Bí ẩn kích thước bức thư ông Kim Jong-un gửi Tổng thống Mỹ

Kích cỡ quá khổ của bức thư ông Kim Jong Un gửi Tổng thống Trump đã khiến không ít người tò mò về động cơ phía sau của nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Bí ẩn kích thước bức thư ông Kim Jong-un gửi Tổng thống Mỹ
Tổng thống Donald Trump chính thức tuyên bố sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên sau khi ông nhận được lá thư của ông Kim Jong Un từ “sứ giả” Triều Tiên Kim Yong Chol hôm 1/6.
Trước khi mở, Tổng thống Trump đã nhận xét bức thư “rất hay và thú vị” dù chưa đọc nội dung bên trong. Phải chăng, theo AP, sự thú vị đó đến từ kích cỡ to gần bằng tờ báo của phong bao thư bên ngoài?
Tổng thống Trump cười tươi khi cầm trên tay bức thư được trao bởi trùm tình báo Triều Tiên ngày 1/6. Ảnh: Nhà Trắng.
Tổng thống Trump cười tươi khi cầm trên tay bức thư được trao bởi trùm tình báo Triều Tiên ngày 1/6. Ảnh: Nhà Trắng. 
Tổng thống Trump chưa tiết lộ nội dung lá thư, nhưng ông đã không giấu nổi niềm vui khi nhận được nó. Trong bức ảnh Nhà Trắng công bố sau buổi gặp mặt, có thể thấy nụ cười tươi rói của ông Trump khi cầm phong thư đứng cạnh “sứ giả” Triều Tiên Kim Yong Chol, quan chức cao cấp nhất phía Triều Tiên đặt chân đến Nhà Trắng trong 18 năm qua.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất trong bức ảnh nằm ở kích cỡ quá khổ của phong thư. Nhiều giả thuyết được đặt ra về nguyên nhân của chiếc phong bì to một cách hài hước mà nhà lãnh đạo Kim Jong Un gửi cho Tổng thống Trump.
Theo bình luận trên mạng xã hội, có lẽ sau hàng tháng trời xúc phạm và đe dọa lẫn nhau, ông Kim đã nhận ra cách tốt nhất để gây ảnh hưởng đến ông Trump chính là tìm cách vuốt ve cái tôi của tổng thống “tự kiêu” này, điều mà Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In từng làm khi đề xuất giải Nobel Hòa bình cho ông Trump hồi tháng 4.
Không ai, ngoại trừ Triều Tiên, biết nguyên nhân thật sự đằng sau kích cỡ khổng lồ của phong thư được trao cho người đứng đầu Nhà Trắng. Lý do đơn giản có thể chỉ là “vì ông Kim thích thế”.
Cuộc thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều dự kiến diễn ra ngày 12/6 tại Singapỏe. Ảnh: Nhà Trắng.
Cuộc thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều dự kiến diễn ra ngày 12/6 tại Singapỏe. Ảnh: Nhà Trắng. 
Trước đó, ông Moon Jae In cũng nhận được lá thư với kích cỡ tương tự từ nhà lãnh đạo Triều Tiên trong Olympics mùa đông tại Pyeongchang. Trong đó, ông Kim Jong Un bày tỏ mong muốn tổ chức cuộc thượng đỉnh liên Triều.
Thông điệp “khổng lồ” của ông Kim có màu xanh, niêm phong bởi con dấu vàng, và được đích thân em gái nhà lãnh đạo trao tận tay Tổng thống Moon.
Các nhà phân tích cho rằng hành động gửi thư chỉ là một phần trong những tính toán tỉ mỉ từ phía Triều Tiên. Ông Kim Jong Un muốn được nhìn nhận như một chính khách chính thống trên đấu trường quốc tế, một nhà lãnh đạo có khả năng thương thảo và đưa ra giải pháp.

Hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ông Trump từ bỏ giấc mơ Nobel Hòa bình

Tổng thống Trump đã bất ngờ hủy cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Lý do đưa ra là những phát ngôn thịnh nộ và thù địch của Triều Tiên.

Hủy Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ông Trump từ bỏ giấc mơ Nobel Hòa bình
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt cược lớn vào bàn đàm phán lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nhưng giờ đây ông Trump đã “mất trắng” khi bất ngờ tuyên bố hủy cuộc gặp đang được dư luận cả thế giới trông đợi.
Tổng thống Trump hủy cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: AFP/Getty Images
Tổng thống Trump hủy cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: AFP/Getty Images 

Triển vọng Thượng đỉnh Mỹ-Triều có bừng sáng như ông Trump hứa hẹn?

Lời hứa hẹn về việc tái khởi động Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều của Tổng thống Mỹ liệu có “đầy triển vọng” như ông chia sẻ trên Twitter?

