Bí ẩn biệt thự đá khủng Bảo Đại mua tặng tình nhân

Bí ẩn biệt thự đá khủng Bảo Đại mua tặng tình nhân

(Kiến Thức) - Với nhiều điểm đặc biệt, tòa biệt thự trở thành độc nhất vô nhị trong số hàng trăm ngôi biệt thự được xây dựng từ thời Pháp ở Đà Lạt.

Tọa lạc tại số 1A và 1B, đường Quang Trung, TP Đà Lạt có một tòa biệt thự mang kiểu dáng kiến trúc rất độc đáo. Được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha, biệt thự này gồm hai ngôi nhà tách biệt được nối liền bằng một hành lang bán nguyệt.
Tọa lạc tại số 1A và 1B, đường Quang Trung, TP Đà Lạt có một tòa biệt thự mang kiểu dáng kiến trúc rất độc đáo. Được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha, biệt thự này gồm hai ngôi nhà tách biệt được nối liền bằng một hành lang bán nguyệt.
Ngôi biệt thự có tường xây bằng đá chẻ dày từ 60 - 80 cm, với rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh, mang đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập...
Ngôi biệt thự có tường xây bằng đá chẻ dày từ 60 - 80 cm, với rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh, mang đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập...
Một điều lạ nữa là biệt thự này còn có hai bức phù điêu cô gái Chăm cao khoảng 1,5m được đắp nổi ở phần tường vòm và gần cửa chính. Sự xuất hiện những chi tiết đậm chất phương Đông trong một biệt thự kiểu phương Tây đã khiến giới nghiên cứu kiến trúc không khỏi ngạc nhiên.
Một điều lạ nữa là biệt thự này còn có hai bức phù điêu cô gái Chăm cao khoảng 1,5m được đắp nổi ở phần tường vòm và gần cửa chính. Sự xuất hiện những chi tiết đậm chất phương Đông trong một biệt thự kiểu phương Tây đã khiến giới nghiên cứu kiến trúc không khỏi ngạc nhiên.
Những điểm đặc biệt này khiến biệt thự trở thành độc nhất vô nhị trong số hàng trăm ngôi biệt thự được xây dựng từ thời Pháp ở Đà Lạt.
Những điểm đặc biệt này khiến biệt thự trở thành độc nhất vô nhị trong số hàng trăm ngôi biệt thự được xây dựng từ thời Pháp ở Đà Lạt.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vào năm 1940, vua Bảo Đại đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng cho bà Lê Thị Phi Ánh - một người vợ không chính thức của ông. Từ đó biệt thự có tên là Phi Ánh.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vào năm 1940, vua Bảo Đại đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng cho bà Lê Thị Phi Ánh - một người vợ không chính thức của ông. Từ đó biệt thự có tên là Phi Ánh.
Sau khi Bảo Đại bị phế truất, bà Phi Ánh đã lấy chồng sau và không còn sống ở ngôi biệt thự này nữa. Công trình đã rơi vào cảnh hoang tàn trong hàng chục năm.
Sau khi Bảo Đại bị phế truất, bà Phi Ánh đã lấy chồng sau và không còn sống ở ngôi biệt thự này nữa. Công trình đã rơi vào cảnh hoang tàn trong hàng chục năm.
Những năm gần đây, chính quyền TP Đà Lạt đã cho một công ty thuê lại biệt thự để trùng tu khai thác du lịch. Biệt thự Phi Ánh đã thoát khỏi cảnh hoang phế để trở thành một nhà hàng sang trọng.
Những năm gần đây, chính quyền TP Đà Lạt đã cho một công ty thuê lại biệt thự để trùng tu khai thác du lịch. Biệt thự Phi Ánh đã thoát khỏi cảnh hoang phế để trở thành một nhà hàng sang trọng.
Ngày nay, nhiều hiện vật gốc quý giá của ngôi biệt thự như đôi ghế mạ vàng, chiếc đàn piano bà Phi Ánh từng sử dụng, các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc... vẫn được lưu giữ.
Ngày nay, nhiều hiện vật gốc quý giá của ngôi biệt thự như đôi ghế mạ vàng, chiếc đàn piano bà Phi Ánh từng sử dụng, các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc... vẫn được lưu giữ.
Đến thăm biệt thự Phi Ánh, du khách sẽ có cơ hội sống lại không gian lãng mạn và vương giả mà Bảo Đại đã chia sẻ cùng nhân tình của mình.
Đến thăm biệt thự Phi Ánh, du khách sẽ có cơ hội sống lại không gian lãng mạn và vương giả mà Bảo Đại đã chia sẻ cùng nhân tình của mình.

GALLERY MỚI NHẤT