Bí ẩn bức tượng Phật 4 lần rơi lệ ở Trung Quốc

Lạc Sơn Đại Phật bốn lần nhắm mắt và nhỏ lệ khi lão bách tính gặp nguy nan.

Bí ẩn bức tượng Phật 4 lần rơi lệ ở Trung Quốc
Lạc Sơn Đại Phật có tên đầy đủ là Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng, được ghi nhận là bức tượng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét. Bức tượng tọa lạc uy nghi sừng sững tựa vào núi Lăng Vân là khu vực hợp lưu giữa ba con sông Mân Giang, Thanh Long Giang, sông Đại Độ, thuộc thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng từ năm 713 đời Đường Huyền Tông và phải mất gần một thế kỷ mới hoàn thành.
Bi an buc tuong Phat 4 lan roi le o Trung Quoc
Lạc Sơn Đại Phật tọa lạc uy nghi sừng sững tựa vào núi Lăng Vân. 
Tương truyền, trước khi Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng, tại khu vực sông nước này nước chảy rất xiết, thường xuyên xảy ra đắm thuyền bè không rõ nguyên nhân. Lão hòa thượng tại Lăng Vân Tự tên là Hải Thông nhiều lần chứng kiến dân lành thay nhau gặp nạn, cho rằng ắt hẳn có thủy quái ẩn mình.
Ông đã kêu gọi dân chúng hợp sức xây dựng lên bức tượng Phật nhằm trấn hung. Thật kỳ lạ, từ sau khi có Lạc Sơn Đại Phật, thuyền bè qua lại thuận lợi không xảy ra vụ đắm nào.
Bi an buc tuong Phat 4 lan roi le o Trung Quoc-Hinh-2
 Lạc Sơn Đại Phật không chỉ bảo vệ lão bách tính mà còn có cảm xúc buồn đau.
Đặc biệt, Lạc Sơn Đại Phật rất linh thiêng. Theo Baidu, kể từ khi được xây dựng thạch tượng không chỉ bảo vệ lão bách tính mà còn có cảm xúc buồn đau trước những tai ương và vui mừng trước dịp trọng đại của nhân thế. Cụ thể, Lạc Sơn Đại Phật được ghi nhận bốn lần nhắm mắt và rơi lệ lần lượt vào năm 1962, 1963, 1976, 1994.
Trong đó, năm 1962, là năm đỉnh điểm của thời kỳ đói khát, thiếu lương thực trầm trọng, ba năm liền hạn hán tại Trung Quốc do chính sách sai lầm của Mao Trạch Đông. Khắp đường phố, xóm làng đâu đâu cũng thấy người chết la liệt, chỉ tính riêng tỉnh Tứ Xuyên ước tính đã có gần 10 triệu người chết, xác người thối rữa nổi đầy sông Mân Giang.
Chính vào lúc này những người còn sống sót lang thang đã chứng kiến hai mí mắt bức tượng nghìn năm tuổi bỗng nhiên như khép lại và có vệt đen như vệt nước chảy dài từ đôi mắt. Họ tin rằng đức Phật hiển linh âm thầm nhỏ lệ bày tỏ sự xót thương người dân lành vô tội.
Bi an buc tuong Phat 4 lan roi le o Trung Quoc-Hinh-3
 Bức ảnh Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt nhỏ lệ được chụp vào năm 1963.
Hiện tượng kỳ bí xảy ra tương tự với Lạc Sơn Đại Phật vào một đêm năm 1963, khi nạn đói tại Trung Quốc và Tứ Xuyên không có dấu hiệu thuyên giảm. Thậm chí người ta còn chụp được ảnh tượng Phật rơi lệ và lan truyền khắp nơi.
