Bên trong làng biệt thự của dân nghèo Quảng Ngãi

Bên trong làng biệt thự của dân nghèo Quảng Ngãi

Gần 200 hộ dân vùng tái định cư dự án thủy điện Đăkđrinh huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đang phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo dù ở nhà biệt thự to rộng.

Theo thống kê của huyện Sơn Tây, 509 hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng dự án thủy điện Đăkđrinh, trong đó có 180 hộ dân ở các xã Sơn Dung, Sơn Liên và Sơn Long phải tái định cư đến nơi ở mới. Số hộ dân này nhận chi phí đền bù đất đai, nhà cửa, nương rẫy với tổng số tiền lên hơn 186 tỷ đồng.
Theo thống kê của huyện Sơn Tây, 509 hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng dự án thủy điện Đăkđrinh, trong đó có 180 hộ dân ở các xã Sơn Dung, Sơn Liên và Sơn Long phải tái định cư đến nơi ở mới. Số hộ dân này nhận chi phí đền bù đất đai, nhà cửa, nương rẫy với tổng số tiền lên hơn 186 tỷ đồng.
Đang sống trong cảnh nghèo khó, mỗi hộ dân nơi đây nhận khoản đền bù từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. "Nhà nước trích tiền đền bù hỗ trợ 330 triệu đồng, tôi thêm 220 triệu đồng xây nhà biệt thự ở  vùng tái định cư. Vài chục triệu còn lại, gia đình tôi chi tiêu hết sạch rồi", anh Đinh Văn Đuôn (ngụ thôn Đăk Lang) thổ lộ.
Đang sống trong cảnh nghèo khó, mỗi hộ dân nơi đây nhận khoản đền bù từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. "Nhà nước trích tiền đền bù hỗ trợ 330 triệu đồng, tôi thêm 220 triệu đồng xây nhà biệt thự ở vùng tái định cư. Vài chục triệu còn lại, gia đình tôi chi tiêu hết sạch rồi", anh Đinh Văn Đuôn (ngụ thôn Đăk Lang) thổ lộ.
Dù chuyển đến ở nhà biệt thự tại khu tái định cư thôn Đăk Lang nhưng ông Đinh Văn Sơn vẫn cảm thấy buồn quay quắt vì nhớ đất đồi rừng, nương rẫy ở làng cũ (nay là vùng lòng hồ thủy điện Đăkđrinh). "Con tôi nhận tiền đền bù dồn hết vào xây nhà, mua xe máy, vật dụng gia đình. Hết tiền đền bù, giờ chúng phải đi làm thuê khắp nơi. Không còn nương rẫy nữa nên tôi quẩn quanh ở nhà tái định cư chật chội, buồn lắm", ông Sơn nói.
Dù chuyển đến ở nhà biệt thự tại khu tái định cư thôn Đăk Lang nhưng ông Đinh Văn Sơn vẫn cảm thấy buồn quay quắt vì nhớ đất đồi rừng, nương rẫy ở làng cũ (nay là vùng lòng hồ thủy điện Đăkđrinh). "Con tôi nhận tiền đền bù dồn hết vào xây nhà, mua xe máy, vật dụng gia đình. Hết tiền đền bù, giờ chúng phải đi làm thuê khắp nơi. Không còn nương rẫy nữa nên tôi quẩn quanh ở nhà tái định cư chật chội, buồn lắm", ông Sơn nói.
Nhận tiền đền bù tiền tỷ từ dự án thủy điện Đăkđrinh, một số hộ dân xã Sơn Liên không chỉ xây biệt thự mà còn mua ôtô.
Nhận tiền đền bù tiền tỷ từ dự án thủy điện Đăkđrinh, một số hộ dân xã Sơn Liên không chỉ xây biệt thự mà còn mua ôtô.
Theo lãnh đạo Công an huyện Sơn Tây, không chỉ tiêu xài tiền đền bù phung phí, đồng bào nơi đây còn bị một số kẻ xấu dụ dỗ "bán chịu" gia súc, gia cầm trước để bà con ăn uống hay chăn nệm, dàn nhạc hát karaoke, xe máy với giá cao ngất ngưởng. Do vậy, khoản tiền đền bù mỗi gia đình nhận được chẳng mấy chốc tiêu tan nhanh chóng.
Theo lãnh đạo Công an huyện Sơn Tây, không chỉ tiêu xài tiền đền bù phung phí, đồng bào nơi đây còn bị một số kẻ xấu dụ dỗ "bán chịu" gia súc, gia cầm trước để bà con ăn uống hay chăn nệm, dàn nhạc hát karaoke, xe máy với giá cao ngất ngưởng. Do vậy, khoản tiền đền bù mỗi gia đình nhận được chẳng mấy chốc tiêu tan nhanh chóng.
Dù có nhà biệt thự trị giá 600 triệu đồng nhưng mọi sinh hoạt của gia đình anh Đuôn chủ yếu ở nhà sàn sát bên cạnh.
Dù có nhà biệt thự trị giá 600 triệu đồng nhưng mọi sinh hoạt của gia đình anh Đuôn chủ yếu ở nhà sàn sát bên cạnh.
Chị Đinh Thị Pân (ngụ xã Sơn Dung) cho hay, nhà biệt thự ở khu tái định cư chủ yếu cho con cái học hành thôi. Còn nấu ăn, ngủ hàng đêm, tiếp khách hay cúng thần linh đều diễn ra ở nhà sàn được dựng kề bên. "Bà con sinh hoạt ở nhà sàn quen rồi nên nhà biệt thự ở khu tái định cư thường bỏ trống lắm", chị Pân chia sẻ.
Chị Đinh Thị Pân (ngụ xã Sơn Dung) cho hay, nhà biệt thự ở khu tái định cư chủ yếu cho con cái học hành thôi. Còn nấu ăn, ngủ hàng đêm, tiếp khách hay cúng thần linh đều diễn ra ở nhà sàn được dựng kề bên. "Bà con sinh hoạt ở nhà sàn quen rồi nên nhà biệt thự ở khu tái định cư thường bỏ trống lắm", chị Pân chia sẻ.
Hàng ngày, trai trẻ quay về làng cũ làm nương rẫy hay đi làm thuê các địa phương lân cận, ở các khu tái định cư thuộc dự án thủy điện Đăkđrinh chỉ còn người già và trẻ em.
Hàng ngày, trai trẻ quay về làng cũ làm nương rẫy hay đi làm thuê các địa phương lân cận, ở các khu tái định cư thuộc dự án thủy điện Đăkđrinh chỉ còn người già và trẻ em.
Nhận tiền đền bù vài trăm triệu đồng, gia đình bà Đinh Thị Đù dồn hết vào xây nhà kiểu biệt thự ở khu tái định cư. Bế tắc giữa cuộc sống khó nghèo, con trai ăn lá ngón tự tử, con dâu bỏ đi làm ăn xa, chồng lại mất sớm, bà phải vất vả làm thuê kiếm kế sinh nhai nuôi con gái bại liệt tật nguyền và cháu gái (2 tuổi). "Tôi bị ngã trong rừng trật khớp chân đành ngồi nhà suốt hai tháng qua. Gạo trong nhà hết từ lâu, hai mẹ con cùng cháu gái ăn tạm rau rừng sống qua ngày", bà buồn bã nói.
Nhận tiền đền bù vài trăm triệu đồng, gia đình bà Đinh Thị Đù dồn hết vào xây nhà kiểu biệt thự ở khu tái định cư. Bế tắc giữa cuộc sống khó nghèo, con trai ăn lá ngón tự tử, con dâu bỏ đi làm ăn xa, chồng lại mất sớm, bà phải vất vả làm thuê kiếm kế sinh nhai nuôi con gái bại liệt tật nguyền và cháu gái (2 tuổi). "Tôi bị ngã trong rừng trật khớp chân đành ngồi nhà suốt hai tháng qua. Gạo trong nhà hết từ lâu, hai mẹ con cùng cháu gái ăn tạm rau rừng sống qua ngày", bà buồn bã nói.
