Bí ẩn thầy bùa một mắt thoắt ẩn thoắt hiện ở Thất Sơn

Sở dĩ, mọi người gọi ông ta là ông Ba Một, vì ông đạo sĩ này là thầy bùa chỉ có một mắt.

Sau khi nắm được thông tin gã thầy bùa Hai Tân (từng giết 4 phụ nữ, cắt đầu lấy sọ luyện phép biến hình), tên thật là Phạm Văn Tân (ấp Hạ, Tân Quới, Thanh Bình, Đồng Tháp) từng luyện phép biến hình từ ông thầy ở núi Sam, chúng tôi đã lên đường về hướng biên giới để tìm đến ngọn núi tâm linh bậc nhất miền Tây.
Núi Sam (Châu Đốc, An Giang), với miếu Bà Chúa Xứ, cùng chùa Tây An là quần thể di tích linh thiêng và nổi danh bậc nhất miền Tây, mỗi năm đón tới 4 triệu lượt khách hành hương vào mùa lễ hội.
Quả núi nhỏ, đột khởi giữa vùng sông nước mênh mang nhuốm màu huyền thoại. Từng hốc đá, từng gốc cây ở quả núi đó đều gắn với những huyền thoại tâm linh, kỳ bí.
Anh xe ôm Huỳnh Hùng Cường, được người dân nơi đây coi như một “chuyên gia” về núi Sam, bởi anh có thể kể về nó cả ngày không hết chuyện. Anh vừa chở khách vừa thuyết minh cặn kẽ, nên khách đến quả núi này, cứ nhất định tìm cho được Út Cường.
Bùa thiên linh cái làm từ xác thai nhi. Ảnh: internet.
 Bùa thiên linh cái làm từ xác thai nhi. Ảnh: internet. 

Hỏi về bùa chú, anh Út Cường khẳng định vùng đất quanh núi Sam, núi Cấm và núi Tà Lơn bên đất Campuchia, có rất nhiều thầy bùa, làm được những việc kinh thiên động địa.

Chùa Tây An dưới chân núi Sam từng là nơi có nhiều nhân tài ở ẩn, làm bùa phép rất giỏi. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện xưa, còn bây giờ, ai làm được bùa ngải, anh cũng chỉ nghe đồn, chứ không rõ thực hư thế nào. Anh chỉ biết đến một thầy bùa, gọi là ông Hai, là người nơi khác đến, tu trên núi Sam. Tuy nhiên, ông Hai đã qua đời cách nay 7 năm tròn.

Mặc dù là người chịu nghiên cứu, mày mò, nhưng anh không thể nắm được chút thông tin nào về thân phận của ông Hai. Ông sống mai danh ẩn tích tuyệt đối và chỉ chú tâm tu luyện. Ai cần bùa, dùng vào những việc quan trọng, thì ông làm bùa cho.

Sau khi ông Hai mất, đệ tử đặt bát nhang trong một cái hang mà ông tu luyện hàng ngày, gọi là Am Ông Hai. Am này nằm ngay sau ngôi chùa Hang trên sườn núi Sam.

Anh xe ôm Út Cường Anh xe ôm Út Cường Anh xe ôm Út Cường.
Anh xe ôm Út Cường.  

Nghĩ ngợi một hồi, anh Út Cường ồ lên, vì anh biết một đệ tử chân truyền của ông Hai, đó là ông Hai Tuấn, nhà ở cách núi Sam 3km.

Nhà ông Hai Tuấn nằm ngay bờ kênh, gió thổi vi vu. Chúng tôi đến vào hôm ông đi công chuyện, chiều ông mới về. Vợ ông mở quán café võng ngay bờ kênh.

Tưởng chúng tôi xin bùa, bà kể nhiều chuyện trên trời dưới biển về bùa ngải, cũng như khả năng làm bùa thần thông của ông Hai Tuấn. Bà cũng tiết lộ rằng, ông Hai Tuấn chính là đệ tử ruột của ông Hai, thầy bùa nổi tiếng trên núi Sam. Tuy nhiên, những câu chuyện của bà cứ mờ mờ, ảo ảo.

