Bí ẩn thú vị về nữ tiến sỹ Anh đầu tiên viết cẩm nang "chuyện phòng the"

Bộ sưu tập thư tín của nữ tác giả Anh đầu tiên viết cẩm nang hướng dẫn “chuyện giường chiếu” hé lộ nhiều điều thú vị.

Đầu thế kỷ 20 là giai đoạn các tư tưởng phóng khoáng bị đàn áp mạnh mẽ ở Anh và sự thiếu hiểu biết rộng rãi về quan hệ tình dục thường xuyên dẫn tới những bi kịch đau khổ và tang tóc.
3.000 người mẹ đã chết trong kỳ sinh nở mỗi năm và những phụ nữ tuyệt vọng sẽ uống bất cứ thứ thuộc độc hại nào để gây sẩy thai hoặc thậm chí tệ hơn, trở nên vô sinh do phá thai bừa bãi.
Bi an thu vi ve nu tien sy Anh dau tien viet cam nang
Nhà khoa học người Anh Marie Stopes - Ảnh: Alamy 
Nhiều bà vợ trẻ sợ hãi về “hành động hôn nhân” và những lần mang thai lặp đi lặp lại trong khi những người đàn ông đấu tranh để thỏa mãn ham muốn riêng của họ theo cách thừa nhận 'đau khổ' của các đối tác.
Vì vậy, 100 năm trước, nhà khoa học người Anh Marie Stopes đã xuất bản một cẩm nang hướng dẫn “chuyện giường chiếu”. Cuốn sách có tên Married Love (Tình yêu hôn nhân) của bà đã trở thành một hiện tượng. Cho đến lúc đó, tình dục được coi là một phần trách nhiệm của phụ nữ ngay cả khi họ không mong muốn và là một điều khá cấm kỵ khi nhắc đến.
Tuy nhiên, với tiến sỹ Stopes, một chuyên gia sinh học và nữ tiến sĩ khoa học trẻ nhất từ một trường đại học hàng đầu của Anh, tình dục nên là một thú vui với cả vợ và chồng cũng như không nên lo sợ sẽ mang thai.
"Cần phải nhớ rằng một người đàn ông không nên coi việc kết hôn với một phụ nữ đồng nghĩa với việc chiếm đoạt cả thể xác cô ấy", bà viết. "Anh ta phải đề nghị và quyến rũ được cô ấy trước mọi hành động âu yếm vợ chồng".
Vào năm 1918, cuốn sách đã bán được 2.000 bản trong hai tuần và trong vòng một năm, sáu ấn bản nữa đã được xuất bản. Tuy bị cấm ở Mỹ cho đến năm 1931 vì bị dán nhãn 'khiêu dâm' nhưng cuốn sách đã bán được 750.000 bản ở Anh.
Tiến sỹ Stopes thực sự đã cách mạng hóa cách con người ham muốn, quan hệ, hiểu biết về sức khỏe tình dục và biện pháp tránh thai – những nhu cầu bức bách sau Thế chiến I.
Phá thai là bất hợp pháp và ly hôn gây tai tiếng và tốn kém, nhưng phụ nữ đã bước vào lực lượng lao động và giành được quyền bầu cử. Họ cũng muốn kiểm soát cơ thể của họ, ngay cả với chồng mình.
Với những lập luận gây tranh cãi trong cuốn sách, vị hôn phu đầu tiên của bà, Reginald Ruggles Gates, đã hủy bỏ hôn ước.
Trong phần giới thiệu về cuốn sách của mình vào năm 37 tuổi, bà viết: "Tôi đã trả một cái giá khủng khiếp cho sự thiếu hiểu biết về tình dục và tôi cảm thấy rằng những kiến thức này nên được phổ cập cho tất cả mọi người".
Cuốn sách thứ hai, Wise Parenthood (Phụ huynh thông thái): Một cuốn sách dành cho những người đã lập gia đình, tập trung vào các biện pháp tránh thai. Năm 1921, với người chồng thứ hai, nhà từ thiện Humphrey Roe, bà mở Phòng khám sản khoa ở London, cung cấp lời khuyên và hỗ trợ thiết thực cho các bà mẹ trẻ.
Bà không ủng hộ việc phá thai, lập luận rằng biết cách ngăn ngừa thụ thai là điều các cặp vợ chồng cần nhớ. Phòng khám này là tiền thân của tổ chức Marie Stopes International, được thành lập năm 1976 nhằm cung cấp các dịch vụ ngừa thai và phá thai trên toàn thế giới.
Trong thời gian hoạt động, hơn 10.000 lá thư được gửi đến cho bà xin tư vấn từ khắp mọi nơi. Những câu hỏi thầm kín về việc liệu có thể thụ thai mà không quan hệ, làm thế nào để đối phó với “kích thước quá lớn' và làm thế nào để “cháy bỏng” trên một chiếc giường hẹp khiến các độc giả ngày nay không khỏi thích thú.
Hiện nay, bộ sưu tập thư tín và các cuốn sách của bà Stpes đang được lưu giữ bởi Wellcome Collection (wellcomelibrary.org) và British Library. Chúng thể hiện bức tranh toàn cảnh về những hy vọng, nỗi sợ hãi và mong muốn hàng ngày của con người từ thể kỷ trước về nhu cầu mãnh liệt và bản năng nhất của nhân loại.

Chỉ 17 nhà khoa học nữ từng đoạt giải Nobel, vì sao?

Năm nay, lại một lần nữa không có thêm nhà khoa học nữ nào đoạt giải Nobel. Đây là một điều đáng suy ngẫm.

Kể từ khi được lập vào năm 1901 đến nay, giải Nobel - một biểu tượng toàn cầu về trí thông minh, mới chỉ có 17 phụ nữ đoạt giải trong các lĩnh vực khoa học. Con số này chỉ chiếm 3% số lượng người thắng giải, vì sao thế?

Chuyện kỳ quặc về các nhà khoa học nổi tiếng thế giới

Mặc dù các nhà khoa học đều có những bộ óc phi thường nhưng không ít người trong số họ có những tính cách khá kỳ quặc như lập dị hoặc cực kỳ dí dỏm… 

Dưới đây là 8 sự thật kỳ lạ nhất về các nhà khoa học và toán học nổi tiếng nhất thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới