Người bố xui xẻo trong vụ việc trên là một người đàn ông họ Lee, hiện đang sống cùng vợ và cậu con trai 11 tuổi tại căn hộ chung cư thuộc khu đô thị mới Long Hoa, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Ông Lee cho biết, thu nhập của vợ chồng ông không được cao, mặt bằng sinh hoạt chung lại quá đắt đỏ nên suốt nhiều năm qua, gia đình của ông chỉ tiết kiệm được hơn 30.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 100 triệu đồng).
Ông Lee cho biết, thu nhập của vợ chồng ông không được cao, mặt bằng sinh hoạt chung lại quá đắt đỏ nên suốt nhiều năm qua, gia đình của ông chỉ tiết kiệm được hơn 30.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 100 triệu đồng).
Ông Lee không khỏi bàng hoàng khi phát hiện tài khoản tiết kiệm đã "về mo". |
Toàn bộ số tiền trên đều gửi hết ở chi nhánh Ngân hàng Thương mại Nông thôn Thâm Quyến gần nhà. Nhưng trong lần giao dịch mới nhất, ông đã “ngã ngửa” khi thấy thông báo số dư trong tài khoản đã về 0 tệ và không thể rút thêm tiền.
Sau khi bị tra hỏi, con trai ông Lee là Xiaohui (11 tuổi) đã thú nhận mình nghiện trò chơi online. Khoảng 3 tháng trước, quá "cay cú vì thua liên tục” nên cậu bé đã tìm hiểu thông tin về số tiền gửi tiết kiệm của gia đình. Khi thấy mẹ để quên điện thoại ở nhà, Xiaohui lập tức liên kết tài khoản QQ với tài khoản ngân hàng nói trên mà không hề lưu lại bất cứ dấu vết đáng nghi nào.
Trong vòng 3 tháng, cậu bé nghiện game đã “đầu tư” số tiền hơn 30.000 tệ (khoảng 100 triệu đồng) mua nhân vật xịn, vũ khí tốt. Cậu bé đã mua 55 nhân vật nhưng chỉ một vài con trong số đó là miễn phí. Số tiền cho mỗi giao dịch từ vài tệ cho đến cả vài trăm tệ, giao dịch đắt nhất là khoảng 900 tệ.
Phía công ty chủ quản của trò chơi cho biết không có bằng chứng xác thực về các giao dịch bất hợp pháp. Nhưng đối với các giao dịch được thực hiện bởi người chơi chưa thành niên thì hãng sẽ làm thủ tục cần thiết để hoàn lại số tiền tiết kiệm cho ông Lee sau khi khóa tài khoản của Xiaohui.
Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về những bất cập mà "cơn lốc" thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc đã gây ra.
Sau khi bị tra hỏi, con trai ông Lee là Xiaohui (11 tuổi) đã thú nhận mình nghiện trò chơi online. Khoảng 3 tháng trước, quá "cay cú vì thua liên tục” nên cậu bé đã tìm hiểu thông tin về số tiền gửi tiết kiệm của gia đình. Khi thấy mẹ để quên điện thoại ở nhà, Xiaohui lập tức liên kết tài khoản QQ với tài khoản ngân hàng nói trên mà không hề lưu lại bất cứ dấu vết đáng nghi nào.
Trong vòng 3 tháng, cậu bé nghiện game đã “đầu tư” số tiền hơn 30.000 tệ (khoảng 100 triệu đồng) mua nhân vật xịn, vũ khí tốt. Cậu bé đã mua 55 nhân vật nhưng chỉ một vài con trong số đó là miễn phí. Số tiền cho mỗi giao dịch từ vài tệ cho đến cả vài trăm tệ, giao dịch đắt nhất là khoảng 900 tệ.
Phía công ty chủ quản của trò chơi cho biết không có bằng chứng xác thực về các giao dịch bất hợp pháp. Nhưng đối với các giao dịch được thực hiện bởi người chơi chưa thành niên thì hãng sẽ làm thủ tục cần thiết để hoàn lại số tiền tiết kiệm cho ông Lee sau khi khóa tài khoản của Xiaohui.
Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về những bất cập mà "cơn lốc" thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc đã gây ra.
Xiaohui thực hiện giao dịch thành công 207 lần trong suốt thời gian qua |
Theo một nghiên cứu mới đây, hành động nạp nhiều tiền vào game online hoàn toàn có thể gây nghiện và khiến cho nhiều người không thể dừng lại được. Thậm chí, nghiên cứu này còn khẳng định những người bị chứng nghiện "đốt tiền" này không khác gì những con nghiện cờ bạc khi có thêm chất xúc tác chính là máu ăn thua ở trong tiềm thức mỗi con người. Bên cạnh đó, việc gia đình thiếu quan tâm để trẻ sa đà vào game online rất nguy hiểm. Chứng nghiện game sẽ khiến trẻ xa rời xã hội và chìm đắm trong thế giới ảo. Từ đó dẫn tới những chứng bệnh trầm cảm hoặc nguy hiểm hơn, khi bị ngăn cấm sẽ có những hành động hung hăn đáp trả.