Bên trong những thị trấn “ma” đáng sợ nhất thế giới

Bên trong những thị trấn “ma” đáng sợ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Một số thị trấn "ma" đáng sợ nhất thế giới trở nên vắng vẻ, không một bóng người sau thảm họa hạt nhân, chiến tranh...

Thành phố Pripyat, Ukraine là một trong những  thị trấn "ma" đáng sợ, nổi tiếng nhất thế giới. Người dân đã vội vã rời khỏi nhà của họ ở Pripyat sau khi nơi đây xảy ra thảm họa hạt nhân kinh hoàng tại nhà máy điện Chernobyl tháng 4/1986.
Thành phố Pripyat, Ukraine là một trong những thị trấn "ma" đáng sợ, nổi tiếng nhất thế giới. Người dân đã vội vã rời khỏi nhà của họ ở Pripyat sau khi nơi đây xảy ra thảm họa hạt nhân kinh hoàng tại nhà máy điện Chernobyl tháng 4/1986.
Rất nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới đã đến thị trấn "ma" Pripyat ghi lại sự thay đổi chóng mặt của thành phố Pripyat - từng là nơi sinh sống của khoảng 50.000 người dần trở thành địa điểm chết chóc, đáng sợ. Các chuyên gia cho hay do ảnh hưởng của bức xạ, trong vòng 20.000 năm tới, Pripyat không phải là nơi an toàn để sinh sống.
Rất nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới đã đến thị trấn "ma" Pripyat ghi lại sự thay đổi chóng mặt của thành phố Pripyat - từng là nơi sinh sống của khoảng 50.000 người dần trở thành địa điểm chết chóc, đáng sợ. Các chuyên gia cho hay do ảnh hưởng của bức xạ, trong vòng 20.000 năm tới, Pripyat không phải là nơi an toàn để sinh sống.
Đảo Hashima còn được biết đến với tên gọi Battleship Island (Gunkanjima) nằm ở Nhật Bản. Trước khi hòn đảo này trở thành địa điểm "ma", Hashima từng là nơi sinh sống của hơn 5.000 người.
Đảo Hashima còn được biết đến với tên gọi Battleship Island (Gunkanjima) nằm ở Nhật Bản. Trước khi hòn đảo này trở thành địa điểm "ma", Hashima từng là nơi sinh sống của hơn 5.000 người.
Đến tháng 4/1975, mỏ khai thác than đóng cửa dẫn đến người dân trên đảo Hashima rời đi. Từ đó, đảo Hashima trở thành vùng đất không có một bóng người.
Đến tháng 4/1975, mỏ khai thác than đóng cửa dẫn đến người dân trên đảo Hashima rời đi. Từ đó, đảo Hashima trở thành vùng đất không có một bóng người.
Ngôi làng Oradour-sur-Glane ở Pháp bị phát xít Đức phá hủy trong Chiến tranh thế giới 2. Khi đó, Đức quốc xã đã thảm sát 642 người dân địa phương vào tháng 6/1944. Trong số các nạn nhân, hơn 400 người là phụ nữ và trẻ em bị bắn chết hoặc thiêu sống.
Ngôi làng Oradour-sur-Glane ở Pháp bị phát xít Đức phá hủy trong Chiến tranh thế giới 2. Khi đó, Đức quốc xã đã thảm sát 642 người dân địa phương vào tháng 6/1944. Trong số các nạn nhân, hơn 400 người là phụ nữ và trẻ em bị bắn chết hoặc thiêu sống.
Sau vụ thảm sát đẫm máu trên, Oradour-sur-Glane bị bỏ hoang, không có người sinh sống. Một ngôi làng mới được xây dựng gần đó và là nơi sinh sống của 2.000 người.
Sau vụ thảm sát đẫm máu trên, Oradour-sur-Glane bị bỏ hoang, không có người sinh sống. Một ngôi làng mới được xây dựng gần đó và là nơi sinh sống của 2.000 người.
Khu nghỉ dưỡng Varosha nằm trên đảo Síp là một trong những thị trấn "ma" nổi tiếng thế giới. Trước khi đảo Síp chia cắt năm 1974, Varosha thuộc thành phố Famagusta là một địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng, giàu có và thịnh vượng.
Khu nghỉ dưỡng Varosha nằm trên đảo Síp là một trong những thị trấn "ma" nổi tiếng thế giới. Trước khi đảo Síp chia cắt năm 1974, Varosha thuộc thành phố Famagusta là một địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng, giàu có và thịnh vượng.
Tuy nhiên, đến năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng miền bắc Síp. Do đó, người dân địa phương đã bỏ đi. Khi tình hình ổn định, người dân định quay về nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa khu nghỉ dưỡng và nơi đây biến thành một thị trấn "ma" kể từ đó.
Tuy nhiên, đến năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng miền bắc Síp. Do đó, người dân địa phương đã bỏ đi. Khi tình hình ổn định, người dân định quay về nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa khu nghỉ dưỡng và nơi đây biến thành một thị trấn "ma" kể từ đó.
Thị trấn Bodie, California, Mỹ từng là nơi sinh sống của khoảng 10.000 người trong những năm 1880. Do cơn sốt vàng bùng nổ nên nhiều thợ mỏ và gia đình đã đến thị trấn Bodie.
Thị trấn Bodie, California, Mỹ từng là nơi sinh sống của khoảng 10.000 người trong những năm 1880. Do cơn sốt vàng bùng nổ nên nhiều thợ mỏ và gia đình đã đến thị trấn Bodie.
Sau khi nguồn khai thác mỏ gần cạn kiệt, người dân dần bỏ đi nơi khác vào những năm 1940.
Sau khi nguồn khai thác mỏ gần cạn kiệt, người dân dần bỏ đi nơi khác vào những năm 1940.
Ngôi làng Imber ở Anh không một bóng người từ tháng 12/1943 sau khi quân Đồng minh sử dụng nơi này để chuẩn bị các chiến dịch ở châu Âu. Ngay cả sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, người dân không được phép quay trở lại.
Ngôi làng Imber ở Anh không một bóng người từ tháng 12/1943 sau khi quân Đồng minh sử dụng nơi này để chuẩn bị các chiến dịch ở châu Âu. Ngay cả sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, người dân không được phép quay trở lại.
Hiện làng cổ Imber trở thành địa điểm huấn luyện của binh sĩ Anh và cho phép khách du lịch ghé thăm vào một số dịp đặc biệt như Giáng sinh.
Hiện làng cổ Imber trở thành địa điểm huấn luyện của binh sĩ Anh và cho phép khách du lịch ghé thăm vào một số dịp đặc biệt như Giáng sinh.

GALLERY MỚI NHẤT