Bí ẩn dấu tay "ma quái" dưới con hào 1.000 tuổi ở Jerusalem

Bí ẩn dấu tay "ma quái" dưới con hào 1.000 tuổi ở Jerusalem

Các nhà khảo cổ học ở Thành phố cổ Jerusalem đã khai quật được một con hào lớn bên dưới một con đường đông đúc, điều kỳ lạ là một dấu tay khắc vào cấu trúc đá vẫn còn là một bí ẩn gây tò mò.

Các nhà khảo cổ phát hiện một dấu tay bí ẩn khắc trên tường của một con hào ở Thành phố Cổ Jerusalem.
Các nhà khảo cổ phát hiện một dấu tay bí ẩn khắc trên tường của một con hào ở Thành phố Cổ Jerusalem.
Cụ thể, trong quá trình khảo sát trước khi triển khai một dự án cơ sở hạ tầng, họ khai quật được một con hào chạy dưới đường phố nhộn nhịp. Nhiều khả năng con hào do người Hồi giáo đào vào khoảng thế kỷ 10 để giúp bảo vệ thành phố, theo Cơ quan Cổ vật Israel (IAA).
Cụ thể, trong quá trình khảo sát trước khi triển khai một dự án cơ sở hạ tầng, họ khai quật được một con hào chạy dưới đường phố nhộn nhịp. Nhiều khả năng con hào do người Hồi giáo đào vào khoảng thế kỷ 10 để giúp bảo vệ thành phố, theo Cơ quan Cổ vật Israel (IAA).
Con hào đục đẽo từ đá, rộng ít nhất 10 m và sâu 2 - 7 m. Chức năng của nó là ngăn chặn kẻ thù tiếp cận tường thành của Jerusalem và xâm nhập vào thành phố. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ vẫn chưa rõ mục đích của dấu tay khắc trên tường.
Con hào đục đẽo từ đá, rộng ít nhất 10 m và sâu 2 - 7 m. Chức năng của nó là ngăn chặn kẻ thù tiếp cận tường thành của Jerusalem và xâm nhập vào thành phố. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ vẫn chưa rõ mục đích của dấu tay khắc trên tường.
Hào thường chứa đầy nước, ví dụ như hào bao quanh các lâu đài ở châu Âu. Nhưng con hào mới khai quật lại được để khô với hy vọng rằng kích thước đồ sộ của nó sẽ là chướng ngại vật cực kỳ khó khăn với kẻ thù, theo Amit Re'em, nhà khảo cổ tại IAA, thành viên nhóm khai quật.
Hào thường chứa đầy nước, ví dụ như hào bao quanh các lâu đài ở châu Âu. Nhưng con hào mới khai quật lại được để khô với hy vọng rằng kích thước đồ sộ của nó sẽ là chướng ngại vật cực kỳ khó khăn với kẻ thù, theo Amit Re'em, nhà khảo cổ tại IAA, thành viên nhóm khai quật.
Theo các nhà sử học thời đó, con hào lớn đã giúp cản trở những lực lượng xâm lược như quân Thập tự chinh - đội quân bao vây và tấn công thành phố trong Cuộc vây hãm Jerusalem năm 1099. Nhưng cuối cùng, đội quân vẫn thành công trong việc xâm nhập thành phố.
Theo các nhà sử học thời đó, con hào lớn đã giúp cản trở những lực lượng xâm lược như quân Thập tự chinh - đội quân bao vây và tấn công thành phố trong Cuộc vây hãm Jerusalem năm 1099. Nhưng cuối cùng, đội quân vẫn thành công trong việc xâm nhập thành phố.
"Mệt mỏi sau cuộc hành trình, quân Thập tự chinh tiếp tục đối diện với con hào khổng lồ. Sau 5 tuần, họ vượt qua nó nhờ triển khai các chiến thuật và phải trả giá bằng rất nhiều xương máu, dưới hỏa lực dữ dội của quân phòng thủ Hồi giáo và Do Thái", Re'em nói.
"Mệt mỏi sau cuộc hành trình, quân Thập tự chinh tiếp tục đối diện với con hào khổng lồ. Sau 5 tuần, họ vượt qua nó nhờ triển khai các chiến thuật và phải trả giá bằng rất nhiều xương máu, dưới hỏa lực dữ dội của quân phòng thủ Hồi giáo và Do Thái", Re'em nói.
Dấu tay kỳ lạ là yếu tố thú vị nhất mà nhóm chuyên gia phát hiện, nhưng họ chưa rõ nó tượng trưng cho điều gì. Dấu tay có thể được chạm khắc bởi một người Hồi giáo hoặc Do Thái bảo vệ thành phố, hoặc thuộc về quân lính châu Âu xâm lược.
Dấu tay kỳ lạ là yếu tố thú vị nhất mà nhóm chuyên gia phát hiện, nhưng họ chưa rõ nó tượng trưng cho điều gì. Dấu tay có thể được chạm khắc bởi một người Hồi giáo hoặc Do Thái bảo vệ thành phố, hoặc thuộc về quân lính châu Âu xâm lược.
Tuy nhiên, cũng có khả năng bàn tay được chạm khắc tỉ mỉ này không tượng trưng cho bất cứ điều gì mà chỉ là một trò đùa. Nhóm nghiên cứu cho biết, ý nghĩa của dấu tay bí ẩn có thể được hé lộ sau khi nghiên cứu sâu hơn về con hào khô hoàn thành.
Tuy nhiên, cũng có khả năng bàn tay được chạm khắc tỉ mỉ này không tượng trưng cho bất cứ điều gì mà chỉ là một trò đùa. Nhóm nghiên cứu cho biết, ý nghĩa của dấu tay bí ẩn có thể được hé lộ sau khi nghiên cứu sâu hơn về con hào khô hoàn thành.
Đoạn hào ở bức tường phía bắc của Thành phố cổ, phía đông Cổng Damascus, đã được bảo tồn.
Đoạn hào ở bức tường phía bắc của Thành phố cổ, phía đông Cổng Damascus, đã được bảo tồn.
Dựa theo cổ vật bức tường phía đông bắc của Thành phố Cổ đã được nhắc đến trong suốt lịch sử là điểm yếu nhất trong các công sự vì đây là đoạn mà quân Thập tự chinh và Ayyubids đã chinh phục thành.
Dựa theo cổ vật bức tường phía đông bắc của Thành phố Cổ đã được nhắc đến trong suốt lịch sử là điểm yếu nhất trong các công sự vì đây là đoạn mà quân Thập tự chinh và Ayyubids đã chinh phục thành.
Theo báo cáo, bức tường hào được thành lập trên một nền đá đang bị phân hủy, vì vậy có thể thấy rõ sự đổ nát và tách rời.
Theo báo cáo, bức tường hào được thành lập trên một nền đá đang bị phân hủy, vì vậy có thể thấy rõ sự đổ nát và tách rời.
Họ muốn bảo tồn con hào để ổn định phần còn lại của bức tường cổ. Họ dự định loại bỏ thảm thực vật và lấp đầy các lỗ hổng giữa các nền đá. Họ cũng nhằm mục đích hoàn thành công việc xây dựng bằng đá, không phải vì mục đích xây dựng mà để nhấn mạnh giá trị kiến trúc của đường chân trời.
Họ muốn bảo tồn con hào để ổn định phần còn lại của bức tường cổ. Họ dự định loại bỏ thảm thực vật và lấp đầy các lỗ hổng giữa các nền đá. Họ cũng nhằm mục đích hoàn thành công việc xây dựng bằng đá, không phải vì mục đích xây dựng mà để nhấn mạnh giá trị kiến trúc của đường chân trời.
>>>Xem thêm video: Bí ẩn những tảng đá tự mọc thêm 5cm sau mỗi 1.000 năm. Nguồn: Kienthucnet.

GALLERY MỚI NHẤT