Bệnh trĩ lâu năm không chữa, cô gái phải cắt bỏ nhãn cầu

Chủ quan khi gặp hiện tượng bất thường nhưng cô Hạ không bao giờ nghĩ rằng nhãn cầu trái của mình sẽ bị cắt bỏ vì bệnh trĩ.

Bệnh trĩ lâu năm không chữa, cô gái phải cắt bỏ nhãn cầu
Theo thông tin đăng tải, cô Hạ ở Tương Tây, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), bị bệnh trĩ hành hạ vài năm và tái phát vào tháng 2 năm nay. Dựa trên kinh nghiệm trước đây, cô đã mua thuốc trị bệnh trĩ qua mạng nhưng không ngờ hậu quả lại nghiêm trọng.
Thời gian gần đây, mắt trái của cô bị sưng lên, rất khó mở. Cho rằng mình không được nghỉ ngơi tốt, cô Hạ điều tiết lại sinh hoạt của mình thế nhưng tình trạng không cải thiện. Phải đến hơn nửa tháng trước, dịch tiết ở mắt trái ngày càng nhiều, thậm chí kèm theo mủ, thị lực bị mờ, cô mới vội vã đến bệnh viện để điều trị. Không ngờ, lần điều trị này, nhãn cầu mắt trái của cô lại bị khoét bỏ.
Benh tri lau nam khong chua, co gai phai cat bo nhan cau
 Cô Hạ trong thời gian điều trị tại bệnh viện. 
Theo cô Hạ, vài tháng trở lại đây, bệnh trĩ của cô nặng hơn, kèm theo đau quanh hậu môn và có máu trong phân. Uống thuốc như trước không đỡ còn nặng thêm, đồng thời mắt trái sưng tấy, khó chịu, khó mở. "Lúc đó tôi không nghĩ nhiều. Tôi nghĩ là do mình nghỉ ngơi không tốt, thức khuya khiến mắt khó chịu", cô Hạ nói.
Hơn nửa tháng trước, cô phát hiện mắt trái của mình tiết nhiều dịch, thậm chí kèm theo mủ, thị lực bị mờ nên vội vàng đến bệnh viện điều trị. Sau khi kiểm tra kỹ hơn, cô được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết, viêm nội nhãn mắt trái dẫn đến thủng nhãn cầu và áp xe phổi. Sau khi điều trị chống nhiễm trùng tiêu chuẩn, cô phải tiến hành phẫu thuật khoét bỏ nhân nhãn cầu trái.
Ngày 19/4 vừa qua, cô Hạ xuất viện thuận lợi, nhìn lại trải nghiệm này, cô vô cùng hối hận: "Tôi không ngờ bệnh trĩ lại để lại hậu quả nghiêm trọng như vậy, lẽ ra tôi nên đến bệnh viện điều trị sớm hơn".
Bác sĩ cho biết, căn cứ vào bệnh sử và kết hợp với kết quả thăm khám, bệnh áp xe mắt và áp xe phổi của cô Hạ xuất phát từ bệnh trĩ, là do sau khi bị trĩ tấn công, thành mạch máu giãn tĩnh mạch của trĩ nội bị vỡ ra và chảy máu, vi khuẩn sinh sôi, lan vào máu qua lỗ mở bị tổn thương gây nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn phát triển và nhân lên ở mắt và phổi gây áp xe mắt và áp xe phổi.
Các bác sĩ nhắc nhở rằng vi khuẩn, nấm, vi rút và ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng toàn thân và thậm chí nhiễm trùng huyết, như viêm nội nhãn, vỡ nhãn cầu và thậm chí mù lòa như của cô Hạ là tương đối hiếm.
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng huyết, khi có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng, người bệnh nên đến bệnh viện chính quy để khám và được điều trị tích cực, đúng tiêu chuẩn để giảm nguy cơ nhiễm trùng huyết. Không sử dụng thuốc một cách mù quáng mà nên đi khám và điều trị bệnh thường xuyên để tránh những hậu quả khó lường.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Nguồn video: THĐT

Thấy bồn cầu đầy máu tưởng bệnh trĩ, ai ngờ là chuyện đáng sợ

Tưởng rằng mắc bệnh trĩ, nữ bệnh nhân không mấy quan tâm. Không ngờ rằng, hóa ra cô lại bị ung thư đại trực tràng.

Thấy bồn cầu đầy máu tưởng bệnh trĩ, ai ngờ là chuyện đáng sợ
Bạn có biết rằng, triệu chứng bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng đôi khi có thể bị nhầm lẫn. Mới đây, trên chương trình "Y sư hảo lạt", bác sĩ Chung Vân Nghê đã chia sẻ về một trường hợp nữ bệnh nhân 47 tuổi mà cô từng tiếp nhận.

Món đồ không bao giờ nên cầm vào nhà vệ sinh

Cầm điện thoại vào WC khiến thời gian ngồi ở đây lâu hơn, dễ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Món đồ không bao giờ nên cầm vào nhà vệ sinh

Đối với một số người, WC là không gian yên tĩnh, nơi họ có thể dành chút thời gian cho riêng mình. Khảo sát ở Anh ghi nhận, một người trung bình dành hơn 400 ngày trong đời ở nhà vệ sinh, cứ 6 người trưởng thành có một người tiết lộ họ thấy thư giãn trong WC bởi không gian tĩnh lặng.

Tuy nhiên, việc ngồi quá lâu ở đó có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

Mon do khong bao gio nen cam vao nha ve sinh

Ảnh minh họa: Eatthis

Bệnh trĩ - căn bệnh phổ biến gây khó chịu dai dẳng

Theo Mayo Clinic, khoảng 3 ba trong số 4 người trưởng thành sẽ mắc bệnh trĩ. Đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng phồng. Búi trĩ hình thành xung quanh khu vực hậu môn.

Lý do mắc bệnh bao gồm mang thai, mang vác nặng, chế độ ăn ít chất xơ, ngồi quá lâu trong toilet. Việc mang theo điện thoại vào phòng tắm sẽ làm tăng nguy cơ đó.

Thói quen xấu trong WC

Nếu thường xuyên mang điện thoại vào phòng tắm, bạn không phải là trường hợp hiếm hoi. Một khảo sát trên 6.000 người ghi nhận tới 90% số người tham gia mang điện thoại vào WC. Mặc dù thời gian đi vệ sinh được khuyến nghị không quá 10 phút nhưng việc sử dụng điện thoại thông minh có thể kéo dài thời gian đó đến 30 phút hoặc hơn.

"Khi ở trong nhà vệ sinh từ 20 phút trở lên, bạn đang tạo áp lực không cần thiết lên trực tràng, dễ gây ra bệnh trĩ và chắc chắn những người đang mắc bệnh trở nặng hơn", bác sĩ Partha Nandi khuyến cáo.

“Khi áp lực lên trực tràng bị kéo dài, bạn có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về đường tiêu hóa".

Món ăn ngăn ngừa bệnh trĩ

Ngoài việc thường xuyên ngồi trên bồn cầu quá lâu, còn có những lý do khác gây ra tình trạng viêm búi trĩ như chế độ ăn ít chất xơ. Bác sĩ Elliana Rose thông tin: “Phần lớn các bệnh nhân không hấp thụ đủ chất xơ như mức khuyến nghị hằng ngày, từ 20-30g”.

"Phân tích chỉ ra những chất bổ sung chất xơ có thể làm giảm bớt các triệu chứng chung của bệnh trĩ cũng như tình trạng chảy máu".

Tuy nhiên, bác sĩ Rose cảnh báo, chất bổ sung có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón nếu không được dùng theo chỉ dẫn. "Nếu uống bổ sung chất xơ, bạn nên tăng lượng nước hoặc các chất lỏng khác", nữ bác sĩ khuyến nghị.

Cắt giảm thời gian ngồi trong WC gồm cả việc ngưng dùng điện thoại là cách tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ sưng, đau và ngứa. Ngoài ra, mang theo điện thoại khi đi vệ sinh cũng khiến máy nhiễm bẩn và làm bạn mất tập trung.

Đi bộ sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trĩ. Bác sĩ Rose giải thích: “Táo bón và áp lực tĩnh mạch đều có thể trở nên trầm trọng hơn khi đứng hoặc ngồi lâu, vì vậy điều quan trọng là phải vận động để phòng tránh”.

5 dấu hiệu ung thư trực tràng, không phải bệnh trĩ

Vì nằm rất gần hậu môn nên các triệu chứng do ung thư trực tràng gây ra thường bị nhầm với bệnh trĩ, cực kỳ nguy hiểm.

5 dấu hiệu ung thư trực tràng, không phải bệnh trĩ
Có một loại ung thư đặc biệt dễ chẩn đoán nhầm với bệnh trĩ, đó là ung thư trực tràng. Trực tràng nằm ở dưới cùng của ống tiêu hóa và được bao quanh bởi các cơ vòng trong và ngoài.
Cơ vòng hậu môn bên trong được hình thành do sự dày lên của cơ trơn xung quanh của thành trực tràng và có thể hỗ trợ đại tiện khi nó co lại. Cơ vòng hậu môn ngoài là một bó cơ tròn nằm xung quanh cơ vòng hậu môn trong, là cơ vân và có thể co thắt hậu môn theo ý muốn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.