Bệnh quai bị có gây vô sinh ở bé trai?

Bệnh quai bị có thể khiến một số bé trai biến chứng viêm tinh toàn 2 bên, dẫn đến teo tinh hoàn và không sinh tinh được.

Bệnh quai bị có gây vô sinh ở bé trai?

Vừa đi học mẫu giáo khoảng 2 tháng, bé Ngô Toàn (4 tuổi, TP Thủ Đức) sốt nhẹ, quấy khóc và bỏ ăn. Chị Nguyễn Hà, mẹ bé nghi ngờ con bị tay chân miệng vì thời điểm này bệnh đang vào mùa. Chị cho con nghỉ học để ngăn lây nhiễm sang bạn bè.

Hai ngày sau, mang tai của Lâm sưng to, nuốt khó. Bé than đau cổ và tai. Chị Hà đưa con đi khám và bác sĩ chẩn đoán, Lâm bị quai bị.

“Tôi bất ngờ! Con đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng quai bị từ lâu rồi mà vẫn mắc bệnh. Với con trai, bệnh này rất đáng sợ vì có thể “chạy hậu” gây vô sinh. Những ngày con ốm tôi cũng căng thẳng theo vì lo lắng", chị Hà tâm tư.

Bệnh quai bị có gây vô sinh ở bé trai? ảnh 1

Trẻ tăng giao lưu, tiếp xúc khi đi học trở lại.

Nỗi lo này không phải là vô lý, khi thực tế đã có trường hợp khó sinh con vì mắc quai bị từ nhỏ.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Ngô Thị Mai Phương, Phòng khám Nhi Tiêm ngừa, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus paramyxo gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, chủ yếu qua những giọt nước bọt nhỏ khi nói chuyện, ho... nên lây lan nhanh trong cộng đồng.

Nhóm trẻ từ 5-9 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Trẻ mắc quai bị thường sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Trong 48 giờ sau đó, trẻ bị sưng tuyến mang tai khoảng 3 ngày rồi giảm sưng.

Tỷ lệ tử vong vì quai bị không cao nhưng người bệnh có thể nguy kịch vì các biến chứng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng liên quan đến cơ quan sinh sản. Cụ thể, từ 15-30% trẻ trai mắc bệnh sẽ bị viêm tinh hoàn, 5% trẻ gái bị viêm vòi trứng.

Ngoài ra, bệnh có thể biến chứng lên hệ thần kinh trung ương (gây viêm não, viêm màng não, điếc) hoặc viêm khớp, viêm cơ tim…

“Nhiều phụ huynh rất lo sợ các bé trai bị vô sinh khi mắc bệnh. Thực tế, trong số bệnh nhi bị biến chứng viêm tinh hoàn, có 60-90% là viêm tinh hoàn một bên. Chỉ khi nào bệnh nhân bị viêm tinh hoàn 2 bên gây ra tình trạng teo tinh hoàn 2 bên, giảm sinh tinh sẽ dẫn đến vô sinh.

Trường hợp này có, nhưng rất hiếm gặp”, bác sĩ Mai Phương chia sẻ.

Về biểu hiện, tinh hoàn bệnh nhân sẽ sưng to hơn bình thường từ 2 đến 3 lần, đau vùng bìu, mào tinh dày bất thường, sốt cao và mệt mỏi. Quá trình teo tinh hoàn có thể diễn ra sau vài tháng xuất hiện viêm cấp tính, khoảng 50% tinh hoàn bị teo dần, 50% còn lại tinh hoàn vẫn có thể sinh tinh và trở về trạng thái bình thường.

Bệnh quai bị có gây vô sinh ở bé trai? ảnh 2

Quai bị ở bé trai khiến phụ huynh lo lắng hơn so với bé gái.

Cũng theo bác sĩ Mai Phương, điều đáng lo ngại là bệnh có thể bùng phát rộng vì lây truyền qua giọt bắn, qua đường hô hấp. Nếu không tiêm vắc xin từ nhỏ, 85% người đến tuổi trưởng thành cũng sẽ mắc bệnh.

“Đáng chú ý, ai đã từng mắc quai bị sẽ rất khó bị lại lần 2 vì miễn dịch gần như có suốt đời. Trường hợp mắc bệnh 2 lần là do suy giảm miễn dịch hoặc cơ địa đặc biệt”, bác sĩ Phương nói.

Để phòng bệnh, trẻ cần rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi có thể. Khi mắc bệnh, trẻ nên nghỉ học, cách ly với bạn bè để tránh lây lan diện rộng. Biện pháp phòng ngừa quai bị tốt nhất tiêm vắc xin, có thể phòng bệnh hiệu quả từ 86-90%.

Linh Giao

Bệnh quai bị có gây vô sinh ở bé trai? ảnh 3

Nữ bác sĩ trẻ đột ngột bị điếc sau khi lây quai bị từ bệnh nhân

Nữ bác sĩ trẻ đột ngột bị điếc hoàn toàn sau 5 ngày mắc quai bị. Từ một người bình thường trở thành tàn phế, nhiều lúc chị đã nghĩ cuộc đời khép lại từ đây.

Mất một tinh hoàn chỉ vì lý do không thể ngờ này

Tuy sức khỏe sau mổ đã hồi phục, nhưng bệnh nhân vẫn canh cánh một niềm hối tiếc chỉ vì chút chủ quan mà mãi mãi mất đi một “hòn ngọc” quý của mình.

Mất một tinh hoàn chỉ vì lý do không thể ngờ này
Mat mot tinh hoan chi vi ly do khong the ngo nay

Bị xoắn tinh hoàn nhưng được chẩn đoán... viêm dạ dày 

Khoa Nam học và Y học giới tính, BV ĐH Y Hà Nội vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nam 39 tuổi chưa lập gia đình đến khám với lý do sưng đau tinh hoàn bên trái.

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết trước khi vào viện ĐH Y Hà Nội một ngày, nam bệnh nhân này thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng bụng quanh rốn. Cho rằng đó là triệu chứng của bệnh đường ruột nên bệnh nhân đã đi khám tại một phòng khám tư nhân.

Tại đây, anh được chẩn đoán viêm dạ dày, bác sĩ có kê đơn các thuốc kháng sinh, giảm đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, sau dùng thuốc cơn đau vẫn tiếp tục âm ỉ tới sáng ngày hôm sau và lan dần xuống dưới tinh hoàn.

Khi sờ vào tinh hoàn trái, bệnh nhân thấy tinh hoàn cứng chắc và rất đau. Lúc đó anh mới “tá hỏa” đến bệnh viện để thăm khám.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân được thăm khám tỉ mỉ và chẩn đoán: Xoắn thừng tinh bên trái ngày thứ hai. Bác sĩ chuyên khoa chỉ định mổ cắt bỏ tinh hoàn vì tinh hoàn đã bị hoại tử.

Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, chuẩn bị ra viện và hẹn tái khám sau một tháng để tiến hành đặt tinh hoàn nhân tạo. Tuy sức khỏe sau mổ đã hồi phục, nhưng bệnh nhân vẫn canh cánh một niềm hối tiếc chỉ vì chút chủ quan mà mãi mãi mất đi một “hòn ngọc” quý của mình.

Tác động nặng nề đến sức khoẻ sinh sản và tình dục 

TS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Khoa Nam học và Y học giới tính, BV ĐH Y Hà Nội cho biết, việc cắt bỏ tinh hoàn tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chung của cơ thể nhưng lại tác động nặng nề đến sức khỏe sinh sản và tình dục.

“Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, nếu phát hiện sớm, phẫu thuật kịp thời sẽ cứu được tinh hoàn. Đây là bệnh lý cấp tính do thừng tinh bị xoắn vặn nhiều vòng làm mất nguồn máu vào nuôi dưỡng tinh hoàn, dẫn đến tinh hoàn thiếu máu và hoại tử. 

Bệnh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi khác nhau, nhưng hay gặp nhất là thời kỳ dậy thì 13 - 19 tuổi. Thông thường, bệnh biểu hiện bằng cơn đau đột ngột, dữ dội, cấp tính ở bên tinh hoàn bị xoắn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khởi điểm của cơn đau không xuất phát từ tinh hoàn mà từ vùng bụng như trường hợp nói trên nên thường gây tâm lý chủ quan cho cả người bệnh và thầy thuốc”, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc nói.

Theo đó, thời gian thiếu máu tinh hoàn càng lâu, tinh hoàn hoại tử càng nhiều. Nếu đến sớm trước 6 giờ kể từ khi có triệu chứng đau cấp tính thì khả năng giữ được tinh hoàn là 95% nhưng nếu đến muốn quá 24 giờ thì khả năng bảo tồn chỉ còn khoảng 10%. Theo Parker, Delvillar có 71 – 80% trường hợp xoắn tinh hoàn bị mất tinh hoàn vì phải cắt bỏ hoặc sau khi phẫu thuật bảo tồn tinh hoàn vẫn teo.Vì vậy, người bệnh cần hết sức cảnh giác, không nên chủ quan khi thấy có triệu chứng đau cấp tính để tránh những hậu quả đáng tiếc.

TS. BS Nguyễn Hoài Bắc cũng lưu ý, các quý ông không nên  ngại ngần mà phải đi khám ngay lập tức khi có triệu chứng đau cấp tính tinh hoàn, vùng bẹn hoặc vùng bụng dưới.

Đặc biệt cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nam học để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Nuôi con trai, các mẹ phải biết 5 dị tật này ở trẻ

Các phụ huynh khi phát hiện thấy có những bất thường ở bộ phận sinh dục ngoài của con em mình cần đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám, tư vấn và chữa trị kịp thời.
 

Nuôi con trai, các mẹ phải biết 5 dị tật này ở trẻ
Theo TS.BS Nguyễn Đình Liên – Trưởng khoa Nam học, Tiết niệu, Bệnh viện E, Hà Nội cho biết có rất nhiều trẻ bị dị tật bẩm sinh bộ phận sinh dục nhưng cha mẹ chưa hiểu rõ hoặc không biết dẫn tới điều trị cho trẻ muộn.

Nam sinh hoảng hốt vì "con giống" vón cục như hạt gạo

Theo các bác sĩ, trạng thái của tinh dịch có thể cảnh báo khả năng của con giống hoặc các bệnh lý khác của mày râu. Vì vậy, nam giới có thể tự quan sát sức khoẻ nam khoa của mình qua màu sắc tinh dịch.

Nam sinh hoảng hốt vì "con giống" vón cục như hạt gạo
Nguyễn Tiến C. 21 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội tìm tới bác sĩ nam khoa vì cậu gặp trục trặc về tinh trùng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.