Belarus chào hàng Việt Nam, ĐNA gói nâng cấp “taxi” BTR-50

(Kiến Thức) - Với phiên bản nâng cấp mới lên chuẩn BTR-50PKM, những chiếc xe bọc thép chở quân lạc hậu sẽ có sức mạnh hoàn toàn mới.

Belarus chào hàng Việt Nam, ĐNA gói nâng cấp “taxi” BTR-50
Tạp chí Jane's Defence Weekly đưa tin, tại triển lãm quốc phòng thường niên DSA 2014 ở Kuala Lumpur (Malaysia), Công ty chuyên nâng cấp và sửa chữa tăng thiết giáp Minotor của Belarus đã giới thiệu gói nâng cấp lớn cho dòng xe thiết giáp chở quân BTR-50.

BTR-50 là mẫu xe thiết giáp chở quân cho Liên Xô phát triển dựa trên xe tăng hạng nhẹ PT-76, được giới thiệu vào 1954 và sử dụng cho tới ngày nay.

Vũ khí chính của BTR-50 gồm các súng máy 7,62mm hay súng máy phòng không 14,5mm, trọng lượng 14,5 tấn và có thể mang theo 22 binh lính bao gồm cả kíp lái.

Xe thiết giáp chở quân BTR-50PKM.
Xe thiết giáp chở quân BTR-50PKM.

Tuy đã rất lạc hậu, BTR-50 vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, một số nước nằm ở Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia dùng số lượng khá lớn BTR-50. Vì thế không lạ khi Belarus đem gói nâng cấp BTR-50PKM tới DSA 2014.

Các chuyên gia cho hay, gói nâng cấp của công ty Minotor khá phù hợp với điều kiện của các nước Đông Nam Á và tăng đáng kể thời gian sử dụng của những chiếc BTR-50 lỗi thời nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cho chiến tranh hiện đại.

Gói nâng cấp này tập trung với sự thay đổi đối với các bộ phận chính như động cơ (dùng UTD-20 300 mã lực), hộp số, tay lái điều khiển, hệ thống phanh nhưng vẫn đảm bảo trọng lượng cũng như hình dáng của xe không thay đổi quá nhiều.
Hệ thống lái nâng cấp trên BTR-50PKM.
Hệ thống lái nâng cấp trên BTR-50PKM.
Hiện nay, các công ty Đông Âu từng sở hữu số lượng vũ khí để lại sau khi Liên Xô tan rã, đang tận dụng nguồn vũ khí này thành các hợp đồng quân sự béo bở. Với số lượng các nước có sử dụng vũ khí của Liên Xô ở Đông Nam Á là khá cao, đây có thể là thị trường tiềm năng của số vũ khí trên.

Chiêm ngưỡng “tàu há mồm” của Hải quân Việt Nam

Chiêm ngưỡng “tàu há mồm” của Hải quân Việt Nam
Tàu vận tải đổ bộ là loại tàu có kết cấu đặc biệt cho phép chuyên chở phương tiện xe tăng, xe bọc thép lội nước, lính thủy đánh bộ vận chuyển đổ quân lên bờ trong các chiến dịch đánh chiếm bờ biển, đảo. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đường biển của lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam.
Tàu vận tải đổ bộ là loại tàu có kết cấu đặc biệt cho phép chuyên chở phương tiện xe tăng, xe bọc thép lội nước, lính thủy đánh bộ vận chuyển đổ quân lên bờ trong các chiến dịch đánh chiếm bờ biển, đảo. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đường biển của lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam. 

