Nằm sâu trong Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình, hang động Người Xưa nhiều bí ẩn về nền văn hóa và lịch sử của người Việt Nam thời tiền sử. Nổi bật trong số đó là 3 ngôi mộ cổ được phát hiện vào năm 1966, thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học và giới nghiên cứu bởi cách thức chôn cất độc đáo và những hiện vật quý giá đi kèm.
Nguồn ảnh: Vietnamnet
Thông qua phân tích niên đại bằng phương pháp C14, các nhà khoa học xác định 3 ngôi mộ này có niên đại cách đây khoảng 7.500 năm, thuộc thời kỳ văn hóa Hòa Bình. Đây là một trong những nền văn hóa khảo cổ học quan trọng nhất ở Việt Nam, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi từ thời kỳ đồ đá cũ sang thời kỳ đồ đá mới.
Điều đặc biệt khiến 3 ngôi mộ này trở nên bí ẩn là tư thế nằm co của các thi hài. Theo các nhà khảo cổ học, đây là phong tục chôn cất phổ biến của con người thời tiền sử, thể hiện niềm tin vào sự hồi sinh sau khi chết. Theo đó, họ trói các thi thể theo tư thế nằm co như bào thai trước khi chôn vì sơ hãi ‘con ma’ trở về làm hại người sống.
Được biết, trong 3 bộ hài cốt khai quật ở động Người Xưa thì 2 bộ hài cốt đang được lưu giữ tại Bảo tàng Khảo cổ học Việt Nam, 1 bộ đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Cúc Phương.