Bhangarh (Ấn Độ)
Phế tích Bhangarh ở bang Rajasthan (Ấn Độ) luôn có một sự thu hút đặc biệt đối với những người Ấn quan tâm đến sự dị thường. Được thành lập năm 1573, Bhangarh từng là một cộng đồng dân cư hùng mạnh, được bảo vệ kiên cố dưới thời đế quốc Mughal. Khi đế quốc này suy yếu, Bhangarh cũng không thoát khỏi số phận.
Phế tích Bhangarh ở bang Rajasthan (Ấn Độ). |
Công chúa biết được sự thật đã sinh nghi. Khi pháp sư dụ công chúa ăn thuốc tình yêu, nàng đã ném chén thuốc vào một tảng đá, trời xui đất khiến thế nào mà tảng đá lại lăn xuống đè chết tay pháp sư. Trước khi chết, tay pháp sư nguyền rủa sẽ không ai được phép sống ở Bhangarh. Mặc dù không mấy người tin vào câu chuyện của tay pháp sư và công chúa, nhưng việc Bhangarh "bị ám" là hoàn toàn có thật.
Nhiều người tin rằng có một số "ảo ảnh" đang lang thang trong các đống đổ nát ở Bhangarh và những hiện tượng kỳ quặc thường diễn ra vào đêm thứ Bảy hàng tuần. Kết quả là Cục khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã đứng bên ngoài phế tích và cảnh báo mọi người tránh xa. Mặt khác, truyền thuyết có nhắc đến rằng bất kỳ ai viếng thăm Bhangarh vào ban đêm đều có thể bị "giữ" ở đó vĩnh viễn, nhưng mỗi năm hàng ngàn du khách tìm tới đây nhằm chứng minh xem lời nguyền liệu có thật sự diễn ra?
Yarumal (Colombia)
Cư dân sống ở khu tự trị Yarumal (Antioquia, Colombia) luôn ám ảnh bởi một lời nguyền mà khoa học biết tiếng: lời nguyền của bệnh mất trí. Vì một số lý do nào đó mà 50% trong số 5.000 dân làng ở Yarumal bị ảnh hưởng bởi căn bệnh Alzheimer's trước khi họ bước vào tuổi già.
Nằm trong lòng khu tự trị Antioquia và bao gồm rặng núi Andes, Yarumal là nơi chứng kiến các hành vi bạo lực trong suốt 2 thập niên 1980 và 1990. Ngày hôm nay, cụm từ “la bobera” (ngu xuẩn) vốn là thứ nêu đích danh Yarumal lên hàng "tit" báo chí. Cư dân Yarumal có nguồn gốc từ rặng núi ở xứ Basque (Tây Ban Nha).
Xui thay, người dân dưới 40 tuổi mắc bệnh Alzheimer's đang chiếm một tỷ lệ đáng báo động. Theo các nhà khoa học khi họ nghiên cứu tình trạng sa sút trí tuệ sớm của cư dân Yarumal thì biết rằng, những tay thực dân Tây Ban Nha vào thế kỷ 17 đã mang chứng biến dị di truyền đầu tiên cho người dân Yarumal. Được biết đến dưới cái tên E280A, chứng đột biến này được phân phối bởi những người dân Yarumal bởi đơn giản là họ cùng có ADN giống nhau.
Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng người Yarumal nắm chìa khóa chữa bệnh mất trí nhớ. Kết quả là ngôi làng miền sơn cước biến thành phòng thí nghiệm khổng lồ, nơi dân làng cũng là con bệnh.
Canewdon (Anh Quốc)
Canewdon nằm nép mình ở Đông Anglia, một nơi là khét tiếng với biệt danh "vương quốc phù thủy" ở Anh. Ngôi làng này từng là đề tài cho một lời tiên tri của James Murrell vào thế kỷ 19. Với biệt danh "thầy lang", Murrell nói rằng giới phù thủy sẽ trú ngụ đời đời ở Canewdon.
Truyền thuyết truyền rằng bất kỳ khi nào có một hòn đá rơi xuống từ tháp của nhà thờ Thánh Nicholas thì sẽ có một phù thủy bị chết và người khác sẽ thế vào. Thế giới tà thuật đã hình thành ở làng Canewdon từ cuối thế kỷ 16. Dân gian tin rằng nếu có bất kỳ ai chạy quanh tháp đồng hồ của nhà thờ Thánh Nicholas hay chạy quanh các ngôi mộ quanh nghĩa địa vào đêm Halloween thì lập tức ma quỷ sẽ xuất hiện. Các truyền thuyết khác kể rằng thay vì có quỷ Sa-tăng, nơi đây chỉ có du hồn và phù thủy mà thôi.
Cảnh sát địa phương luôn dõi mắt và kịp thời chặn đứng ai có ý đồ đi quanh nhà thờ Thánh Nicholas vào đêm Halloween. Phần lớn các truyền thuyết ở làng Canewdon đều bắt nguồn từ một thực tế rằng ngôi làng này là nơi từng diễn ra các phiên xử và hành quyết phù thủy trong suốt 2 thế kỷ 16 và 17.