Các tàu đổ bộ thường thiết kế với hai cánh cửa ở mũi tàu để mở ra cho phép các phương tiện cơ giới binh lính di chuyển ra vào "bụng tàu". Chính vì đặc điểm thiết kế này mà các loại tàu đổ bộ thường được gọi là “tàu há mồm”. Trong ảnh là tàu vận tải đổ bộ kiểu LST-542 (Mỹ sản xuất) của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Các tàu đổ bộ thường thiết kế với hai cánh cửa ở mũi tàu để mở ra cho phép các phương tiện cơ giới binh lính di chuyển ra vào "bụng tàu". Chính vì đặc điểm thiết kế này mà các loại tàu đổ bộ thường được gọi là “tàu há mồm”. Trong ảnh là tàu vận tải đổ bộ kiểu LST-542 (Mỹ sản xuất) của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Tàu LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn (toàn tải), dài 100m, tàu có khả năng chở hơn 100 lính hải quân đánh bộ, xe tăng, xe bọc thép, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Trong ảnh là xe bọc thép BTR-50 đang “bò từ bụng” tàu LST-542 trong chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng năm 1979.
Tàu LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn (toàn tải), dài 100m, tàu có khả năng chở hơn 100 lính hải quân đánh bộ, xe tăng, xe bọc thép, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Trong ảnh là xe bọc thép BTR-50 đang “bò từ bụng” tàu LST-542 trong chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng năm 1979.

Boong tàu LST-542 có đủ không gian cho phép trực thăng hạng trung hạ cánh.
Boong tàu LST-542 có đủ không gian cho phép trực thăng hạng trung hạ cánh. 

Ngoài các tàu LST-542, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị vài tàu đổ bộ lớp Polnocny B (project 771).
Ngoài các tàu LST-542, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị vài tàu đổ bộ lớp Polnocny B (project 771).

Tàu đổ bộ hạng trung Polnocny B (project 771) do Ba Lan thiết kế chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 834 tấn (toàn tải), dài 73m. Tàu trang bị 2 cụm pháo phản lực 140mm 8 nòng dùng để yểm trợ hỏa lực cho đơn vị hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển.
Tàu đổ bộ hạng trung Polnocny B (project 771) do Ba Lan thiết kế chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 834 tấn (toàn tải), dài 73m. Tàu trang bị 2 cụm pháo phản lực 140mm 8 nòng dùng để yểm trợ hỏa lực cho đơn vị hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển.
Tàu đổ bộ Polnocny B (project 771) có khả năng chở 100 lính, 6-8 xe vận tải hoặc phương tiện bọc thép, 180 tấn hàng hóa. Trong ảnh, tàu Polnocny đang “há mồm, thè lưỡi”.
Tàu đổ bộ Polnocny B (project 771) có khả năng chở 100 lính, 6-8 xe vận tải hoặc phương tiện bọc thép, 180 tấn hàng hóa. Trong ảnh, tàu Polnocny đang “há mồm, thè lưỡi”. 

Với sự phát triển của công nghiệp đóng tàu quân sự, Việt Nam tự lực đóng mới tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Trong ảnh là tàu vận tải đổ bộ 600 tấn do nhà máy trong nước tự sản xuất.
Với sự phát triển của công nghiệp đóng tàu quân sự, Việt Nam tự lực đóng mới tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Trong ảnh là tàu vận tải đổ bộ 600 tấn do nhà máy trong nước tự sản xuất. 

Cận cảnh “mồm há to” của tàu đổ bộ loại 600 tấn.
Cận cảnh “mồm há to” của tàu đổ bộ loại 600 tấn.

Hải quân đánh bộ và xe tăng lội nước Pt-76 di chuyển vào trong “bụng” tàu đổ bộ 600 tấn chuẩn bị cho cuộc diễn tập.
Hải quân đánh bộ và xe tăng lội nước Pt-76 di chuyển vào trong “bụng” tàu đổ bộ 600 tấn chuẩn bị cho cuộc diễn tập. 

Xe tăng lội nước Pt-76 “nhảy” ra từ trong bụng tàu đổ bộ di chuyển vào bờ. Tùy từng điều kiện chiến trường, các tàu đổ bộ có thể “mở mồm” ngay trên biển để các phương tiện tự bơi vào bờ hoặc áp sát bờ.
Xe tăng lội nước Pt-76 “nhảy” ra từ trong bụng tàu đổ bộ di chuyển vào bờ. Tùy từng điều kiện chiến trường, các tàu đổ bộ có thể “mở mồm” ngay trên biển để các phương tiện tự bơi vào bờ hoặc áp sát bờ.

Tàu đổ bộ trung đội ST1200 do công ty đóng tàu 189 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu ST1200 dài 12,8m, rộng 3,1m, chở được 1 xe ô tô hoặc 2,5 tấn hàng hóa.
Tàu đổ bộ trung đội ST1200 do công ty đóng tàu 189 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu ST1200 dài 12,8m, rộng 3,1m, chở được 1 xe ô tô hoặc 2,5 tấn hàng hóa. 


“Kho” tăng, pháo đa quốc gia của VN trong chiến tranh (1)

“Kho” tăng, pháo đa quốc gia của VN trong chiến tranh (1)
Tháng 7/1960, 35 chiếc T-34-85 được đưa vào Việt Nam trong đội hình trung đoàn xe tăng đầu tiên của quân đội ta mang phiên hiệu 202.
Tháng 7/1960, 35 chiếc T-34-85 được đưa vào Việt Nam trong đội hình trung đoàn xe tăng đầu tiên của quân đội ta mang phiên hiệu 202.

T-34-85 là biến thể cải tiến ra đời đầu năm 1944 của xe tăng T-34 do Liên Xô chế tạo. Xe có trọng lượng chiến đấu 30,9 tấn, vỏ thép dày từ 20-90mm, kíp xe 5 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính S-53 cỡ nòng 85mm với cơ số đạn 60 viên và 2 súng máy cỡ 7,62mm.
T-34-85 là biến thể cải tiến ra đời đầu năm 1944 của xe tăng T-34 do Liên Xô chế tạo. Xe có trọng lượng chiến đấu 30,9 tấn, vỏ thép dày từ 20-90mm, kíp xe 5 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính S-53 cỡ nòng 85mm với cơ số đạn 60 viên và 2 súng máy cỡ 7,62mm.

Để phù hợp với điều kiện chiến đấu, ta đã tự cải tiến nhiều xe T-34-85 gắn thêm đại liên phòng không DShK cỡ 12,7mm (trong ảnh) hoặc cải biên thành xe phòng không (gắn pháo cao xạ 57mm).
Để phù hợp với điều kiện chiến đấu, ta đã tự cải tiến nhiều xe T-34-85 gắn thêm đại liên phòng không DShK cỡ 12,7mm (trong ảnh) hoặc cải biên thành xe phòng không (gắn pháo cao xạ 57mm).

T-34-8 trong quân đội ta không trực tiếp tham chiến nhiều. Sau lần ra quân đầu tiên ở chiến dịch đường 9 Nam Lào tháng 3/1971 trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 397, loại xe này chỉ xuất hiện thêm trong một số trận đánh tại mặt trận Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng (1971-1972), Trị-Thiên-Huế (4/1975) và Lạng Sơn (2/1979).
T-34-8 trong quân đội ta không trực tiếp tham chiến nhiều. Sau lần ra quân đầu tiên ở chiến dịch đường 9 Nam Lào tháng 3/1971 trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 397, loại xe này chỉ xuất hiện thêm trong một số trận đánh tại mặt trận Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng (1971-1972), Trị-Thiên-Huế (4/1975) và Lạng Sơn (2/1979).

T-54 được Liên Xô thiết kế từ giai đoạn cuối Thế chiến 2 và bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1947, trở thành xương sống cho lực lượng tăng thiết giáp của Liên Xô và nhiều nước trong một thời gian dài. T-54 có trọng lượng chiến đấu 36 tấn, vỏ thép dày từ 20-200mm, kíp chiến đấu 4 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính D-10T cỡ 100mm với cơ số đạn 34 viên, 1 đại liên phòng không DShK cỡ 12,7mm và 2 súng máy SGMT cỡ 7,62mm.
 T-54 được Liên Xô thiết kế từ giai đoạn cuối Thế chiến 2 và bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1947, trở thành xương sống cho lực lượng tăng thiết giáp của Liên Xô và nhiều nước trong một thời gian dài. T-54 có trọng lượng chiến đấu 36 tấn, vỏ thép dày từ 20-200mm, kíp chiến đấu 4 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính D-10T cỡ 100mm với cơ số đạn 34 viên, 1 đại liên phòng không DShK cỡ 12,7mm và 2 súng máy SGMT cỡ 7,62mm.

Xe tăng T-54 bắt đầu vào Việt Nam từ tháng 2/1962 với các biến thể T-54-2, T-54A (pháo có ổn định tầm), T-54B (pháo có ổn định tầm, hướng) do Liên Xô sản xuất và Type 59 do Trung Quốc sao chép từ T-54A và mang chung định danh K1.
Xe tăng T-54 bắt đầu vào Việt Nam từ tháng 2/1962 với các biến thể T-54-2, T-54A (pháo có ổn định tầm), T-54B (pháo có ổn định tầm, hướng) do Liên Xô sản xuất và Type 59 do Trung Quốc sao chép từ T-54A và mang chung định danh K1.

Xuất trận lần đầu trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 297 ở chiến dịch đường 9-Nam Lào tháng 3/1971, T-54 nhanh chóng trở thành quả đấm thép chủ lực của Việt Nam trong các trận đánh ở giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ (1972-1975) và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1977-1979). Trong ảnh là chiếc T-54 quân đội ta lăn bánh xích qua cổng Dinh Độc Lập trong ngày chiến thăng.
Xuất trận lần đầu trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 297 ở chiến dịch đường 9-Nam Lào tháng 3/1971, T-54 nhanh chóng trở thành quả đấm thép chủ lực của Việt Nam trong các trận đánh ở giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ (1972-1975) và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1977-1979). Trong ảnh là chiếc T-54 quân đội ta lăn bánh xích qua cổng Dinh Độc Lập trong ngày chiến thăng.

Ngày 30/4/1975, chiếc Type 59 số hiệu 390 và T-54 số hiệu 843 của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 là những xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Trong ảnh chiếc Type 59 số hiệu 390 trên sân dinh trong ngày chiến thắng.
Ngày 30/4/1975, chiếc Type 59 số hiệu 390 và T-54 số hiệu 843 của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 là những xe tăng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Trong ảnh chiếc Type 59 số hiệu 390 trên sân dinh trong ngày chiến thắng.

PT-76 được Liên Xô thiết kế và sản xuất từ năm 1953, đóng vai trò là lực lượng trinh sát trong các đơn vị tăng thiết giáp, bộ binh cơ giới và hải quân đánh bộ Liên Xô cùng nhiều nước khác. Xe có trọng lượng chiến đấu 14,6 tấn, vỏ thép 5-20mm, kíp xe 3 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính D-56T cỡ 76,2mm với cơ số đạn 40 viên và 1 súng máy đồng trục SGMT cỡ 7,62mm.
PT-76 được Liên Xô thiết kế và sản xuất từ năm 1953, đóng vai trò là lực lượng trinh sát trong các đơn vị tăng thiết giáp, bộ binh cơ giới và hải quân đánh bộ Liên Xô cùng nhiều nước khác. Xe có trọng lượng chiến đấu 14,6 tấn, vỏ thép 5-20mm, kíp xe 3 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính D-56T cỡ 76,2mm với cơ số đạn 40 viên và 1 súng máy đồng trục SGMT cỡ 7,62mm.

Từ tháng 4/1961, Việt Nam bắt đầu được Liên Xô viện trợ xe tăng PT-76 và PT-76B và đưa vào trang bị với định danh K3A, trong đó một số xe được cải tiến gắn thêm đại liên phòng không DShK cỡ 12,7mm (trong ảnh).
Từ tháng 4/1961, Việt Nam bắt đầu được Liên Xô viện trợ xe tăng PT-76 và PT-76B và đưa vào trang bị với định danh K3A, trong đó một số xe được cải tiến gắn thêm đại liên phòng không DShK cỡ 12,7mm (trong ảnh).