Chiều nhập nhoạng, ông Hai Tuấn về nhà. Ông không vồn vã, xởi lởi như vợ, mà dò hỏi chúng tôi với thái độ thận trọng. Khi biết chúng tôi là nhà báo, muốn tìm hiểu về phép biến hình, ông khẳng định luôn là không biết gì về bùa ngải, phép biến hình, thiên linh cái…

Ông Hai Tuấn cũng nhận là người theo học ông thầy Hai, nhưng chỉ học thuốc, chứ không học bùa. Ông Hai Tuấn còn lôi giấy chứng nhận thầy thuốc đông y cho chúng tôi xem.

Biết không khai thác được thông tin gì từ ông Hai Tuấn, chúng tôi kể cho ông nghe về gã thầy bùa Hai Tân, kẻ giết người lấy sọ luyện phép biến hình gây chấn động miền Tây và gã khai nhận với công an là đệ tử của thầy Ba Một ẩn tu trên núi Sam. Ông Hai Tuấn lúc này mới dãn khuôn mặt.

Sau khi tên thầy bùa Hai Tân khai là đệ tử của thầy Ba Một, lực lượng trinh sát đã về vùng núi này điều tra, nhưng không tìm thấy gã đạo sĩ nào có tên như thế. Tuy nhiên, ông Hai Tuấn khẳng định rằng, trên núi Sam, cách nay khoảng 20 năm, từng có sự hiện diện của đạo sĩ có tên là Ba Một.

Khoảng năm 1995, núi Sam xuất hiện một đạo sĩ rất lạ. Vị đạo sĩ này để tóc dài, râu dài, dáng người mảnh khảnh, mặc áo nâu sồng. Không ai biết đích xác ông ta đến từ đâu, thân phận thế nào.

Có nguồn tin nói rằng, ông ta đến từ vùng Thất Sơn, có thông tin nói ông ta là người Campuchia, từng tu luyện nhiều năm trên núi Tà Lơn, một dãy núi bên đất Campuchia, chỉ cách quần thể Cấm Sơn độ 20km theo đường chim bay.

Đứng trên đỉnh núi Sam, nhìn thấy dãy Tà Lơn rõ mồn một trong những ngày trời trong. Tà Lơn là dãy núi mang nhiều huyền thoại của đất nước Campuchia. Nơi đây, có nhiều hang động mà các đạo sĩ tìm đến ẩn cư, tu luyện cả đời. Thậm chí, hàng năm, có cả một đại hội của các đạo sĩ, tụ về từ 4 phương để trao đổi đạo pháp, phép thuật, bùa chú, rồi thi thố tài năng.

Theo ông Hai Tuấn, ông đạo sĩ kỳ lạ này thi thoảng nói chuyện vài câu với thầy Hai. Ông ta không thân thích ai cả. Hàng ngày ông ta ngồi trên một tảng đá cách chùa Hang khoảng 500m, chỗ không có bóng người qua lại, và tu luyện ở trên đó.

Phía dãy núi mà ông ta thường xuyên tu luyện quay về phía Campuchia, hướng thẳng về dãy Tà Lơn. Ông ta trú ngụ ở đâu, tuyệt nhiên không ai biết. Có thể ông ta ẩn trong một cái hang nào đó trên núi Sam, vốn có vô số hang động, nhà hoang.

Núi Sam, nơi thầy bùa Ba Một từng tu luyện rồi biến mất một cách bí ẩn.
 Núi Sam, nơi thầy bùa Ba Một từng tu luyện rồi biến mất một cách bí ẩn.
Bản thân thầy Hai, ông Hai Tuấn và thủ nhang những ngôi chùa, thủ từ đền miếu khu vực núi Sam, nơi ông ta thi thoảng lui tới, cũng không biết ông ta tên là gì. Nếu hỏi tên, ông ta chỉ nói: “Bần đạo chỉ là mây, là gió, chẳng có thể xác, nên cũng chẳng cần phải có tên”. Ông ta không nói, nên cũng chẳng ai tiện hỏi thêm điều gì nữa.

Sở dĩ, mọi người gọi ông ta là ông Ba Một, vì ông đạo sĩ này chỉ có một mắt. Bản thân ông Hai Tuấn cũng nghe đồn ông này có mấy đệ tử, cả người Việt Nam và Campuchia, thi thoảng lui tới gặp ông. Thế nhưng, tự dưng, vị đạo sĩ Ba Một này biến mất khỏi núi Sam, không để lại dấu tích nào nữa.

Chúng tôi đã gặp gỡ nhiều vị tu hành khu vực núi Sam, các thủ nhang đền miếu và họ cũng chỉ biết rằng, ông Ba Một là thầy bùa rất giỏi, dùng phép thuật sai khiến được cả quỷ thần.

Tuy nhiên, chẳng ai được chứng kiến khả năng tài ba của ông này, mà chỉ nghe đồn thôi. Qua xác minh, chúng tôi thấy rằng, thời điểm đạo sĩ Ba Một biến mất khỏi núi Sam trùng khớp với thời điểm gã thầy bùa Hai Tân bị tóm vì tội giết người hàng loạt.

Kỳ bí tục yểm bùa độc nhất xứ Mường... bằng trâu trắng

Người Mường thường dùng con trâu trắng để giải hạn, trừ tà. Nếu trong dòng họ xảy ra những chuyện không may mắn, nhiều phụ nữ chửa hoang, nhiều người chết trẻ thì cả họ phải thịt trâu trắng để Khồ ông, nghĩa là giải hạn.

Những đồn thổi về bùa ác - “độc” nhất xứ Mường

Bao đời nay, người dân tộc Mường vẫn thường dùng con trâu trắng để yểm bùa. Họ quan niệm rằng, trong tất cả các con vật, thì yểm bùa bằng trâu trắng khó hóa giải nhất. Người Mường vẫn truyền từ đời này, sang đời khác cho nhau nghe những câu chuyện yểm bùa ác bằng trâu trắng. Chuyện nào cũng mang những nỗi buồn dai dẳng với những liên tưởng không hề tốt đẹp.

Ông Quách Công Tiễn, 72 tuổi, ở xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình kể về nguyên nhân dòng họ mình bị yểm bùa bằng thịt trâu trắng. Nó bắt nguồn từ sự tranh chấp thế đất giữa hai dòng họ Quách Ngọc và Quách Công. Ngọn núi Đống Thả (xã Bảo Hiệu) giống như hình cái đầu rồng. Trên đó, có giếng nước trong vắt như một cái yết hầu, con mương Khèn uốn lượn qua các cánh đồng, các nhánh tỏa chi chít như chân rồng. Nguồn nước sinh hoạt của dân làng được lấy từ giếng nước trên núi Đống Thả. Dòng họ Quách Công cho rằng, giếng nước và núi Đống Thả đã đem lại cho người dân trong họ cuộc sống thịnh trị bao đời nay.

Theo ông Tiễn, dòng họ Quách Ngọc thấy vậy nên ghen ghét, tìm cách hãm hại. Họ phá thế lực thịnh của dòng họ Quách Công bằng cách yểm bùa trâu trắng. "Nội gián" của dòng họ Quách Ngọc đã xúi giục dòng họ Quách Công đào một cái mương để đưa nước đến cánh đồng khô hạn nhằm phá thế hình đất hình rồng. Sau đó, dòng họ Quách Ngọc lại tìm cách trấn yểm con mương Khè bằng bùa trâu trắng.

"Họ bí mật mời thầy cúng về làm lễ, thịt con trâu trắng, thả toàn bộ vào giếng ở núi Đống Thả với mưu đồ làm cho linh khí của nguồn nước tinh khiết biến mất, giếng mất thiêng. Từ đó người ta gọi đó là giếng độc" - ông Tiễn nói. Các cụ của 2 họ vẫn truyền cho thế hệ con cháu nghe về việc yểm bùa ác này làm cho người của 2 dòng họ này hơn 7 thế kỷ qua vẫn không nhìn mặt nhau. Họ khắc cốt ghi tâm mối thâm thù không thể xác định đúng - sai ấy.

Những chuyện ghê người về bùa ngải (1)

Bùa ngải ở nước ta không phải là một khái niệm quá xa lạ. Hầu hết mọi người đều từng nghe đến việc dùng bùa ngải để mưu cầu điều tốt cho mình hoặc để ám hại người khác. Vậy bùa chú có thật sự mang công dụng vô biên hay không?

Đọc nhiều nhất

Tin mới