Biết được điều này, chính phủ Trung Quốc đã cử các nhà khoa học đến tìm hiểu và nghiên cứu. Họ đã tổ chức cử người đến dọn rửa hơn 10 triệu bức tượng trên cả nước trong đó có Lạc Sơn Đại Phật, tuy nhiên không thể lau sạch được vết nước mắt chảy ra từ khóe mắt ngài.
Năm 1976, người dân Lạc Sơn một lần nữa lại được chứng kiến Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt và rơi lệ khi trận đại địa trấn xảy ra tại Đường Sơn cướp đi sinh mạng hơn 242 nghìn người. Lần này, không chỉ rơi lệ, Lạc Sơn Đại Phật còn kèm theo biểu hiện gương mặt giận dữ như trách ông trời không công bằng với bách tính.
Năm 1994, Lạc Sơn Đại Phật lúc này đã trở thành điểm thăm quan du lịch thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Ngày 7.6 năm đó, du khách đến thăm Lạc Sơn khi đi thuyền trên sông đều khẳng định chứng kiến tượng Phật rơi lệ, nước mắt nối nhau chảy ra, cả cơ mặt, cằm, cơ thể dường như cũng rung chuyển theo. Nhưng ngay sau khi các thuyền cập bến, các du khách lại thấy cơ mặt tượng Phật như giãn ra, khóe miệng mở rộng như đang mỉm cười mặc dù hàng châu lệ vẫn còn vương trên khuôn mặt.
Khi đó một vị cao nhân cùng đám đệ tử của mình cũng ngồi thuyền đến thưởng ngoạn vừa hay gặp cảnh tượng kỳ thú. Một trong đệ tử của ông quá kinh ngạc bèn hỏi nguyên cớ vì sao Lạc Sơn Đại Phật lại rơi lệ, vị cao nhân trả lời vì ngài đang đang lo lắng và buồn thay cho nhân thế thời nay không còn kính Phật như xưa. Còn ngài cười có lẽ vì nhận thấy vị cao nhân kia thấu hiểu được lòng Phật ắt sau này sẽ làm nên công trạng, chúng sinh có hy vọng được cứu rỗi.
Theo báo Nhân dân của Trung Quốc, vào 9 giờ 43 phút ngày 7 tháng 5 năm 2002, khu vực núi Lăng Vân ghi nhận xảy ra hiện tượng ngàn năm hiếm thấy. Mặc dù những đám mây buổi sớm vẫn còn phù đầy quanh núi nhưng trên đỉnh Lạc Sơn Đại Phật lại xuất hiện quầng mặt trời tỏa ánh hào quang rực rỡ, trải rộng khắp núi Lăng Vân với đường kính lên đến 300 mét.
Thật trùng hợp, hai năm trước đó là năm đại hỷ của Trung Quốc, năm 2001 quốc gia đông dân này chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), năm 2000 Trung Quốc thành công đăng cai Thế vận hội (Olympic) Bắc Kinh 2008.
Cho đến nay các nhà khoa học Trung Quốc đã bỏ ra nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu dựa trên công nghệ tiên tiến nhưng vẫn chưa lí giải được những hiện tượng bí ẩn xung quang Lạc Sơn Đại Phật. Tuy nhiên đối với người dân Trung Quốc nói chung và Tứ Xuyên nói riêng, Lạc Sơn Đại Phật rất được kính trọng và giữ gìn. Năm 2014, Lạc Sơn Đại Phật thu hút hơn 3 triệu lượt khách thập phương mộ Phật đến thăm quan.