Trong biên chế Việt Nam, loại xe này đã đóng vai trò chiến đấu khá tích cực trong kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam. PT-76 đã đánh dấu lần xuất quân đầu tiên của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam với các chiến thắng Tà Mây (23/1/1968) và Làng Vây (7/2/1968) của Tiểu đoàn xe tăng 198. Đặc biệt, cũng chính xe tăng lội nước PT-76 đã tham gia trận đối tăng duy nhất với quân Mỹ trong chiến tranh ở căn cứ Plây Cần ngày 3/3/1969, bắn hỏng 1 xe tăng M48 của địch. Trong ảnh là đội hình xe tăng PT-76 huấn luyện bơi.
Trong biên chế Việt Nam, loại xe này đã đóng vai trò chiến đấu khá tích cực trong kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam. PT-76 đã đánh dấu lần xuất quân đầu tiên của bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam với các chiến thắng Tà Mây (23/1/1968) và Làng Vây (7/2/1968) của Tiểu đoàn xe tăng 198. Đặc biệt, cũng chính xe tăng lội nước PT-76 đã tham gia trận đối tăng duy nhất với quân Mỹ trong chiến tranh ở căn cứ Plây Cần ngày 3/3/1969, bắn hỏng 1 xe tăng M48 của địch. Trong ảnh là đội hình xe tăng PT-76 huấn luyện bơi.

SU-76 được Liên Xô thiết kế và sản xuất từ năm 1942 trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-70, được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến 2 với vai trò chống tăng, yểm trợ bộ binh và làm pháo binh cơ động. SU-76 có trọng lượng chiến đấu 10,6 tấn, vỏ thép dày từ 15-35mm, kíp chiến đấu 4 người và được trang bị pháo chính ZIS-3Sh cỡ 76,2mm với cơ số đạn 60 viên.
SU-76 được Liên Xô thiết kế và sản xuất từ năm 1942 trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng nhẹ T-70, được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến 2 với vai trò chống tăng, yểm trợ bộ binh và làm pháo binh cơ động. SU-76 có trọng lượng chiến đấu 10,6 tấn, vỏ thép dày từ 15-35mm, kíp chiến đấu 4 người và được trang bị pháo chính ZIS-3Sh cỡ 76,2mm với cơ số đạn 60 viên.

Cùng với T-34-85, tháng 7/1960, 16 chiếc SU-76 do Liên Xô viện trợ được chuyển về Việt Nam trong đội hình trung đoàn xe tăng đầu tiên (Trung đoàn 202). Tuy vậy, trừ một số hoạt động chiến đấu khá hạn chế khi làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển ở Quân khu 3 trong kháng chiến chống Mỹ hoặc ở mặt trận Hà Giang năm 1984, SU-76 (còn được biết đến ở Việt Nam dưới tên gọi CAY-76) chủ yếu chỉ được sử dụng với vai trò huấn luyện. Một số chiếc đã được hoán cải thành "pháo phòng không tự hành" trang bị pháo 37mm hoặc 23mm. Ảnh minh họa
Cùng với T-34-85, tháng 7/1960, 16 chiếc SU-76 do Liên Xô viện trợ được chuyển về Việt Nam trong đội hình trung đoàn xe tăng đầu tiên (Trung đoàn 202). Tuy vậy, trừ một số hoạt động chiến đấu khá hạn chế khi làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển ở Quân khu 3 trong kháng chiến chống Mỹ hoặc ở mặt trận Hà Giang năm 1984, SU-76 (còn được biết đến ở Việt Nam dưới tên gọi CAY-76) chủ yếu chỉ được sử dụng với vai trò huấn luyện. Một số chiếc đã được hoán cải thành "pháo phòng không tự hành" trang bị pháo 37mm hoặc 23mm. Ảnh minh họa

