Bí ẩn khiến lăng mộ Tần Thủy Hoàng trở nên "bất khả xâm phạm"

Địa Cung Tần Lăng - một công trình kiến trúc “bất khả xâm phạm” được xây dựng cách nay hơn 2000 năm. Đây được biết đến là nơi an nghỉ của vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Bí ẩn khiến lăng mộ Tần Thủy Hoàng trở nên "bất khả xâm phạm"

Tần Thủy Hoàng - Vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, triều đại thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã lập được nhiều thành tích trước nay chưa từng có trong việc thống nhất Trung Quốc, thiết lập chế độ hoàng đế, thực hiện chế độ Tam công Cửu khanh trong chính quyền trung ương và bãi bỏ hệ thống phong kiến phân quyền, thực hiện hệ thống quận huyện ở các địa phương, thống nhất chữ viết, đồng tiền và đơn vị đo lường,…

Ông đã tiến hành nhiều kế hoạch lớn, bao gồm việc xây dựng trường thành ở phương bắc, đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành, kênh Linh Cừ, cung A Phòng. Để dập tắt những ý kiến trái chiều và áp đặt tư tưởng theo trường phái Pháp gia, ông đã cho đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống nhiều học giả. Tần Thủy Hoàng trị vì 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm, qua đời vì bệnh vào năm 210 TCN ở tuổi 49.

Bi an khien lang mo Tan Thuy Hoang tro nen
Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế tài giỏi nhưng cũng rất tàn ác trong lịch sử Trung Quốc 
 Lăng mộ bí ẩn "bất khả xâm phạm"
 Vị "hoàng đế có một không hai" đã lập nên kỳ tích vĩ đại này sau khi qua đời đã để lại một bí ẩn gây chấn động cho các thế hệ sau. Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng vào mùa xuân năm 1974, nơi chôn cất Tần Thuỷ Hoàng cũng đã được tìm thấy, tuy nhiên đã gần 40 găm trôi qua, hậu thế vẫn chưa dám khai quật hoàn toàn ngôi mộ nổi tiếng này. 

Khảo sát gần đây chỉ ra, lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Tổng diện tích là 41.600 m2, đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán, kích thước của nó tương đương với 5 sân bóng đá quốc tế.

Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được chôn cất cùng rất nhiều vàng bạc và châu báu quý giá. Để bảo vệ lăng mộ khỏi sự xâm chiếm của những tay trộm mộ, Tần đế đã cho thiết kế nhiều cạm bẫy chết người bên trong lăng mộ của chính mình.

Bi an khien lang mo Tan Thuy Hoang tro nen
 Hơn 4 thập kỷ, lăng mộ vẫn chưa được khai quật hoàn toàn (Ảnh: Nguồn quốc tế) 
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy lượng thủy ngân ở đây trong lăng mộ cao gấp 280 lần bình thường Thủy ngân vốn là chất kịch độc, có thể nguy hại khôn lường với sức khỏe con người chỉ với liều lượng nhỏ. Cũng bởi thế nên Tần Thủy Hoàng đã lấp đầy lăng mộ bằng thứ chất này để ngăn chặn những kẻ trộm mộ tấn công nơi yên nghỉ của mình.

Ngoài việc đề phòng bọn trộm mộ, Tần Thủy Hoàng cần đến một lượng lớn thủy ngân như vậy là vì thủy ngân là kim loại nặng, hình dạng giống như nước nên được dùng để mô phỏng núi sông trong lăng mộ. Hơn nữa, thủy ngân không dễ bay hơi hoặc oxy hóa, không phản ứng hóa học với các thành phần của không khí, do đó, 100 tấn thủy ngân đã được Tần Thủy Hoàng giữ trong lăng mộ suốt ngần ấy năm. Phương pháp này thực sự đem lại hiệu quả khi mà mãi hơn 2.000 năm sau, lăng mộ dưới lòng đất này vẫn là một ẩn số với nhân loại.

Ghi chép cổ đại cho biết, ở cửa và các lối đi đều ẩn giấu những chiếc nỏ. Một khi chạm vào, nỏ sẽ tự động bắn hạ kẻ xâm nhập. Loại vũ khí này là "kình nỏ" (siêu nỏ), sở hữu tính năng và lực sát thương rất mạnh. Theo ước tính của các học giả, loại nỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có tầm bắn hơn 800m, sức căng lên tới hơn 350kg và tự động vận hành. Không loại trừ khả năng những bẫy nỏ này vẫn hoạt động tốt sau hơn 2.000 năm.

Một số lượng lớn mũi tên được tìm thấy trong lăng mộ. Theo các nhà khảo cổ học, những mũi tên này không chỉ dễ dàng xuyên qua lớp áo giáp của kẻ thù mà cấu tạo cũng chúng cũng rất phức tạp.

Đội quân đất nung với khoảng 8000 bức tượng là một phần đặc biệt trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, đội quân này có kích thước bằng người thật. Các bức tượng người có lính bộ binh, cung thủ, các tướng lĩnh trong tư thế đứng thẳng hoặc cúi mình cầm cung, kích, giáo, mác, gươm bọc đồng... đây là những vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa thời đó.

Bi an khien lang mo Tan Thuy Hoang tro nen
Đội quân đất nung với nhiều biểu cảm, tư thế khác nhau 
Đây được coi như là một biện pháp tâm linh: Lời nguyền đội quân đất nung. Đội quân hơn 8.000 binh sĩ đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng được cho là lấy nguyên mẫu từ binh sĩ thật của nhà Tần. Đội quân này mang theo "lời nguyền" chết chóc đối với ai mạo phạm nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng.

Bí mật lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng

Thông tin về việc sử dụng thuỷ ngân để tạo ra các con sông và biển bên trong ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng có thể được tìm thấy trong cuốn sách

Bí mật lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng

Lăng Tần Thủy Hoàng nằm ở chân núi phía bắc Lập Sơn, cách thành Tây An, tỉnh Thiểm Tây 30km về phía đông bắc. Trong số các lăng mộ cổ, đây chắc chắn là nơi xa hoa bậc nhất và được mệnh danh là chốn thần tiên nơi hạ giới.

Tần Thủy Hoàng luôn tìm kiếm con đường bất tử cho cuộc đời mình, nhưng đáng tiếc vẫn không thể tìm ra cách. Vì vậy, ông đã quyết định xây dựng một cung điện nguy nga dưới lòng đất và đó cũng chính là lăng mộ sau khi ông chết.

Giải mã bí mật về 12 dải ngọc trước mũ của Tần Thuỷ Hoàng

12 dải ngọc đeo trước mũ rồng của vua Tần Thuỷ Hoàng có ý nghĩa như thế nào?

Giải mã bí mật về 12 dải ngọc trước mũ của Tần Thuỷ Hoàng
Tần Thuỷ Hoàng khi thiết triều thường đội mũ miện đặc biệt, ở trên treo 2 dải lụa vàng, trước mắt treo 12 sợi ngọc.

Vì sao vũ khí trong mộ Tần Thủy Hoàng 2.000 năm vẫn sáng bóng?

Lí do nào khiến vũ khí của đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng được bảo quản hoàn hảo, sáng bóng và sắc bén sau khi bị chôn vùi trong hơn hai thiên niên kỉ?

Vì sao vũ khí trong mộ Tần Thủy Hoàng 2.000 năm vẫn sáng bóng?
Vi sao vu khi trong mo Tan Thuy Hoang 2.000 nam van sang bong?
 Hơn 8.000 tượng chiến binh đất nung có kích thước bằng người thật được phát hiện trong lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Trung Quốc, vào năm 1974.

Đọc nhiều nhất

Tin mới