Bị sốt triền miên, ốm suốt cả tháng qua, anh Đinh Văn Kỳ (ngụ xã Sơn Dung) đành ở nhà chăm con ở khu tái định cư. Chị Đinh Thị Đanh (vợ anh Kỳ) bươn chải đi thu hoạch keo thuê, vất vả kiếm tiền xoay sở cho cuộc sống gia đình.
Bị sốt triền miên, ốm suốt cả tháng qua, anh Đinh Văn Kỳ (ngụ xã Sơn Dung) đành ở nhà chăm con ở khu tái định cư. Chị Đinh Thị Đanh (vợ anh Kỳ) bươn chải đi thu hoạch keo thuê, vất vả kiếm tiền xoay sở cho cuộc sống gia đình.
Chưa được cấp đất rẫy sản xuất, nhiều hộ dân đành bỏ hoang nhà biệt thự ở khu tái định cư quay về làng cũ dựng chòi ở canh tác trên phần đất còn lại ở ven lòng hồ thủy điện Đăkđrinh. Ông Đinh Nguyễn Trân, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Dung cho biết, khoảng 37 hộ dân chuyển đến ở tập trung khu tái định cư Đăk Lang. Họ xây nhà kiểu biệt thự nơi đây trị giá từ 330 đến 700 triệu đồng mỗi căn, đó là chưa kể nhà sàn gỗ họ dựng bên cạnh mỗi biệt thự.
Chưa được cấp đất rẫy sản xuất, nhiều hộ dân đành bỏ hoang nhà biệt thự ở khu tái định cư quay về làng cũ dựng chòi ở canh tác trên phần đất còn lại ở ven lòng hồ thủy điện Đăkđrinh. Ông Đinh Nguyễn Trân, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Dung cho biết, khoảng 37 hộ dân chuyển đến ở tập trung khu tái định cư Đăk Lang. Họ xây nhà kiểu biệt thự nơi đây trị giá từ 330 đến 700 triệu đồng mỗi căn, đó là chưa kể nhà sàn gỗ họ dựng bên cạnh mỗi biệt thự.
Nhà biệt thự khang trang ở khu tái định cư Đăk Lang, xã Sơn Dung bị bỏ hoang thành "kho chứa củi" của dân làng sống lân cận. Theo ông Trân, 50% số hộ dân chuyển đến khu tái định cư Đăk Lang không còn đất rẫy sản xuất. Tiêu xài tiền đền bù hết nhẵn từ lâu, họ phải đi làm thuê mưu sinh nên nguy cơ đối mặt với đói nghèo là rất lớn.
Nhà biệt thự khang trang ở khu tái định cư Đăk Lang, xã Sơn Dung bị bỏ hoang thành "kho chứa củi" của dân làng sống lân cận. Theo ông Trân, 50% số hộ dân chuyển đến khu tái định cư Đăk Lang không còn đất rẫy sản xuất. Tiêu xài tiền đền bù hết nhẵn từ lâu, họ phải đi làm thuê mưu sinh nên nguy cơ đối mặt với đói nghèo là rất lớn.
Ông Trần Đông Phong - Chủ tịch UBND xã Sơn Liên cho hay, 25 hộ dân nhường đất cho dự án thủy điện Đăkđrinh đến ở khu tái định cư tập trung xây nhà theo kiểu biệt thự. Mỗi căn nhà nơi đây trị giá từ 300 đến 650 triệu đồng.
Ông Trần Đông Phong - Chủ tịch UBND xã Sơn Liên cho hay, 25 hộ dân nhường đất cho dự án thủy điện Đăkđrinh đến ở khu tái định cư tập trung xây nhà theo kiểu biệt thự. Mỗi căn nhà nơi đây trị giá từ 300 đến 650 triệu đồng.

GALLERY MỚI NHẤT