Triển vọng Thượng đỉnh Mỹ-Triều có bừng sáng như ông Trump hứa hẹn?
“Đối thoại tích cực”

Cuộc “chạy đua” ngoại giao trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới tại Singapore, nhiều cuộc gặp ngoại giao quan trọng đã diễn ra, trong đó có cuộc hội đàm lần hai giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm.

Cuộc “chạy đua” ngoại giao trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều
Ngày 26/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau lần thứ hai tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm, chỉ một tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử hôm 27/4. Ảnh: Reuters.
Ngày 26/5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau lần thứ hai tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm, chỉ một tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử hôm 27/4. Ảnh: Reuters. 
Theo thông báo từ Nhà Xanh, Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thẳng thắn trao đổi ý kiến về vấn đề thi hành Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 cũng như hướng đến thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới thành công. Ảnh: Yonhap.
Theo thông báo từ Nhà Xanh, Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thẳng thắn trao đổi ý kiến về vấn đề thi hành Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 cũng như hướng đến thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới thành công. Ảnh: Yonhap. 
Tổng thống Moon viết vào sổ lưu niệm trước cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 26/5. Ảnh: Reuters.
 Tổng thống Moon viết vào sổ lưu niệm trước cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 26/5. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 7/5, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đáp chuyến bay xuống thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh để gặp và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 7/5, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đáp chuyến bay xuống thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh để gặp và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters. 
Có thể nói, chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên muốn Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
 Có thể nói, chuyến thăm Trung Quốc lần thứ hai của ông Kim Jong-un trong năm nay, diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, chứng tỏ Triều Tiên muốn Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo (Triều Tiên). Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Reuters.
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 4/5/2018. Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 4/5/2018. Ảnh: Reuters. 
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xuống máy bay khi tới thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 9/5. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xuống máy bay khi tới thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 9/5. Ảnh: Reuters. 
Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Kim Jong-un đã có cuộc gặp “bí mật” với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 9/5. Ảnh: Reuters. 
Hôm 30/5, ông Kim Yong-chol (trái), người được mệnh danh là "cánh tay phải" của lãnh đạo Kim Jong-un, đã đến Mỹ để hội đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo nhằm cứu vãn hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên dự kiến diễn ra vào ngày 12/6. Ảnh: Reuters.
Hôm 30/5, ông Kim Yong-chol (trái), người được mệnh danh là "cánh tay phải" của lãnh đạo Kim Jong-un, đã đến Mỹ để hội đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo nhằm cứu vãn hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên dự kiến diễn ra vào ngày 12/6. Ảnh: Reuters. 
Chuyến thăm Mỹ của ông Kim Yong-chol diễn ra cùng thời điểm với hàng loạt chuyến công du con thoi khác của các quan chức Mỹ và Triều Tiên trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều. Mỹ được cho là đang hoạt động trên 3 “mặt trận” để chuẩn bị cho thượng đỉnh tiềm năng với Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
 Chuyến thăm Mỹ của ông Kim Yong-chol diễn ra cùng thời điểm với hàng loạt chuyến công du con thoi khác của các quan chức Mỹ và Triều Tiên trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều. Mỹ được cho là đang hoạt động trên 3 “mặt trận” để chuẩn bị cho thượng đỉnh tiềm năng với Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Triều Tiên, chiều 31/5 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà khách chính phủ Paekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters.
 Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Triều Tiên, chiều 31/5 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại nhà khách chính phủ Paekhwawon ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters. 
Được biết, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Nga tới Triều Tiên trong vòng 9 năm qua. Ông Lavrov đã chuyển tải thông điệp nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra. Ảnh: Ngoại trưởng Nga nâng ly cùng người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho trong cuộc gặp ngày 31/5. Ảnh: Reuters.
 Được biết, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Nga tới Triều Tiên trong vòng 9 năm qua. Ông Lavrov đã chuyển tải thông điệp nhiều ý nghĩa trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra. Ảnh: Ngoại trưởng Nga nâng ly cùng người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho trong cuộc gặp ngày 31/5. Ảnh: Reuters.
Ngày 27/4, ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên sau gần 70 năm bước qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Triều Tiên để gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters.
 Ngày 27/4, ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên sau gần 70 năm bước qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền Triều Tiên để gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters. 
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như chấm dứt tình trạng chiến tranh ngay trong năm nay. Ảnh: Reuters.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này đã kết thúc thành công tốt đẹp với việc hai nhà lãnh đạo Hàn-Triều cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như chấm dứt tình trạng chiến tranh ngay trong năm nay. Ảnh: Reuters. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.