Sửng sốt phát hiện vật như tượng Phật trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Theo những thợ săn người ngoài hành tinh, họ đã tìm thấy một bức tượng giống như tượng Phật trên bề mặt sao Hỏa.

Sửng sốt phát hiện vật như tượng Phật trên sao Hỏa
Sung sot phat hien vat nhu tuong Phat tren sao Hoa
 Sau hàng loạt những phát hiện mới, những thợ săn UFO (hiện tượng siêu nhiên, ngoài hành tinh) lại tiếp tục công bố phát hiện mới của họ, một bức tượng Phật khổng lồ trên sao Hỏa. Theo những những phỏng đoán, rất có thể từng có một nền văn minh tân tiến trên hành tinh này, thậm chí cả một tôn giáo. Hình ảnh được phát hiện bởi Youtuber, Paranormal Crucible.

Xuất hiện hoa Ưu đàm 3000 năm mới nở ở TP.HCM?

(Kiến Thức) - Anh Toàn, một KTS ở TP.HCM trong khi đi dạo quanh công ty vô tình phát hiện loài hoa lạ, giống hoa Ưu Đàm truyền thuyết.

Xuất hiện hoa Ưu đàm 3000 năm mới nở ở TP.HCM?

Theo anh Toàn, vào một buổi chiều cách đây một năm, anh đi dạo trong khuôn viên của công ty Kiến trúc HTT Group chi nhánh TPHCM có trụ sở ở quận 2, TP.HCM thì tình cờ nhìn thấy những bông hoa nhỏ li ti màu trắng mọc lên một chiếc lá cây. Vì đã từng đọc được một số thông tin về loài hoa Ưu Đàm trên các phương tiện truyền thông nên lúc đó anh Toàn đã ngờ ngợ về loài hoa đặc biệt này.

Xuat hien hoa Uu dam 3000 nam moi no o TP.HCM?
 Loài hoa lạ được anh Toàn phát hiện rất có khả năng là hoa Ưu Đàm trong truyền thuyết được nhắc đến nhiều thời gian gần đây. Ảnh: Anh Toàn cung cấp 

Rất ngạc nhiên và phấn khích, anh Toàn đã chụp ảnh những bức ảnh về loài hoa này. Sau hôm đó, anh Toàn đem cất loài hoa lạ vào một chiếc hộp nhỏ và để cẩn thận vào hộc tủ xem như một kỷ niệm và cũng quên bẵng đi.

Tuy nhiên, mới đây khi chuyển nhà, trong lúc sắp xếp đồ đạc anh Toàn đã thấy chiếc hộp cất giữ hoa. Loài hoa đặc biệt này lại một lần nữa khiến anh ngạc nhiên tột độ. Chiếc lá cây mà những bông hoa mọc trên đã khô héo từ lâu nhưng những cây hoa vẫn còn sống và tươi như lúc ban đầu anh Toàn phát hiện cách đây một năm.

Khi được hỏi về việc có tin vào truyền thuyết hoa Ưu Đàm 3000 năm nở một lần hay không anh Toàn vui vẻ trả lời rằng thật sự thì anh không tin vào truyền thuyết vì không có cơ sở, tất cả chỉ là sự truyền miệng và ở Việt Nam cũng như một số quốc gia khác trên thế giới cũng đã nhiều lần phát hiện loài hoa lạ này.
Xuat hien hoa Uu dam 3000 nam moi no o TP.HCM?-Hinh-2
 Những bông hoa đặc biệt mọc trên một chiếc lá cây. Ảnh: Anh Toàn cung cấp 

Mặc dù vậy, anh Toàn không phủ nhận sự kỳ lạ của loài hoa đặc biệt này, theo anh, loài hoa này không cần ánh sáng, không cần chất dinh dưỡng mà vẫn sống khỏe, rất tươi tốt trong một thời gian rất dài.

Theo truyền thuyết về hoa Ưu Đàm, loài hoa này còn gọi là ưu đàm bát la, ưu đàm ba la… là phiên âm Hán-Việt của từ "udumbara" trong tiếng Phạn hay tiếng Pali, có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ Trời”, có truyền thuyết nói rằng "3000 năm mới nở một lần". Theo Kinh Phật, hoa Ưu Đàm nở để báo hiệu một vị Phật giáng sinh.

Việc đề cập thời gian nở của hoa Ưu Đàm 3000 năm một lần mang ý nghĩa biểu tượng hơn là nghĩa thực của nó. Kinh Phật có ghi vào thời khắc Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời có hoa Ưu Đàm nở, tức là thể hiện sự hiếm hoi nhân loại mới gặp được một vị Phật tại thế.

Tuy vậy, gần đây liên tiếp có những thông tin về sự xuất hiện của loài hoa lạ được cho là hoa Ưu Đàm này. Ở Việt Nam, loài hoa này đã được phát hiện ở Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quảng Nam, Phú Yên, Hải Phòng, Nha Trang, Thái Nguyên, Nam Định... và đang khiến dư luận xôn xao.

