Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có chữa được không?

Gan nhiễm mỡ không phải do uống rượu bia hay gặp ở những người thừa cân, béo phì, mắc tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type II, hút thuốc.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có chữa được không?

Benh gan nhiem mo khong do ruou co chua duoc khong?

Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra phổ biến không chỉ do uống rượu bia. Ảnh: News18.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là do sự tích tụ chất béo trong một thời gian dài. Điều này không phải do uống quá nhiều rượu nên được gọi là bệnh gan không liên quan đến rượu.

Thông thường, những người mắc bệnh này không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu để biến chứng đến các giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể có nhiều triệu chứng điển hình và dẫn đến một loạt các tình trạng sức khỏe liên quan.

Dấu hiệu

Theo India Times, những bệnh nhân mắc viêm gan nhiễm mỡ - người đã bị tổn thương gan đáng kể - có thể bị sưng ở chân và tích tụ chất lỏng ở bụng. Điều này xảy ra do áp lực gia tăng trong tĩnh mạch di chuyển máu qua gan (tĩnh mạch cửa). Áp lực trong tĩnh mạch ngày càng tăng khiến chất lỏng tích tụ trong cơ thể, bao gồm cả ở chân, mắt cá chân và bụng.

Khi áp lực trong tĩnh mạch cửa tăng lên, nó có thể bị vỡ, dẫn đến chảy máu trong. Nếu bạn nhận thấy dấu hiệu có máu trong phân hoặc chất nôn, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đi khám.

Ngoài ra, người bệnh nên cẩn thận với bất kỳ hiện tượng vàng mắt và da, đây là triệu chứng phổ biến khác của tổn thương gan. Theo Mayo Clinic, bệnh vàng da xảy ra khi gan bị bệnh không loại bỏ đủ lượng bilirubin, chất thải của máu, ra khỏi máu. Căn bệnh này khiến da và lòng trắng mắt bị vàng, nước tiểu sẫm màu.

Người bệnh cũng có thể bị ngứa da, sụt cân nhanh chóng, mạch máu hình mạng nhện trên da, buồn nôn, chán ăn và mệt mỏi.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, gây tổn thương lâu dài cho gan do sẹo, được gọi là xơ gan. Các triệu chứng xơ gan bao gồm vàng da, vàng mắt, ngứa da và sưng ở chân, mắt cá chân, bàn chân hoặc dạ dày.

Benh gan nhiem mo khong do ruou co chua duoc khong?-Hinh-2

Một số triệu chứng điển hình của gan nhiễm mỡ. Ảnh: Healthywomen.

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (NHS), các chuyên gia không biết chính xác lý do một số người tích tụ chất béo trong gan trong khi những người khác thì không. NAFLD thường có liên quan đến các tình trạng sau:

- Thừa cân hoặc béo phì.

- Kháng insulin, trong đó các tế bào của cơ thể không hấp thụ đường để đáp ứng với hormone insulin.

- Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết), dấu hiệu tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type II.

- Nồng độ chất béo cao, đặc biệt là chất béo trung tính, trong máu.

Những vấn đề sức khỏe kết hợp này dường như thúc đẩy sự tích tụ chất béo trong gan. Đối với một số người, chất béo dư thừa này hoạt động như một chất độc đối với tế bào gan, gây viêm gan, có thể dẫn đến tích tụ mô sẹo trong gan.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc NAFLD bao gồm: Tuổi tác (trên 50 tuổi), di truyền, hút thuốc, một số loại thuốc và mang thai. Ngoài ra, NAFLD đã được chẩn đoán ở những người không có bất kỳ yếu tố rủi ro nào, kể cả trẻ nhỏ.

Gan nhiễm mỡ có chữa được không?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, lựa chọn lối sống lành mạnh có thể hữu ích, bao gồm: Giảm cân, chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, thay thế đồ uống có đường bằng nước, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu.

Bác sĩ có thể khuyến nghị bệnh nhân gan nhiễm mỡ điều trị các tình trạng liên quan, chẳng hạn huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol. Người bệnh cũng có thể cần đi kiểm tra chức năng gan thường xuyên.

Trong trường hợp biến chứng xơ gan, người bệnh có thể phải ghép gan. NHS giải thích nếu bị xơ gan nặng và gan ngừng hoạt động bình thường, bạn có thể cần chờ ghép gan hoặc cấy ghép bằng cách sử dụng một phần gan được lấy từ người hiến tặng còn sống.

Bị gan nhiễm mỡ nên ăn ngay những thực phẩm này

Bị gan nhiễm mỡ bạn cần chú ý bổ sung thực phẩm dưới đây ngay hôm nay nhé.

Bị gan nhiễm mỡ nên ăn ngay những thực phẩm này

Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng có một lá gan khỏe mạnh. Gan nhiễm mỡ là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay. Vậy bị gan nhiễm mỡ nên kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhưng thông tin hữu ích cho bạn.

Định nghĩa và phân loại gan nhiễm mỡ

Bi gan nhiem mo nen an ngay nhung thuc pham nay

Ngô là thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ chiếm hơn 5% trọng lượng lá gan.

Tùy thuộc vào hàm lượng mỡ trong gan, bệnh được chia thành ba loại:

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như xơ gan và thậm chí là ung thư gan. Nguyên nhân của gan nhiễm mỡ rất đa dạng. Trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau: Uống nhiều rượu bia, béo phì hoặc suy dinh dưỡng, tăng mỡ máu hoặc nhiễm viêm gan virus, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày không hợp lý. Do một số bệnh lý và các tác dụng phụ của thuốc gây ra. Đồng thời nó cũng có nguyên nhân từ yếu tố di truyền gia đình.

Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần có chế độ ăn uống riêng. Cần xây dựng một chế độ ăn có thể kiểm soát và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ. Một số món ăn trị gan nhiễm mỡ cần được lưu ý là:

Các loại rau xanh, hoa quả tươi: Các thực phẩm này giúp mát gan, tăng cường chức năng gan. Đồng thời bổ sung chất xơ cho cơ thể. Các loại vitamin A và E có tác dụng tránh tích tụ thêm mỡ trong gan. Đây không chỉ là một món ăn điều trị gan nhiễm mỡ, mà nó còn đóng vai trò như thực phẩm chức năng. Vậy gan nhiễm mỡ nên ăn trái cây gì? Dưới đây là một số loại rau, củ, quả được khuyên dùng:

Ngô (bắp): Trong ngô chứa nhiều axit béo chưa bão hòa có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và cholesterol cho cơ thể. Đây là phương thuốc hiệu quả để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.

Nấm: Trong nấm chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm giảm cholesterol trong máu và trong tế bào gan.

Rau cần: Chứa lượng các vitamin và khoáng chất có tác dụng mát gan, thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải và làm sạch huyết dịch.

Bưởi, cam chanh, táo, ổi: Thường xuyên ăn các loại trái cây giàu vitamin C là cách phòng và hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ tốt nhất với tác dụng thanh lọc, giải độc cho gan.

Rau tươi: Những loại rau tươi như cải cúc, cải xanh, rau muống hoặc những loại quả như mướp đắng, cà chua, dưa chuột, dưa gang... có tác dụng giải nhiệt, làm mát gan, đều là những thực phẩm có lợi khi bị gan nhiễm mỡ.

Hành: Chứa nhiều dưỡng chất giúp làm giảm chất béo trong gan và máu, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám, hạn chế dẫn đến biến chứng bệnh như xơ vữa động mạch.

Tỏi: Chất allicin trong tỏi có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và giảm lượng mỡ trong máu, giảm cả lượng chất béo trong gan, cải thiện chức năng gan.

Lá sen: Giúp giảm mỡ máu, gairm béo và chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Dùng để uống hoặc nấu cháo lá sen.

Đậu phụ: Thực phẩm này giúp làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan vì ít chất béo, giàu protein, chứa nhiều canxi, vitamin A, sắt và magiê …

Nhộng tằm: Nghe có vẻ lạ nhưng nhộng tằm có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Rất hữu dụng cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì. Đây là một món ăn trị gan nhiễm mỡ tốt mà ít người biết.

Cá tươi: Ngoài ra cá tươi cũng rất được khuyến khích. Bởi cá chứa nhiều protein nhưng chất béo lại rất ít. Giảm gánh nặng cho gan mà vẫn cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Các loại thảo dược thiên nhiên: A-ti-sô, trà xanh, lá sen có tác dụng trong việc giảm lượng mỡ trong gan. Thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan.

Dấu hiệu ung thư đột ngột xuất hiện vào buổi sáng

Bạn cần lưu ý tình trạng mệt mỏi, kiệt sức kéo dài vào buổi sáng dù ngủ đủ giấc.

Dấu hiệu ung thư đột ngột xuất hiện vào buổi sáng

Các triệu chứng ung thư khác nhau tùy thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng và nơi ung thư đã di căn. Trong đó, bệnh bạch cầu (ung thư máu) có một dấu hiệu rõ ràng vào buổi sáng.

Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Điều này đồng nghĩa các triệu chứng của ung thư có khả năng lan rộng. Các biểu hiện bệnh khác nhau nhưng bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên giống nhau: hãy hành động với bất kỳ thay đổi bất thường nào ngay khi chúng xuất hiện.

Dau hieu ung thu dot ngot xuat hien vao buoi sang

Ảnh minh họa: Memd

Theo Đại học California San Francisco Health (Mỹ), sự thay đổi mức năng lượng đột ngột, kéo dài dù bạn ngủ đủ hay không là dấu hiệu bệnh bạch cầu.

Tình trạng mệt mỏi thường xuyên rất phổ biến ở những người bị ung thư. Đó có thể là triệu chứng đáng lo ngại nhất.

"Cảm giác mệt mỏi liên quan đến ung thư có thể ảnh hưởng đến thể chất, cảm xúc và tinh thần của bạn", Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Anh giải thích.

Tình trạng đó kéo dài bao lâu, mức độ nghiêm trọng và tần suất khác nhau ở mỗi người.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), các dấu hiệu khác của bệnh bạch cầu bao gồm trông nhợt nhạt, khó thở, thường xuyên nhiễm trùng, hay bị bầm tím hoặc chảy máu bất thường ở mũi, nướu răng, giảm cân không rõ lý do.

Hãy đi khám nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng của bệnh bạch cầu. Nếu bác sĩ nghi ngờ một người bị bệnh, họ sẽ sắp xếp các xét nghiệm máu để kiểm tra quá trình sản xuất tế bào máu trong cơ thể bạn.

Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Có nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau. Dạng cấp tính tiến triển nhanh chóng và mạnh mẽ, thường cần điều trị ngay lập tức.

Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, dạng cấp tính phổ biến ở người lớn tuổi, nguy cơ cao ở nhóm từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt ở những người từ 85 tới 89 tuổi.

Hút thuốc lá cũng là yếu tố cần loại bỏ do trong khói thuốc có benzen.

Theo NHS, tiếp xúc với mức độ bức xạ cao làm tăng khả năng mắc bạch cầu cấp. Một số người đã xạ trị khi chữa ung thư thuộc nhóm này.

Các yếu tố rủi ro khác bao gồm rối loạn máu, rối loạn di truyền.

Dau hieu ung thu dot ngot xuat hien vao buoi sang-Hinh-2

Phát hiện loại ung thư mới ở trẻ emCác nhà khoa học bày tỏ lo lắng khi phát hiện ra một loại ung thư mới ở các bệnh nhi, khó điều trị hơn.

Thường xuyên ngứa 3 bộ phận này, 80% bạn đã mắc ung thư gan

Có nhiều dấu hiệu khác nhau để bạn phát hiện các bệnh lý về gan, tuy nhiên nó không xuất hiện ở gan mà là ở các bộ phận khác trên cơ thể.

Thường xuyên ngứa 3 bộ phận này, 80% bạn đã mắc ung thư gan

Trong đó, ung thư gan thường phát tín hiệu thông qua việc khiến bạn thường xuyên thấy ngứa ở 3 bộ phận này. 

3 bộ phận thường xuyên ngứa cảnh báo ung thư gan

Ngứa hậu môn

Ít ai nghĩ rằng ngứa hậu môn lại liên quan đến gan. Thực tế có khá nhiều bệnh nhân gan cho biết họ cảm thấy ngứa hậu môn.

Lý do là khi chức năng giải độc của gan bị suy giảm thì các độc tố trong cơ thể khó thải ra ngoài một cách thuận lợi. Bản thân hậu môn là cơ quan đào thải độc tố, khi những thứ này không thoát ra ngoài trơn tru thì có thể gây kích ứng các sợi thần kinh của mô da và gây ngứa ngáy bất thường.

Ngứa da toàn thân

Thuong xuyen ngua 3 bo phan nay, 80% ban da mac ung thu gan

Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.