Lịch sử Ai Cập ghi nhận nhiều trường hợp phụ nữ nắm giữ ngôi vị Pharaoh. Trong đó, quyền lực nhất, thời gian trị vì lâu nhất phải kể đến Hatshepsut, người bị phá hủy lăng mộ sau 20 năm “yên giấc”.
Hatshepsut (1508 - 1458 TCN) là con gái lớn của vua Thutmose I và Hoàng hậu Ahmose, vị vua và hoàng hậu đầu tiên của dòng họ Thutmoside thuộc Vương triều thứ mười ba.
Năm 1493 TCN, Hatshepsut trở thành Hoàng hậu của vua Thutmose II,em trai cùng cha khác mẹ. Khi Thutmose II qua đời, vì Thutmose III (con trai của Thutmose II , cháu trai của Hatshepsut) còn nhỏ, Hatshepsut lên cầm quyền nhiếp chính. Lâu dần, dù không chính thức, Hatshepsut trở thành nữ Pharaoh đầu tiên của Ai Cập, nắm giữ toàn vương quyền.
Được biết, pháp luật Ai Cập cổ đại không cấm phụ nữ trở thành Pharaoh. Nhưng theo quan niệm thời kì đó, việc nữ giới thừa kế ngai vàng được coi là làm nhiễu loạn niềm tin cốt lõi của người Ai Cập.
Bà trị vì vương triều trong suốt 21 năm, đưa Ai Cập hùng mạnh, thịnh vượng và giàu có. Theo mô tả, Hatshepsut là một trong những “phụ nữ đẹp nhất” thời Ai Cập cổ đại.
Tuy nhiên, 20 năm sau ngày mất, lăng mộ của Hatshepsut bị đột nhập, phá hủy nhằm xóa bỏ tên bà biến mất khỏi lịch sử Ai Cập. Người ta đặt ra nghi vấn, Thutmose III chủ mưu đứng sau vì ông căm hận Hatshepsut chiếm ngôi trong thời gian dài.
Tuy nhiên, âm mưu này không triệt để. Bằng chứng là người đời sau vẫn biết đến nữ Pharaoh Hatshepsut. Cuộc đời bà trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm sử thi, phim ảnh.