có khái niệm về những con số lớn hơn 2. Tất cả hệ số của bộ tộc này chỉ là "một", "hai" và "nhiều". Hệ đếm của bộ tộc Pirahã chỉ gồm những từ ước lượng. Theo đó, từ "một" của họ đôi khi còn mang nghĩa "một ít".

Ngôn ngữ Pirahã chỉ có 3 nguyên âm và 7 phụ âm. Theo một nghiên cứu của Đại học Oslo ở Na Uy, một người không thuộc bộ lạc Pirahã nếu có trí nhớ ở mức trung bình thì phải mất 10 năm mới có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pirahã.

Các thành viên trong bộ tộc Pirahã sống biệt lập với thế giới bên ngoài và sinh tồn bằng cách săn bắn, hái lượm. Họ có thể nhớ tên gọi và đặc điểm của hàng nghìn loài động thực vật. Bộ tộc Pirahã sống trong những túp lều đơn sơ, chỉ có vài dụng cụ nấu nướng cơ bản và không lưu trữ thực phẩm.

Nam giới Pirahã mặc áo phông và quần short mà họ nhận được từ các thương nhân, còn phụ nữ Pirahã thì tự may váy cotton trơn để mặc. Bộ tộc Pirahã có thể nhớ tên và đặc điểm của hàng ngàn loài thực vật và động vật quanh khu vực sinh sống của họ. Khái niệm về vẽ xa lạ với họ, khi được yêu cầu vẽ một người, động vật, cây hoặc sông, thì họ sẽ vẽ những đường đơn giản.

Cuộc sống của người Pirahã không tồn tại những luật lệ hà khắc hay ép buộc người khác, họ vui vẻ hát hò, nhảy múa cùng nhau, dựng các túp lều đơn giản để ở và làm nơi cất giữ dụng cụ lao động. Họ nấu ăn đơn giản, không dự trữ quá nhiều thực phẩm. Người Pirahã buôn bán các loại hạt để lấy hàng tiêu dùng hoặc dụng cụ như dao rựa, thuốc súng, sữa bột, đường, rượu whisky,… Đặc biệt, người Pirahã ngủ rất ít, hiếm khi ngủ cả đêm và thường chỉ chợp mắt khoảng 15-20 phút, nhiều nhất là khoảng 2 tiếng đồng hồ kể cả ngày và đêm. Người Pirahã sống cho hiện tại, họ không quan tâm hay lo lắng nhiều về quá khứ hay tương lai. Chính vì vậy, họ cũng được xem là bộ tộc sống hạnh phúc nhất thế giới.

Bộ tộc đàn ông đi bộ được ‘trên không’ mới trưởng thành

Bộ tộc này có truyền thống rất độc đáo, đàn ông chỉ được coi là trưởng thành khi họ có thể di chuyển ‘trên không’.

Ethiopia là nơi hội tụ Văn hóa và có một câu chuyện đặc biệt được kể về những chiếc cà kheo của bộ tộc Banna. Đây là lý do đằng sau khái niệm 'đi bộ trên không' mà những người dân bộ tộc trong cộng đồng này được biết đến.

Họ có nguồn gốc từ nhóm dân tộc Omotic sinh sống ở Thung lũng Lower Omo, đặc biệt là giữa sông Weyto và Omo. Một số người xác định bộ tộc này là 'Banya', 'Bena' hoặc 'Benna'. Có hơn 47.000 người Banna có hoạt động kinh tế chính là săn bắn, chăn nuôi và trồng trọt quy mô thấp.

Kỳ lạ bộ tộc “người cá”, lặn sâu dưới biển để kiếm ăn

Người Bajau sống rải rác ở Đông Nam Á từ Indonesia tới Philippines và Malaysia. Họ là bộ tộc "người cá" nổi tiếng thế giới nhờ sở hữu khả năng lặn vượt trội để đánh bắt cá, tìm hải sâm, ngọc trai...

Ky la bo toc “nguoi ca”, lan sau duoi bien de kiem an
 Bộ tộc "người cá" Bajau sống rải rác ở Đông Nam Á từ Indonesia tới Philippines và Malaysia. Đây là bộ tộc bán du mục, cuộc sống gắn liền với đại dương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới