Trong bất kỳ một bộ tiểu thuyết nào, Ngọc Hoàng Đại Đế đều luôn là một Đại Thần có quyền lực lớn nhất. Đặc biệt là trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Ngọc Đế không chỉ là chủ của Linh Tiêu Bảo Điện, mà ngay đến ba vị Tam Thanh là Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân cũng đều nghe theo chỉ ý của Ngài.
Thế nhưng Tôn Ngộ Không lại không như vậy. Là một yêu quái duy nhất dám khiêu chiến Thiên Giới, quậy tung hội Bàn Đào, náo loạn Điện Linh Tiêu, Tôn Ngộ Không không hề sợ Ngọc Đế. Thậm chí khi đối mặt với Như Lai Phật Tổ cũng không làm Ngộ Không mất đi sự cao ngạo.
Trong nguyên tác Tây Du Ký khi lần đầu đối mặt với Như Lai, Tôn Ngộ Không nói rằng: "Ngọc Đế mặc dù tu hành nhiều năm, nhưng cũng không nên ngồi ở vị trí này lâu như vậy. Theo luân thường đạo lý, Hoàng Đế phải thay phiên nhau làm, năm sau nên đến lượt lão Tôn. Chỉ cần bảo ông ta chuyển ra ngoài, để Thiên Cung lại cho ta là được. Nếu không thì ta nhất định sẽ làm loạn, mãi mãi không yên bình".
Ngộ Không từng đứng trước mặt Như Lai phát ngôn ngông cuồng về Ngọc Đế |
Những câu nói này có lẽ đến Như Lai cũng không dám nói thẳng ra như vậy. Mặc dù Ngọc Đế không sợ Tôn Ngộ Không nhưng cũng bất lực với tính cách đanh đá của Hầu Tử. Thế nên trong kiếp nạn Thanh Ngưu Tinh, khi Tôn Ngộ Không đến gặp Ngọc Đế xin viện binh, nguyên tác viết rằng: "Ngọc Đế Thiên Tôn nghe tấu, vội giáng chỉ cho Khả Hàn Tư: dựa theo tất cả lời tấu của Ngộ Không, mau đi kiểm tra rồi báo cáo".
Có thể thấy dù là đang trên đường thỉnh kinh, Ngộ Không vẫn biết cách khiến Ngọc Đế phải đau đầu. Không chỉ với mỗi Ngọc Đế, mà mỗi lần đến Linh Sơn tự cầu cứu, nếu Phật Tổ Như Lai không giúp đỡ thì không có cách nào có thể đuổi Ngộ Không đi.
Tuy nhiên trong nguyên tác Tây Du Ký, có một nhân vật duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom người hành lễ.
Chính là tại hồi thu phục Ngọc Thỏ Tinh, nguyên tác viết rằng: "Giữa Cửu Tiêu Bích Hán bỗng nghe thấy có người gọi: Đại Thánh! Chớ động thủ. Hành Giả quay đầu lại nhìn, thì ra là Thái Âm Tinh Quân. Hành Giả hoảng hốt thu lại thiết bổng, khom người hành lễ: Lão Thái Âm, từ đâu đến vậy? Lão Tôn thất lễ rồi".
Không tính sư phụ Bồ Đề thì đó là lần đầu tiên Ngộ Không tỏ ra hoang mang, khom mình hành lễ với một người khác, một thái độ mà Như Lai và Ngọc Đế không bao giờ nhận được từ Ngộ Không.
Thái Âm Tinh Quân thuộc nhóm Cửu Diệu Tinh Quân, chủ nhân của Nguyệt Cung. Trong nguyên tác giới thiệu như sau: "Tiên Căn là Đoạn Dương Chỉ Ngọc, mài giũa thành hình qua nhiều năm. Hỗn độn khai thời mà có được, Hồng Mông phán quyết ta trước tiên". Hỗn độn khai thời đã chỉ ra rằng Thái Âm Tinh Quân cũng giống như Bàn Cổ đều là những nhân vật tồn tại từ thời kỳ Hỗn Độn.
Tuy nhiên, "Hồng Mông phán quyết ta trước tiên" mới thực sự nói lên sự lợi hại, chứng minh rằng Thái Âm Tinh Quân là vị đại Thần đầu tiên xuất hiện ở thời kỳ Hồng Mông. Bàn Cổ mặc dù là người khai thiên lập địa nhưng cũng không phải là đại Thần đầu tiên ở kỳ Hồng Mông.
Vì vậy chả trách rằng Tôn Ngộ Không dù không sợ Ngọc Đế không sợ Như Lai nhưng khi gặp Thái Âm Tinh Quân lại tỏ ra hoang mang khom mình như vậy.