Có lẽ một số khán giả xem truyền hình đã từng xem một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn John Emiel với tựa đề "lõi của Trái đất ". Trong bộ phim đề cập đến sự ngừng vận động của nhân trái đất có thể dẫn đến sự hủy diệt của toàn bộ nhân loại, trước tình hình đó, một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư Mỹ đã chế tạo ra một con tàu đi vào lõi của trái đất nhằm tái kích hoạt các quả bom nguyên tử cứa trái đất (lõi trái đất vận động là nhờ các phản ứng hạt nhân).
Bản thiết kế tàu ngầm do Liên Xô chế tạo.
Năm 1930, đứng đầu là kỹ sư Alexander Trebelevsky đã tạo ta một thiết bị được gọi là "Subterrina". Trebelevsky thậm chí không nghĩ về việc sử dụng tàu ngầm này cho mục đích quân sự .
Ông tin rằng "Subterrina" của mình sẽ được sử dụng để thăm dò, đào đường hầm theo nhu cầu khai thác của các địa phương. Ví dụ, một tàu ngầm có thể được khám phá và thăm dò rất nhanh, đơn giản các tài nguyên ở sâu dưới lòng đất. Trebelevsky mong muốn thiết bị của mình có thể di chuyển tự do ở cả dưới lòng đất và dưới nước.
Tàu Ngầm đi dưới lòng đất do kỹ sư Alexander Trebelevsky chế tạo.
Nguyên tắc hoạt động của "Subterrina" là hệ thống quay tạo ra nhiệt làm nóng lớp vỏ bên ngoài và đốt cháy mặt đất rắn. Do đó "Subterrina " có thể đi vào lòng đất như "một con dao thông qua bơ".
Sau đó, ông đã chú ý đến thực tế là sự gia tăng tốc độ cắt giảm áp lực cắt đất, có thể làm giảm đáng kể năng lượng cần thiết để vận hành một tàu ngầm. Bởi vậy ông đã thiết kế là trước mặt nó có một mũi khoan mạnh mẽ, ở giữa được trang bị ốc vít đặc biệt, và phía sau bốn "chân vịt", thiết bị được đẩy về phía trước. Bằng cách quay đầu khoan với tốc độ 300 vòng/phút tàu ngầm trong một giờ có thể đi sâu vào lòng đất 10 km.
Còn tại Đức, vào năm 1933, ngay trước khi Đức quốc xã lên nắm quyền, kỹ sư Horner nộp đơn lên Ủy ban sáng chế, trong đó ông mô tả một thiết bị có thể di chuyển dưới mặt đất và mang theo một phi hành đoàn. Nhưng khi chế độ mới lên nắm quyền đã không chú ý đến phát minh này. Đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra thì phát minh trên được xem lại. Các kỹ sư của Đức quốc xã đã chế tạo ra thiết bị có thể di chuyển dưới mặt đất với tốc độ 7 km/h với phi hành đoàn 5 người và 300 kg thuốc nổ. Tuy nhiên, dự án đã bị bỏ rơi trong giai đoạn thử nghiệm. Hitler đã bị thuyết phục rằng việc tạo ra một còn tàu dưới lòng đất là vô vọng.
Nhưng bất ngờ là bản vẽ thiết kế của con tàu này lại rơi vào tay cơ quan tình báo của Liên xô. Các kỹ sư Liên Xô đã nghiên cứu kỹ và kết hơp với bản thiết kế của Trebelevsky trước đó.
Và vào năm 1949, Bộ trưởng Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô Viktor Abakoumov yêu cầu Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Sergei Vavilov thành lập một nhóm các nhà khoa học sẽ làm việc để phát triển một tàu ngầm. Tuy nhiên, như mười năm trước ở Đức, dự án đã bị hủy bỏ.
Tuy nhiên vào năm 1960, người đứng đầu đất nước sau cái chết của Stalin là Nikita Khrushchev, nhanh chóng quan tâm đến khả năng tạo ra một tàu ngầm đi dưới lòng đất. Trong năm 1962, các cư dân của thị trấn Gromovka, trên bờ biển phía Tây của bán đảo Crimea, trong vòng 24 giờ phải rời khỏi nhà của họ và chuyển sang ở các căn hộ tại Chernomorsk. Theo các thông tin thì chính tại làng Crimea Liên Xô đã xây dựng nhà máy để sản xuất tàu ngầm. Trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" việc tạo ra các loại vũ khí này có vẻ hứa hẹn hơn.
Nhà máy được xây dựng ở Crimea được xây nhanh kỷ lục chỉ trong vòng hai năm. Các mô hình thử nghiệm đầu tiên của một tàu ngầm được xây dựng vào mùa xuân năm 1964, nó có dạng một hình trụ với đường kính 3 mét, dài 25 mét, trong đó có một mũi nhọn và đuôi. Con tàu mang tên "Subterrina" điều hành bởi một phi hành đoàn, và có thể mang một tấn vũ khí và 15 người. Tốc độ di chuyển là 15 km/h.
Tàu Subterrina hoàn chỉnh.
Các bài kiểm tra đầu tiên với "Subterrina" được tổ chức vào mùa thu năm 1964 tại dãy núi Ural. Con tàu được chạy với vận tốc 15km/h với một lò phản ứng hạt nhân nhỏ có nhiệm vụ tấn công hầm ngầm của đối phương. Các kết quả thu được của các bài kiểm tra rất tốt gây ngạc nhiên đối các nhà khoa học. Quyết định lặp lại thí nghiệm, nhưng "Subterrina" bất ngờ phát nổ dưới lòng đất, giết chết tất cả những người trên tàu. Không được biết chắc chắn nguyên nhân của vụ nổ là gì, bởi vì tất cả các tài liệu về vụ việc này đến ngày nay vẫn được xếp vào loại tối mật. Nhiều khả năng động cơ nổ là từ lò phản ứng hạt nhân trên tàu.
Ngay sau sự cố trong dãy núi Ural, chính quyền Liên Xô quyết định hoãn lại việc sử dụng tàu ngầm. Lúc này lãnh đạo Liên Xô là Leonid Brezhnev đã từ bỏ dự án này và chuyển sang các dự án tên lửa đạn đạo chiến lược và không gian lá chắn hạt nhân, các dự án về thám hiểm không gian. Vụ nổ ở dãy Ural được giải thích là các hoạt động cho khai thác mỏ.
Do đó, dự án tàu ngầm dưới lòng đất là một thí nghiệm khoa học không thành công kéo dài nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển của khoa học hiện đại thì vũ khí này có triển vọng lớn. Và ai biết được, hiện tại và tương lai dự án này đang và sẽ được tiếp tiệc phát triển trở lại.