Thay vì dùng mèo đen, giới phù thủy ở Canewdon hay dùng chuột trắng. George Pickingill, một trong những pháp sư nổi tiếng nhất ở làng Canewdon, được quy kết là có dính líu tới các dạng tà thuật và cầu cúng quỷ trước khi người này qua đời vào đầu thế kỷ 20.
Bara-Hack (Mỹ)
Truyền thuyết kể rằng, Bara-Hack (còn có tên khác là Pomfret) được thành lập bởi 2 gia đình xứ Wales ở Rhode Island vào năm 1780. Khoảng năm 1890, ngôi làng này hoàn toàn vắng tanh. Tọa lạc ở một cái nơi gọi là "Góc Vắng" ở phía Đông Bắc tiểu bang Connecticut, ngày hôm nay những gì còn sót lại ở Bara-Hack là vài cái nền nhà và bức tường nằm rải rác. Nghĩa địa là thứ còn tồn tại nguyên vẹn trong "thị trấn ma" này.
Rất nhiều hiện tượng dị thường xảy ra ở Bara-Hack khiến nơi này được mệnh danh là "Làng âm vọng". Nhiều lữ khách tìm tới Bara-Hack quả quyết rằng họ nghe thấy các giọng nói từ những cư dân trước đây của thị trấn. Âm thanh ma quái giống tiếng ngựa, chó, lợn (heo) vang vọng khắp nơi. Nhiều nhân chứng nói họ nhìn thấy những quả cầu bay trong và ngoài nghĩa địa.
Năm 1971, nhà nghiên cứu hiện tượng dị thường Paul Eno cho hay ông đã nhìn thấy một khuôn mặt có râu bay lơ lửng ở nghĩa địa Bara-Hack! Có nhiều người tin rằng Bara-Hack bị bỏ hoang do kinh tế trì trệ, nhưng số khác lại nói rằng nơi này bị hoang phế do dính phải lời nguyền. Bara-Hack còn là một thứ bất động sản tư nhân. Chủ nhân hiện tại của nơi này không phải là fan của những người săn lùng chuyện dị thường.
Trasmoz (Tây Ban Nha)
Hồi thế kỷ 13, giới quý tộc Aragon sinh sống trong lâu đài Trasmoz quyết định sáng tạo ra một lời đồn. Để tránh bị phát hiện, những người sống trong tòa lâu đài đã loan tin rằng Trasmoz (một ngôi làng nhỏ và biệt lập nằm trong rặng núi Moncayo) bị phủ bóng phù thủy.
Theo cách này, các cư dân địa phương với đa phần là người Ki Tô, Do Thái và Hồi giáo sẽ không mấy hoài nghi với âm thanh chát chúa đến từ những mỏ bạc và sắt của làng. Nhưng giáo hội công giáo La Mã lại tỏ ra hết sức bực bội. Cho rằng làng Trasmoz "xù" tiền thuế cho các giới chức của nhà thờ mà cha trưởng tu viện Veruela và Tổng giám mục Tarazona đã lấy tin đồn phù thủy và kêu gọi loại bỏ toàn bộ dân làng Trasmoz.
Trước khi làng Trasmoz lâm vào cuộc chiến tranh với các xứ láng giềng, tiểu vương Ferdinand II xứ Aragon đã quyết định thiết lập quyền cai trị ở làng Trasmoz và tuyên bố người làng này đã đối xử bất công với giới chức nhà thờ. Kể từ đó là chôn vùi truyền thuyết về phù thủy.
Ngày hôm nay, cả làng Trasmoz chỉ có đúng 62 dân cư sinh sống, và vẫn bị xem là một trong những trung tâm hành nghề phù thủy ở Tây Ban Nha. Trong biên niên sử văn hóa dân gian của Tây Ban Nha thì lâu đài Trasmoz bị quy kết là nơi tồn tại các thế lực tà thuật.
Dargavs (Nga)
Thực ra bí ẩn bao trùm ngôi làng Dargavs vẫn chưa được lộ sáng. Được mệnh danh là "Thành phố của người chết", Dargavs là tên của một ngôi làng nằm ven sườn núi thuộc nước Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania (Nga). Gọi là "làng" nhưng không hẳn nó thuộc về thuật ngữ Dargavs, mà thật sự "làng" là ám chỉ đến khu nghĩa địa cổ xưa ở Dargavs. Vào thời Trung Cổ, bộ lạc Ossetia (hay Alania) sống ở Dargavs quyết định an táng người thân của họ trong các huyệt mộ được xây dựng như những ngôi nhà.
Làng Dargavs (Nga). |
Còn đối với người đang sống trong vùng, chả mấy ai dám bén mảng đến khu mộ địa. Có lời nguyền nói rằng bất kỳ ai dám đột ngột xâm phạm một trong các ngôi mộ ở Dargavs sẽ bị chết bất đắc kỳ tử. Ngoài ra một màn sương mù kỳ dị luôn xuất hiện tại đây cũng là một cách "nhốt" con người.
Cinco Saltos (Argentina)
Cinco Saltos là tên một địa danh hắc ám ở Argentina, nơi này nằm trong lòng vùng nông thôn Rio Negro. Cinco Saltos là nơi có kiểu ánh sáng mặt trời lờ mờ. Chính bóng tối kỳ lạ ở chốn này mà khiến cho nó trở thành nơi ở của các thầy đồng gọi hồn và giới phù thủy. Giới thuật sĩ tụ hội về Cinco Saltos khiến cho nơi này khét tiếng với tên gọi "Thành phố phù thủy".
Chuyện kỳ quặc nhất liên quan đến khu nghĩa địa lớn của làng: Người ta tìm thấy tử thi của một cô bé ước độ 12 tuổi trong lúc đang trùng tu nghĩa trang, và dù cô bé đã chết cách đây 70 năm nhưng thi thể hầu như "bất hoại". Các công nhân kinh ngạc khi nhìn thấy tử thi cô bé bị xích vào quan tài của mình.
Khi tận mắt chứng kiến sự quái lạ này, các cư dân ở Cinco Saltos tuyên bố rằng tử thi thanh nữ kia là dùng cho một nghi thức tà thuật huyền bí từ một trong các giáo phái của địa phương. Rồi từ đó, người ta bắt đầu nhìn thấy hồn ma cô gái xuất hiện gần nghĩa địa.
Chuyện kỳ lạ ở Cinco Saltos còn liên quan đến hồ Pellegrini chảy xuyên qua làng. Cái hồ này là nơi xưa kia bọn phù thủy thực hiện nghi lễ hiến tế trẻ em, du khách đi qua hồ vào ban đêm có thể nghe tiếng kêu thảm thiết của trẻ em phát ra từ nơi nào đó trên mặt hồ.
Bahla (Oman)
Oman là đất nước xem Hồi giáo là đức tin chính thống. Phần đông người dân Oman theo hệ phái Ibadi (một dòng Hồi giáo vốn xuất xứ từ Khariji). Vào những ngày sơ khai của đạo Hồi, các tín đồ Khariji cho rằng mọi người nên một lòng tin theo giáo lý nếu không sẽ bị quấy rối hay thậm chí là cả cái chết. Theo nhiều cách, các Khariji là những "kẻ khủng bố Thánh chiến" đầu tiên trong lịch sử. Ẩn mình sâu bên trong đất nước Oman, Bahla từ rất lâu đã khét tiếng với tên gọi "kinh đô tà thuật" của đất nước này.
Nhiều câu chuyện kể về Bahla đều có nhắc đến các lời nguyền tâm linh và cả chuyện các vị pháp sư đi khắp thế giới theo một phép thần thông nào đó. Ở Bahla, người ta có thể tìm thấy một thầy bói cao tay, và cả những thứ mà bị cấm đoán trong đạo Hồi. Bahla trở thành một thứ được ví von là "Salem của Trung Đông", dân cư sống ở đây rất ngại khi người ngoài có vẻ sợ sệt khi nhắc đến tên ngôi làng của họ.
Al Jazirah Al Hamra (UAE)
Làng chài bỏ hoang Al Jazirah Al Hamra nằm tọa lạc ở góc Đông Bắc của Các tiểu vương quốc Ảrập Thống Nhất (UAE). Trước khi bùng nổ hoạt động dầu khí vào thập niên 1960, cả làng tương đối thịnh vượng với nhiều nếp nhà cổ kính, nhiều ngôi nhà có từ thời cổ đại. Suốt nhiều năm, làng chài đã thu hút một lượng lớn dân di cư Ba Tư, các thương nhân Bồ Đào Nha và giới chức người Anh.
Làng Al Jazirah Al Hamra được tái xây dựng vào năm 1831, và các hồ sơ do người Anh lưu trữ cho thấy làng có dân số độ khoảng 4100 người, dân cư sinh sống chủ yếu từ nghề buôn bán ngọc trai. Khoảng năm 1968, cư dân bắt đầu bỏ làng hàng loạt, công nhân lưu động lại tá túc ở làng.
Nhiều dân ngụ cư trước đây từng có đất đai trong làng, nhưng hiếm người thật sự sống ở đó. Kể từ thập niên 1960, làng Al Jazirah Al Hamra bỗng dưng khiến người ta rùng mình với tên gọi "làng bị ám". Nhiều cư dân UAE tin rằng ngôi làng bị chế phục bởi các Djinn (một dạng sinh thể siêu nhiên của đạo Hồi chuyên ẩn náu ở các vùng hoang mạc và ăn thịt người).
Nhà làm phim kinh dị Faisal Hashmi, người từng đến làng Al Jazirah Al Hamra vào một đêm nọ cùng với một tốp bạn bè. Người làng trước rời đi nơi khác còn cẩn thận để lại một số dấu tay như hàm ý cảnh cáo các linh hồn chớ “léng phéng” mò vào nơi ở của họ. Al Jazirah Al Hamra trở nên nổi tiếng với những du khách chơi đêm - những người tìm kiếm cảm giác "dựng tóc gáy".