Bệnh viện Bạch Mai xuất quân khảo sát xây Trung tâm hồi sức COVID-19 ở TP HCM

Bệnh viện Bạch Mai đã cử đoàn công tác gồm 21 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư... lên đường chi viện cho TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, bệnh viện sẽ thiết lập Trung tâm hồi sức cấp cứu COVID-19 quy mô 500 giường tại đây.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, ngày 29/7, Bệnh viện Bạch Mai đã cử đoàn công tác gồm 21 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư... các chuyên ngành hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, hô hấp và trang thiết bị vật tư lên đường chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Benh vien Bach Mai xuat quan khao sat xay Trung tam hoi suc COVID-19 o TP HCM
Lãnh đạo BV Bạch Mai tiễn đoàn chi viện cho TP HCM. 

Đoàn tiên phong của Bệnh viện Bạch Mai gồm nhiều y bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm chống dịch tại Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang như TS. Đỗ Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9; TS. Trương Anh Thư - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Ths. Phạm Thế Thạch - Phó khoa Hồi sức cấp cứu, Ths. Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh Nhiệt đới...

Benh vien Bach Mai xuat quan khao sat xay Trung tam hoi suc COVID-19 o TP HCM-Hinh-2
Các y bác sĩ chi viện cho TP HCM là những người dày dặn kinh nghiệm chống dịch. 

PGS.TS. Đào Xuân Cơ - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Sau khi đoàn khảo sát thống nhất được phương án và địa điểm xây dựng Trung tâm hồi sức COVID-19 tại TP HCM, bệnh viện sẽ chi viện tiếp khoảng 200 cán bộ cùng cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy thở, máy lọc máu, hệ thống ECMO cùng các vật tư y tế để hỗ trợ công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

Benh vien Bach Mai xuat quan khao sat xay Trung tam hoi suc COVID-19 o TP HCM-Hinh-3
PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (áo blouse trắng) chia tay đoàn công tác. 

PGS.TS. Đào Xuân Cơ nhấn mạnh: “Tôi mong rằng, đoàn công tác phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng, phát huy tinh thần quả cảm vì đất nước. Các đồng chí đi vào mặt trận hết sức hiểm nguy với kẻ thù vô hình, tôi yêu cầu các đồng chí phải bảo toàn lực lượng, không được để hao binh tổn tướng. Chúng ta lên đường trong tinh thần quyết chiến, quyết thắng và trở về trong chiến thắng vinh quang, đem lại sự bình yên cho đồng bào miền Nam cũng như cho đồng bào cả nước”.

>>> Mời quý vị xem thêm video: Bộ Y tế thiết lập thêm 3 Trung tâm hồi sức tích cực cho bệnh nhân COVID-19
 Nguồn: ANTV 

TP.HCM: 1.000 giường hồi sức dành cho ca bệnh COVID-19 nguy kịch

Sở Y tế TP.HCM giao 4 bệnh viện chịu trách nhiệm triển khai 1.000 giường hồi sức dành cho ca bệnh COVID-19 nguy kịch.

Chiều 9-7, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã sẵn sàng phương án 1.000 giường hồi sức tích cực dành cho các ca bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch trên địa bàn TP.

Sở Y tế TP.HCM giao 4 bệnh viện (BV) chịu trách nhiệm triển khai thực hiện là BV Chợ Rẫy, BV Bệnh nhiệt đới, BV Nhân dân 115 và BV Nhân dân Gia Định.

Yêu cầu các đơn vị y tế trên toàn quốc sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Chiều 13/7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị y tế trên cả nước sẵn sàng thu dung, cấp cứu, hồi sức tích cực điều trị ca bệnh Covid-19 nặng.

Theo Bộ Y tế, từ ngày 27/4 đến nay, làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 đã xuất hiện với tác động và hậu quả rất lớn, số lượng ca bệnh Covid-19 trên cả nước tăng rất nhanh trên 15.000 ca mới và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Cùng với đó số ca tiến triển nặng, nguy kịch sẽ tăng cao.
Yeu cau cac don vi y te tren toan quoc san sang thu dung, dieu tri benh nhan Covid-19 nang
 
 TP Hồ Chí Minh nỗ lực điều trị cho bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng
Để đáp ứng tốt nhất công tác cấp cứu, hồi sức tích cực các ca bệnh Covid-19 nặng trên phạm vi toàn quốc trong theo nguyên tắc “4 tại chỗ”, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có các yêu cầu sau:

Đối với các Sở Y tế, cần chỉ đạo bệnh viện đa khoa tỉnh rà soát, bổ sung năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực (ICU) hoặc thiết lập ngay đơn vị hồi sức tích cực (nếu chưa có) để không bị động trước diễn biến dịch.

Đơn vị hồi sức tích cực điều trị Covid-19 phải bảo đảm cách ly riêng biệt với các đơn vị khác trong bệnh viện. Có thể lựa chọn khoa truyền nhiễm của bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc một bệnh viện khác phù hợp trên địa bàn. Đối với tỉnh chưa có dịch hoặc số ca mắc ít cần chủ động chuẩn bị ít nhất 20 giường hồi sức tích cực. Đối với các địa phương có nguy cơ cao (nhiều khu công nghiệp, thị xã đông dân cư…) cần tăng số giường bệnh hồi sức tích cực, chủ động ứng phó trong trường hợp dịch dịch bùng phát.

Yêu cầu Sở Y tế rà soát, đánh giá năng lực cấp cứu, ICU của các bệnh viện trực thuộc và căn cứ dự báo tình hình dịch của địa phương ước tính số ca bệnh nặng để giao nhiệm vụ tiếp nhận các ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch cho các đơn vị trực thuộc. Phân công bệnh viện đa khoa tỉnh tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện (công lập, tư nhân và bệnh viện thuộc bộ, ngành) trên địa bàn về công tác hồi sức tích cực để sẵn sàng tiếp nhận, điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch theo kế hoạch được phân bổ.

Có kế hoạch phân công, kiểm tra, báo cáo cụ thể tình hình chuẩn bị giường bệnh điều trị cho bệnh nhân nặng, nguy kịch, giảm thiểu tối đa người bệnh COVID-19 tử vong trên địa bàn.

Đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ, cần chuẩn bị, bố trí khu vực hồi sức tích cực tách biệt với khu hồi sức tích cực chung và các khoa, phòng khác; báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cơ số giường ICU để sẵn sàng tiếp nhận điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch theo phân công của Bộ Y tế và hỗ trợ các địa phương khi cần thiết.

Các đơn vị chuẩn bị phương án để bảo đảm về nhân lực phục vụ, trang thiết bị y tế, danh mục thuốc điều trị, vật tư tiêu hao, trang bị phòng hộ và công tác kiểm soát lây nhiễm theo Quyết định 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế cho đơn vị Hồi sức cấp cứu tích cực điều trị người bệnh COVID-19 nặng, đặc biệt chú ý hệ thống khí nén, ô-xy trung tâm, máy thở, camera theo dõi… sẵn sàng điều trị ngay ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch trong trường hợp được phân công.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.