ZSU-57-2 được Liên Xô thiết kế từ năm 1948 trên cơ sở khung gầm xe tăng chủ lực T-54 và bắt đầu được đưa vào sản xuất từ 1957, trang bị cho các đơn vị phòng không của tăng thiết giáp Liên Xô. Trong kháng chiến chống Mỹ, ZSU-57-2 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam và đã tham gia chiến đấu với máy bay Mỹ, bảo vệ các căn cứ không quân ở miền Bắc cũng như đóng vai trò yểm trợ các mũi đột kích của xe tăng trong cuộc tiến công chiến lược 1972.
ZSU-57-2 được Liên Xô thiết kế từ năm 1948 trên cơ sở khung gầm xe tăng chủ lực T-54 và bắt đầu được đưa vào sản xuất từ 1957, trang bị cho các đơn vị phòng không của tăng thiết giáp Liên Xô. Trong kháng chiến chống Mỹ, ZSU-57-2 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam và đã tham gia chiến đấu với máy bay Mỹ, bảo vệ các căn cứ không quân ở miền Bắc cũng như đóng vai trò yểm trợ các mũi đột kích của xe tăng trong cuộc tiến công chiến lược 1972.

ZSU-57-2 có trọng lượng chiến đấu 28,1 tấn, vỏ thép 8-15mm, trang bị 1 pháo 2 nòng cỡ 57mm với cơ số đạn 300 viên và kíp chiến đấu 6 người.
ZSU-57-2 có trọng lượng chiến đấu 28,1 tấn, vỏ thép 8-15mm, trang bị 1 pháo 2 nòng cỡ 57mm với cơ số đạn 300 viên và kíp chiến đấu 6 người.

BTR-40 được Liên Xô thiết kế và sản xuất từ năm 1950 dựa trên khung gầm cơ sở của xe vận tải GAZ-63. Xe có trọng lượng chiến đấu 5,3 tấn, bọc thép 6-8mm, kíp chiến đấu 2 người, được trang bị súng máy và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh. Trong ảnh là pháo phòng không tự hành AM thiết kế dựa trên loại BTR-40 trang bị trong quân đội ta.
BTR-40 được Liên Xô thiết kế và sản xuất từ năm 1950 dựa trên khung gầm cơ sở của xe vận tải GAZ-63. Xe có trọng lượng chiến đấu 5,3 tấn, bọc thép 6-8mm, kíp chiến đấu 2 người, được trang bị súng máy và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh. Trong ảnh là pháo phòng không tự hành AM thiết kế dựa trên loại BTR-40 trang bị trong quân đội ta.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, BTR-40 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam, trang bị thêm trọng liên phòng không KPV 14,5mm 2 nòng và đã tham gia nhiều trận chiến đấu phòng không bảo vệ miền Bắc và chi viện bộ binh chiến đấu trên chiến trường Nam Bộ và Lào.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, BTR-40 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam, trang bị thêm trọng liên phòng không KPV 14,5mm 2 nòng và đã tham gia nhiều trận chiến đấu phòng không bảo vệ miền Bắc và chi viện bộ binh chiến đấu trên chiến trường Nam Bộ và Lào.

Trong các loại bọc thép chở quân của Liên Xô, BTR-50 là trường hợp hiếm hoi chạy bằng bánh xích được thiết kế và sản xuất từ năm 1954 dựa trên khung gầm cơ sở của xe tăng PT-76. BTR-50 có trọng lượng chiến đấu 14,5 tấn, vỏ thép 7-13mm, kíp chiến đấu 2 người, trang bị 1 súng SGMB cỡ 7,62mm và có thể chở theo 2 tiểu đội bộ binh.
Trong các loại bọc thép chở quân của Liên Xô, BTR-50 là trường hợp hiếm hoi chạy bằng bánh xích được thiết kế và sản xuất từ năm 1954 dựa trên khung gầm cơ sở của xe tăng PT-76. BTR-50 có trọng lượng chiến đấu 14,5 tấn, vỏ thép 7-13mm, kíp chiến đấu 2 người, trang bị 1 súng SGMB cỡ 7,62mm và có thể chở theo 2 tiểu đội bộ binh.

Năm 1971 Việt Nam được Liên Xô viện trợ BTR-50 phiên bản PK (nóc xe được bọc thép dày 10mm) và trên cơ sở đó xây dựng Trung đoàn 202 thành trung đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên.
Năm 1971 Việt Nam được Liên Xô viện trợ BTR-50 phiên bản PK (nóc xe được bọc thép dày 10mm) và trên cơ sở đó xây dựng Trung đoàn 202 thành trung đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên.

BTR-50PK đóng vai trò tích cực trong cuộc tiến công chiến lược 1972 cả trong vai trò chi viện bộ binh lẫn phòng không với một số xe được cải tiến gắn pháo cao xạ 2 nòng 23mm ZU-23-2 hoặc mang tên lửa chống tăng có điều khiển 9K11 Malyutka. Trong ảnh là một số xe bọc thép BTR-50PK cải tiến với pháo 23mm ZU-23-2.
BTR-50PK đóng vai trò tích cực trong cuộc tiến công chiến lược 1972 cả trong vai trò chi viện bộ binh lẫn phòng không với một số xe được cải tiến gắn pháo cao xạ 2 nòng 23mm ZU-23-2 hoặc mang tên lửa chống tăng có điều khiển 9K11 Malyutka. Trong ảnh là một số xe bọc thép BTR-50PK cải tiến với pháo 23mm ZU-23-2.

Sau ngày chiến thắng 1975, BTR-50PK tiếp tục tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam, được Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 sử dụng trong trận đổ bộ đánh chiếm cảng Kampong Som của hải quân Khmer Đỏ tháng 1/1979.Trong ảnh là BTR-50PK đổ bộ từ tàu LST trong chiến dịch Tây Nam 1979.
Sau ngày chiến thắng 1975, BTR-50PK tiếp tục tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam, được Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 sử dụng trong trận đổ bộ đánh chiếm cảng Kampong Som của hải quân Khmer Đỏ tháng 1/1979.Trong ảnh là BTR-50PK đổ bộ từ tàu LST trong chiến dịch Tây Nam 1979.

BTR-60 được Liên Xô thiết kế và chế tạo từ 1960 nhằm thay thế cho BTR-152 và sau đó trở thành một trong những loại thiết giáp chở quân chủ lực của các lực lượng vũ trang Liên Xô cũng như trọng xã hội chủ nghĩa. BTR-60 có trọng lượng chiến đấu 10,3 tấn, vỏ thép dày từ 7-10mm, trang bị 1 đại liên KPVT cỡ 14,5mm và 1 súng máy đồng trục PKT cỡ 7,62mm. Xe có kíp chiến đấu 3 người và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh.
BTR-60 được Liên Xô thiết kế và chế tạo từ 1960 nhằm thay thế cho BTR-152 và sau đó trở thành một trong những loại thiết giáp chở quân chủ lực của các lực lượng vũ trang Liên Xô cũng như trọng xã hội chủ nghĩa. BTR-60 có trọng lượng chiến đấu 10,3 tấn, vỏ thép dày từ 7-10mm, trang bị 1 đại liên KPVT cỡ 14,5mm và 1 súng máy đồng trục PKT cỡ 7,62mm. Xe có kíp chiến đấu 3 người và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh.

BTR-60PB được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ và đóng vai trò tích cực trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975. Đặc biệt, nhờ khả năng lội nước nên BTR-60PB đã phát huy hiệu quả chiến đấu cao trên địa hình sông rạch trong đội hình cánh quân tiến công giải phóng Sài Gòn từ hướng Tây - Tây Nam. Trong ảnh là đội hình xe BTR-60PB tiến vào giải phóng Sài Gòn năm 1975.
BTR-60PB được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ và đóng vai trò tích cực trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975. Đặc biệt, nhờ khả năng lội nước nên BTR-60PB đã phát huy hiệu quả chiến đấu cao trên địa hình sông rạch trong đội hình cánh quân tiến công giải phóng Sài Gòn từ hướng Tây - Tây Nam. Trong ảnh là đội hình xe BTR-60PB tiến vào giải phóng Sài Gòn năm 1975.

BRDM-2 được Liên Xô nghiên cứu thiết kế và chế tạo từ 1962 nhằm thay thế cho BRDM-1 trong vai trò xe lội nước làm nhiệm vụ tuần tiễu và trinh sát. BRDM-2 có trọng lượng chiến đấu 7,7 tấn, bọc thép 2-14mm, kíp chiến đấu 4 người, được trang bị 1 đại liên KPVT cỡ 14,5mm và 1 súng máy đồng trục PKT cỡ 7,62mm. Việt Nam bắt đầu tiếp nhận một số BRDM-2 do Liên Xô viện trợ từ năm 1970 và sau đó trang bị cho các đơn vị cảnh vệ hoặc trinh sát của bộ binh cơ giới, pháo binh, phòng hóa.
 BRDM-2 được Liên Xô nghiên cứu thiết kế và chế tạo từ 1962 nhằm thay thế cho BRDM-1 trong vai trò xe lội nước làm nhiệm vụ tuần tiễu và trinh sát. BRDM-2 có trọng lượng chiến đấu 7,7 tấn, bọc thép 2-14mm, kíp chiến đấu 4 người, được trang bị 1 đại liên KPVT cỡ 14,5mm và 1 súng máy đồng trục PKT cỡ 7,62mm. Việt Nam bắt đầu tiếp nhận một số BRDM-2 do Liên Xô viện trợ từ năm 1970 và sau đó trang bị cho các đơn vị cảnh vệ hoặc trinh sát của bộ binh cơ giới, pháo binh, phòng hóa.

Xe tăng hạng nhẹ Type 62 do Trung Quốc sản xuất, xe có trọng lượng chiến đấu 21 tấn, vỏ thép dày từ 15-50mm, kíp chiến đấu 4 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính kiểu 62-85TC cỡ nòng 85mm với cơ số đạn 47 viên. Trong kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam một số ít Type 62. Tuy nhiên loại xe này chưa bao giờ được đưa vào biên chế chính thức quân đội ta. Trong thực tế, những chiếc Type 62 từng được bộ đội Việt Nam sử dụng đều là chiến lợi phẩm tại chỗ thu được từ quân Khmer Đỏ trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1977-1979) hoặc từ quân Trung Quốc trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Ảnh minh họa
Xe tăng hạng nhẹ Type 62 do Trung Quốc sản xuất, xe  có trọng lượng chiến đấu 21 tấn, vỏ thép dày từ 15-50mm, kíp chiến đấu 4 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính kiểu 62-85TC cỡ nòng 85mm với cơ số đạn 47 viên. Trong kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam một số ít Type 62. Tuy nhiên loại xe này chưa bao giờ được đưa vào biên chế chính thức quân đội ta. Trong thực tế, những chiếc Type 62 từng được bộ đội Việt Nam sử dụng đều là chiến lợi phẩm tại chỗ thu được từ quân Khmer Đỏ trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1977-1979) hoặc từ quân Trung Quốc trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Ảnh minh họa

Nga và Belarus tập trận phòng không bắn tên lửa S-300

(Kiến Thức) -Nga và Belarus đang họp để lên kế hoạch tập trận không quân và phòng không chung giữa 2 nước.

Nga và Belarus tập trận phòng không bắn tên lửa S-300
Hơn 150 đại diện của Không quân Nga và các người đồng cấp của Belarus sẽ có cuộc gặp trong tuần này để thảo luận cuộc tập trận chung giữa Không quân 2 nước.
"Đồng thời, 2 nước sẽ kiểm tra việc tích hợp hệ thống của không quân, phòng không 2 nước", người phát ngôn Quân đội Nga trả lời hãng thông tấn RIA Novosti.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.