Đáp lại những băn khoăn của dư luận, các nhà khoa học đã nhận định những bông hoa lạ này thực chất là một loại nấm. Đặc điểm lạ của loài thực vật này là có thể mọc trên bất cứ vật liệu nào, chẳng hạn trên các loài cây khác nhau, trên kim loại, trên kính, trên tượng Phật. Chính vì thế nên nó được đồn thổi là hoa Ưu Đàm gắn với truyền thuyết trong Kinh Phật.
Xuat hien hoa Uu dam 3000 nam moi no o TP.HCM?-Hinh-3
 Loài hoa đặc biệt này có thể mọc trên mọi vật liệu. Theo anh Toàn dù không có ánh sáng, không có chất dinh dưỡng, loài hoa này vẫn sống tốt. Ảnh: Anh Toàn cung cấp 

Căn cứ kinh sách và các từ điển Phật Giáo, các nhà Phật học cũng khẳng định hoa Ưu Đàm trong Phật Giáo được xem là một loại trong truyền thuyết, chưa ai được nhìn thấy hoặc nếu có thì là loại cây thuộc họ cây Sung(dịch từ Udumbara. Căn cứ vào kinh văn nhà Phật người ta khẳng định nếu có cây hoa Ưu Đàm trong thực tế thì loại cây này cũng phải có tán đủ lớn để cho người ngồi được dưới gốc. Do vậy loài hoa lạ này không thể là hoa Ưu Đàm trong truyền thuyết Phật Giáo, và không nên gọi nó là hoa Ưu Đàm.

Theo nhận định của các nhà khoa học Việt Nam, thực chất loài hoa lạ được đồn thổi là loài hoa Ưu Đàm truyền thuyết, 3000 năm nở một lần là một loài sinh vật bậc thấp, chưa có cấu trúc mô. Có thể gọi tên đúng của “hoa” này là nấm nhầy bởi cơ thể là một khối nhầy.

Đại bàng tử chiến tranh giành rắn hổ mang

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Anja Denker ghi cảnh ba con đại bàng chiến đấu tranh giành một con rắn hổ mang có nọc độc cho bữa tối.

Đại bàng tử chiến tranh giành rắn hổ mang
Dai bang tu chien tranh gianh ran ho mang
Một con đại bàng Tawney bắt được con rắn hổ mang và chuẩn bị bay lên thì bị hai con đại bàng khác sà tới tranh cướp. 
Dai bang tu chien tranh gianh ran ho mang-Hinh-2
 Tiếp tục một con đại bàng khác lao đến để giành mồi. 
Dai bang tu chien tranh gianh ran ho mang-Hinh-3
Con đại bàng còn lại quyết tâm giữ chặt con mồi vừa săn được và bay xuống thấp để tránh các cú tấn công của đồng loại.   
Dai bang tu chien tranh gianh ran ho mang-Hinh-4
  3 chú đại bàng liên tiếp dành cho đối thủ những cú đánh để nhằm cướp con mồi.
Dai bang tu chien tranh gianh ran ho mang-Hinh-5
Toàn bộ cuộc chiến được chứng kiến bởi nữ nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Anja Denker tại Vườn quốc gia Kgalagadi ở Namibia.  
Dai bang tu chien tranh gianh ran ho mang-Hinh-6
Con rắn hổ mang quằn quại trong nanh vuốt đại bàng.  
Dai bang tu chien tranh gianh ran ho mang-Hinh-7
Hai con đại bàng nhào vào cướp con rắn hổ mang của đồng loại. Chú đại bàng có được con rắn thì lăn cả ra đất giữ chặt con mồi.  
Dai bang tu chien tranh gianh ran ho mang-Hinh-8
Trận chiến căng thẳng diễn ra trong vài phút. Cuối cùng con đại bàng săn được rắn hổ mang cũng bảo vệ được con mồi do mình bắt được. 

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới