Bí ẩn kinh dị cặp 'cá ma' khổng lồ trong hang đá Thanh Hóa

“Thần cá” dài bằng đòn gánh, thân đen sì như cột nhà cháy, nặng một tạ và hai lỗ tai đeo khuyên vàng.

Nhắc đến hang cá, hay suối cá thần, thì ai cũng nghĩ đến vùng đất Cẩm Thủy, miền tây Thanh Hóa, nơi mỗi năm có cả trăm ngàn lượt người tìm đến chiêm ngưỡng loài cá lạ, cứ đu đưa từ lòng núi ra suối, chẳng sợ con người.
Nhưng, ít ai biết rằng, ở cách Cẩm Thủy không xa, huyện Bá Thước cũng có một hang đá, với con suối ngầm, nơi cư ngụ của loài “cá thần” đầy linh thiêng, huyền bí.
Đường vào bản Chiềng Ban (xã Văn Nho, Bá Thước) ngoằn ngoèo qua những thửa ruộng, những thung lũng, những quả núi đá vôi xanh biếc.
Bản người Thái nằm quanh dưới chân núi Chiềng Ban, họ cấy lúa dưới thung lũng và cánh đồng lúa lấy nước từ con suối chảy ra từ chân núi. Con suối, với đập nước nhỏ đó, là nơi loài “cá thần” nổi tiếng xứ Thanh trú ngụ.
Trong khi suối cá thần ở Cẩm Thủy người ra vào tấp nập, dịch vụ hương khói, quà bánh kéo dài từ quốc lộ vào, thì suối cá này chẳng có bóng người.
Tôi loay hoay ở dưới chân núi, chỗ đập nước, nhưng chẳng thấy bóng dáng ai, cũng không thấy cá mú đâu cả. Chỉ có tiếng nước chảy qua cống bên đập đều đều.
Đang loay hoay ở chân đập, thì xuất hiện người đàn ông cởi trần, mặt mũi người ngợm mọc mụn, lở loét trông khá hãi. Chẳng rõ anh này say rượu, hay đầu óc có vấn đề, cứ nói luyên thuyên. Anh ta bảo, đây chính là hang cá thần, và tất cả mọi người đến đây đều phải lên núi thắp hương. Anh ta cứ như thể ông từ trông miếu, thúc bất kỳ ai đến đây đều phải lên miếu thắp hương để… cầu may.
Thấy khách đến hang cá là người đàn ông này nhiệt tình dẫn lên hang đá để thắp nhang.
 Thấy khách đến hang cá là người đàn ông này nhiệt tình dẫn lên hang đá để thắp nhang. 

Tò mò với người đàn ông này, tôi rảo chân bước theo, trèo lên những bậc đá, chui vào một cái hang ở lưng núi ngay phía trên suối cá. Trong hang không có gì, ngoài cái bàn thờ. Cạnh hang co cái máng như cầu trượt ngắn tũn và anh ta bảo “đó là nơi rồng bò”. Cư dân nước Việt hay huyền thoại hóa mọi chuyện, nên bất kỳ một cái nhũ đá hay hình thù khác lạ trong hang động, các cụ đều bịa ra truyền thuyết cho hấp dẫn.

Tôi thắp nhang, anh ta còn “khuyên bảo tận tình” nên đặt tiền lên ban thờ cho… linh thiêng!

Theo lời người đàn ông nói năng thiếu nhất quán này, thì hang đá trên lưng núi này, là nơi các nghĩa quân phong trào Duy Tân từng trú ngụ. Hang đá cũng là nơi ông Hà Văn Nho, một nghĩa sĩ yêu nước kháng Pháp ở đó đấu tranh.

Năm 1944, ông Hà Văn Nho bị giặc Pháp bắt. Chúng đã chặt đầu người nghĩa sĩ này ở ngay chân núi, chỗ hang đá có loài các thần.

Hương khói xong, tôi theo anh ta xuống phía đập nước. Tôi hỏi: “Anh nói thật đi, ngày xưa có bắt cá thần ở suối này ăn không đấy?”, anh ta hồn nhiên: “Ngày trước tớ chả bắt suốt ăn thịt. Chả ăn hết ối cá ở hang rồi ấy chứ”. Ngồi hỏi chuyện một lúc, tôi lại hỏi: “Ngày trước anh ăn nhiều cá ở hang này lắm hở?”, thì anh ta lại chối đây đẩy: “Không dám ăn cá ở đây đâu. Làng này ai mà ăn cá thần là chết hết”.

 
Loài "cá thần" ở hang chui ra ăn.
Loài "cá thần" ở hang chui ra ăn.  

Sau này, hỏi chuyện một số người ở chân núi, thì hóa ra, đầu óc anh này không được bình thường. Xưa kia, anh ta không thế, rất bạo gan. Thế nhưng, theo lời đồn, thì do nhiều lần bắt cá thần ở trong hang làm các món gỏi, nộm, luộc, nấu canh, nướng kiểu người Thái… nên mới bị “báo ứng”, mà thần kinh không được bình thường. Cũng có người bảo do uống rượu lắm nên đầu óc mới “hỏng”.

Người dân trong bản Chiềng Ban đồn thế, thì tôi ghi lại vậy, chứ buổi gặp gỡ, không rõ anh ta lẩn thẩn hay say rượu. Riêng chuyện anh ta kể, ông Hà Văn Nho bị quân Pháp chặt đầu năm 1944 thì là đúng. Sau này, tưởng nhớ người nghĩa sĩ, nên chính quyền đặt tên xã là Văn Nho. Chuyện ấy, trẻ con ở đây cũng biết.

Đang luẩn quẩn không biết hỏi ai, thì người đàn bà ngoài 60 tuổi, mặc mỗi váy, cởi trần đi từ rừng ra. Thấy “du khách” đến thăm suối, bà kéo váy lên ngực, thành “thiếu nữ vai trần”, miệng nhai trầu bỏm bẻm.

Bà giới thiệu là Lương Thị Khoán, người trông nom hang cá thần ở chân núi Chiềng Ban.

Bà Lường Thị Khoán là người Thái, sinh ra và lớn lên ở chân núi Chiềng Ban, nên coi như cả cuộc đời bà gắn với hang cá thần này, nên không chuyện gì bà không biết.

Bà Lường Thị Khoán cho "cá thần" ăn.
Bà Lường Thị Khoán cho "cá thần" ăn. 

Theo bà Khoán, trong hang có cả ngàn, cả vạn con cá thần, nhưng, hai “thần cá”, là linh hồn của hang cá thì ít người được gặp. Chỉ những người có duyên lắm, như vợ chồng bà, mới được diện kiến “thần cá”.

Bà Khoán kể, mới cuối năm ngoái, chính bà được diện kiến hai “thần cá” từ trong hang bơi ra. Hôm đó là chiều tà, mặt trời ngấp nghé dưới chân núi, thung lũng Chiềng Ban chỉ còn vài tia nắng lọt qua kẽ cây chiếu xuống, thì bà thấy cặp “thần cá” bơi từ trong hang ra chân đập.

Bà Khoán gặp cặp “thần cá” nhiều rồi, nên bà nắm rất rõ. Cặp cá gồm một đực, một cái, mà bà tin là hai vợ chồng cá. “Thần cá” dài bằng đòn gánh, thân đen sì như cột nhà cháy, và hai lỗ tai đeo khuyên vàng. Theo lời bà, thì mỗi “thần cá” nặng khoảng 1 tạ. Sau này trò chuyện, thì ông chồng bà Khoán bác bỏ cá nặng 1 tạ. Theo lời ông, chỉ nặng độ 40-50kg.

Sau này, tôi tham khảo một số người hiểu biết về loài cá thần ở miền tây Thanh Hóa, thì những con cá thần to lớn, nặng vài chục kg, thường trú sâu trong hang, ít ra ngoài, nên màu sắc đen nhánh như cột nhà ám bồ hóng. Và, điều thú vị, là hai lỗ tai có hai vệt cong cong bao quanh màu vàng óng, nên những người yếu vía, quan sát không kỹ, tưởng nó đeo khuyên tai vàng, rồi thổi vào những chuyện kỳ bí.

Lần nào nhìn thấy cặp cá bơi ra, bà Khoán đều chết lặng, cứng đờ cả người, không nhúc nhích được. Khi nào bà Khoán nhìn thấy cặp cá đầy đủ các bộ phận, thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Cặp cá khổng lồ sẽ chỉ bơi ra, bơi vào một lúc rồi biến mất, trong các sự kiện đặc biệt. Còn khi nào, cặp cá bơi ra, chỉ thấy mỗi phần thân và đầu, không thấy đuôi đâu, là y rằng “thần cá” biến thành… người!

Hang "cá thần".
 Hang "cá thần". 

Theo lời bà Khoán, hôm ấy, cặp “thần cá” không nhìn thấy đuôi bơi đến đập, liền hóa thành hai người, một nam, một nữ, mặc áo trắng, đeo giày quan, mũ mão, rất trẻ đẹp, cưỡi ngựa đi trên không khí từ đập ra. Hai vị quan này còn bảo với bà Khoán: “Ở đây có hai làng, là làng dưới và làng trên. Con có muốn cưỡi ngựa đi dạo với ta không?”. Bà Khoán sợ không nói được gì, hàm cứ cứng lại, nhưng bà cố lắc đầu. Tức thì hai “thần cá” cưỡi ngựa bỏ đi.

Ngồi nói chuyện cả tiếng đồng hồ với bà Lường Thị Khoán, tôi chẳng thu thập được thông tin gì chính thống, ngoài những câu chuyện mang màu sắc liêu trai, không tin nổi. Tuy nhiên, những chuyện nửa thực nửa hư đó, đã thành đề tài hấp dẫn khi du khách đến hang cá tìm hiểu, và nó thực sự là chất liệu cuốn hút với người tin vào thế giới siêu nhiên, huyền bí.

Còn tiếp...

Huyền tích ba “cụ cá thần” nghìn năm tuổi ở giếng Ngọc

(Kiến Thức) - Làng Diềm là cái nôi của dân ca quan họ xứ Kinh Bắc, nhưng ở ngôi làng này cũng ẩn chứa những bí mật khó tin. 

Làng Diềm là cái nôi của dân ca quan họ xứ Kinh Bắc, nhưng ở ngôi làng này cũng ẩn chứa những bí mật khó tin. Một trong những bí mật ấy là huyền tích về giếng Ngọc cổ kính với 3 "cụ cá" cùng một cầu tế với 8 cột đá xanh khắc chữ Nho.
Giếng cổ thủy tụ

Hình ảnh khó tin ở suối cá thần nổi tiếng nhất VN

(Kiến Thức) - Những con "cá thần" ở suối cá thần Cẩm Lương có trọng lượng khá lớn và rất thân thiện với con người...

Hinh anh kho tin o suoi ca than noi tieng nhat VN
Nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, suối cá thần Cẩm Lương là một thắng cảnh nổi tiếng cả nước của tỉnh Thanh Hóa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới