Bệnh nhân tay chân miệng tại Hà Nội đều ở thể nhẹ và tự khỏi

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.711 trường hợp mắc tay chân miệng nhưng hiện chỉ còn 65 ca bệnh đang điều trị, các ca khác đều ở thể nhẹ và tự khỏi…

Bệnh nhân tay chân miệng tại Hà Nội đều ở thể nhẹ và tự khỏi
Báo cáo tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về phòng chống dịch bệnh đông xuân 2018-2019 do Bộ Y tế tổ chức chiều 9/10, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 405 trường hợp mắc bệnh sởi, chưa có tử vong. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 218 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Các trường hợp mắc bệnh tản phát, không tập trung thành ổ dịch và rải rác từ đầu năm và hầu hết đã khỏi, hiện chỉ còn 9 ca bệnh đang điều trị.
Benh nhan tay chan mieng tai Ha Noi deu o the nhe va tu khoi
Bệnh nhân tay chân miệng ở Hà Nội đều ở thể nhẹ và tự khỏi - ảnh minh họa 
“Đa số đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin phòng sởi hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng sởi theo quy định; dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, các ca bệnh đều được phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý kịp thời” – ông Hạnh cho biết.
Tuy nhiên, ông Hạnh cho biết, theo nhận định của các chuyên gia, dự báo dịch sởi có thể gia tăng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 vì các lý do sau: dịch sởi tại Hà Nội nằm trong bối cảnh chung của tình hình dịch sởi trên Thế giới và tại Việt Nam (hiện đang gia tăng); năm 2018-2019 bắt đầu bước vào chu kỳ dịch sởi sau 4 năm (tại Hà Nội dịch bệnh sởi xuất hiện và bùng phát vào năm 2014); mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của quốc gia (từ 95% - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3%-5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi, là đối tượng dễ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, hàng năm thường xuyên có nhiều trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động các tỉnh, thành phố đến Hà Nội sinh sống, học tập, làm việc chưa được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo thành khối cảm thụ đủ lớn không có miễn dịch với bệnh sởi sẽ làm tăng nguy cơ về bệnh.
Về bệnh sốt xuất huyết, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.351 trường hợp mắc, số mắc phân bố rải rác tại 290 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã, chưa ghi nhận ca bệnh tử vong, số mắc giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (giảm 95,8%, cùng kỳ năm 2017 ghi nhận 32.465 trường hợp). Hiện chỉ còn 149 ca bệnh đang điều trị.
Theo ông Hạnh, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành thường xuyên tại Hà Nội, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp mắc (riêng năm 2017, Thành phố ghi nhận trên 37.000 trường hợp), đồng thời hiện nay các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển vẫn luôn tồn tại như tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ... là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Theo nhận định dịch bệnh này có thể gia tăng trong các tháng cuối năm 2018 nhưng ít có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.
Đặc biệt, hiện nay người dân đang rất quan tâm đến bệnh tay chân miệng trong bối cảnh bệnh này đang bùng phát ở thành phố Hồ Chí Minh với chủng rất độc. Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.711 trường hợp mắc tay chân miệng, tuy nhiên số mắc tay chân miệng phân bố rải rác tại 443 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã chứ không có khu vực có ổ dịch lớn và chưa ghi nhận ca bệnh tử vong. Hiện chỉ còn 65 ca bệnh đang điều trị.
“Dù dịch bệnh tăng trong xu hướng chung của cả nước, nhưng tại Hà Nội không ghi nhận ổ dịch lớn, hầu hết các trường hợp mắc bệnh nhẹ (độ 1) và tự khỏi” – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin.
Ngoài ra, Hà Nội chưa ghi nhận các dịch bệnh nguy hiểm như Cúm A (H5N6), Cúm A (H7N9)... và các dịch bệnh xâm nhập khác như MERS-CoV, vi rút Ebola, bệnh do vi rút Zika…
Theo Phó Giám đốc sở Y tế Hà Nội, trước diễn biến gia tăng của bệnh sởi trong thời gian vừa qua, Sở Y tế đã tổ chức nhiều hội nghị giao ban và hội nghị xin ý kiến các nhà khoa học về công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Ban Giám đốc Sở thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các đơn vị quận, huyện, thị xã.
Các ban ngành đoàn thể Thành phố, các quận, huyện, thị xã đều có văn bản chỉ đạo việc chủ động tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch bệnh theo lĩnh vực được phân công. Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các trường mẫu giáo, tiểu học rà soát tiền sử tiêm chủng của trẻ trước khi vào năm học nhằm đảm bảo trẻ được tiêm đủ các loại vắc xin theo quy định, UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh môi trường khử khuẩn phòng chống bệnh tay chân miệng và phối hợp với ngành Y tế trong công tác tiêm chủng phòng bệnh.
Từ cuối năm 2017, trước nguy cơ dịch sởi gia tăng Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức rà soát và tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ từ đủ 9 tháng đến dưới 5 tuổi, kết quả tiêm sởi mũi 1 đạt 98,6%, tiêm sởi mũi 2 đạt 97,4% góp phần khống chế sự bùng phát và lây lan của bệnh sởi trong cộng đồng. Để tăng cường khả năng tiếp cận với các loại vắc xin phòng bệnh, ngành Y tế đã chỉ đạo từ tháng 01/2018 các đơn vị tổ chức tiêm chủng theo tuần tại 584 xã, phường, thị trấn, cho tới nay việc này đã đi vào thường xuyên và được triển khai thực hiện tốt tại tất cả các Trạm Y tế xã phường thị trấn.
Sở Y tế đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức phát động chiến dịch ‘‘Vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng”; phát động chiến dịch “Vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa hè”, đồng thời thực hiện ký cam kết giữa Sở Y tế và UBND 30 quận huyện thị xã về việc cam kết triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch...

Dịch tay chân miệng bùng phát: Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Chiều 1/10, Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi sở y tế các tỉnh thực hiện các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, khống chế không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài.

Dịch tay chân miệng bùng phát: Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Dich tay chan mieng bung phat: Bo Y te chi dao khan-Hinh-2
 Bác sỹ chăm sóc cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng tại tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)

TPHCM: 1 giờ có ít nhất 7 ca tay chân miệng đến nhập viện

Hiện nay, bệnh tay chân miệng đang có nguy cơ lây lan nhanh trên cả nước và bùng phát thành dịch, đặc biệt tại khu vực phía Nam, trong đó có TPHCM

TPHCM: 1 giờ có ít nhất 7 ca tay chân miệng đến nhập viện
Khoa Nhiễm–Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM đang điều trị cho khoảng 180 bệnh nhi tay chân miệng, trong đó có 28 trẻ phải nằm ở phòng cấp cứu của khoa.
Có đến 2 trẻ bị nhiễm độ 4, 17 trẻ bị cấp độ 3, còn lại là độ 2b – đều là các mức độ nặng của bệnh.

3 triệu chứng sớm báo hiệu bệnh tay chân miệng diễn biến nặng

Quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể diễn biến nặng.

3 triệu chứng sớm báo hiệu bệnh tay chân miệng diễn biến nặng
Mấy ngày trước, bé Nguyễn Thu Linh (14 tháng tuổi, ở Hải Dương) sốt cao 39-40 độ liên tục, uống thuốc hạ sốt không đỡ, miệng xuất hiện vài nốt nhỏ li ti. Gia đình đưa bé đi khám tại tuyến cơ sở thì được chẩn đoán viêm họng cấp và cho thuốc uống.
Tuy nhiên sau khi thấy tình trạng của con vẫn không thuyên giảm, gia đình vội đưa bé lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu Linh được thăm khám, làm các xét nghiệm và được chẩn đoán mắc tay chân miệng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.